Chính sách kinh tế văn hóa giáo dục của phap

Cho đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến song trong một số kì thi có thêm môn Tiếng Pháp

Cho đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến song trong một số kì thi có thêm môn Tiếng Pháp, về sau, do nhu cầu học tập của con em các quan chức thực dân và cũng để tạo một lớp người bản xứ phục vụ cho công việc cai trị, chính quyền Pháp ở Đông Dương bắt đầu mở trường học mới cùng một số cơ sở văn hoá, y tế. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã có nhiều biến đổi.

Bài giải tiếp theo

3. Chính sách văn hóa, giáo dục

- Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì nền giáo dục Hán học, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và trí thức cựu học để phục vụ cho chính sách cai trị nô dịch.

- Về sau, Pháp bắt đầu mở trường học mới nhằm đào tạo lớp người bản xứ phục vụ cho việc cai trị. Cùng với đó, Pháp mở một số cơ sở văn hóa, y tế.

* Nhận xét:

Thông qua lợi dụng giáo dục phong kiến, Pháp muốn tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng. Triệt để sử dụng phong kiến Nam triều, dùng người Việt trị người Việt. Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị...

- Tuyên truyền văn hóa, lối sống phương Tây thông qua sách báo có nội dung độc hại.

- Duy trì “văn hóa làng” theo hướng bần cùng hóa và ngu dân hóa.

- Duy trì các thói hư tật xấu như uống rượu, nghiện hút, hủ tục ma chay, cưới xin, đồng bóng, mê tín dị đoan...

học sinh phải học bằng tiếng Pháp. Hơn nữa, chính quyền thuộc địa lại quy định rất chặt chẽ về hạn tuổi vào học ở các cấp học nên càng góp phần gạt bỏ số học sinh muốn theo học. - Bên cạnh các trường tiểu học và trung học, chính quyền thuộc địa cũng đã chú ý xây dựng các trường chuyên nghiệp và dạy nghề. - Cuối năm 1907, nhằm tranh giành ảnh hưởng với Đông Kinh nghĩa thục và ngăn chặn thanh niên xuất dương sang Nhật theo phong trào Đông Du, đồng thời để cổ động cho thế lực của nước Pháp ở Á Đông, thực dân Pháp đã quyết định mở trường Đại học Đông Dương. Các trường cao đẳng, đại học khác thuộc các ngành sư phạm, công chính, thương mại, nông nghiệp, y dược... cũng được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu cao hơn về nhân lực cho nền thống trị thực dân. - Tuy nhiên, phần lớn học sinh và sinh viên đại học, cao đẳng đều là con em các gia đình giàu có hoặc có địa vị nhất định trong xã hội lúc bấy giờ. Các gia đình nông dân, nhân dân lao động nghèo rất ít có khả năng cho con em theo học. - Hơn nữa, trong nội dung chương trình giảng dạy của hệ thống giáo dục này, thực dân Pháp đã loại trừ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, thay vào đó là chương trình truyền bá “văn minh đại Pháp” nhằm đào tạo một thế hệ người Việt Nam “mất gốc”, không có tinh thần yêu nước và ý thức về số phận của người dân mất nước, nô lệ để từ đó phục vụ đắc lực cho công cuộc thống trị của thực dân.

  • Giáo dục thời Pháp thuộc để lại nhiều mặt tiêu cực với Việt Nam.:

 Năm 1930, tổng số học sinh, sinh viên tất cả các trường từ tiểu học đến đại học chỉ chiếm 1,8% dân số Việt Nam. Do số người được đi học thấp, kết quả là tới năm 1945, trên 95% dân số Việt Nam bị mù chữ. Một nền giáo dục như vậy khiến người Việt bị tách rời khỏi cội rễ văn hóa dân tộc trong khi không hiểu biết đến nơi đến chốn, không hấp thu được phần tinh túy của văn hóa phương Tây. Người Việt bị biến thành những kẻ vong bản và vong nô trên chính quê hương của mình.  Sau tháng 8/1945, giới trí thức bị phân hóa thành các bộ phận khác nhau ủng hộ các xu hướng chính trị khác nhau tại Việt Nam. Việc thiếu chuyên gia, trí thức và lãnh đạo chính trị được đào tạo tốt là vấn đề nghiêm trọng để lại nhiều hậu quả tiêu cực lâu dài đối với Việt Nam sau khi giành được độc lập.

  • Bên cạnh đó, thực dân Pháp đã lợi dụng vũ khí báo chí để tuyên truyền cho các chính sách “khai hoá”, thống trị của chúng tại Việt Nam. Chúng đã cấp phép cho nhiều tờ báo được xuất bản. Hàng loạt các tờ báo được xuất bản bằng chữ Hán, chữ Quốc ngữ, tiếng Pháp.
  • Qua báo chí, thực dân Pháp đã chuyển một hệ thống tư tưởng nô dịch, văn hoá duy tâm thấm sâu vào xã hội Việt Nam; cổ động cho chủ nghĩa “Pháp Việt đề huề”; tuyên truyền cho việc thu “thuế máu” đối với nhân dân, khuyến khích nhân dân gia nhập quân đội Pháp làm bia đỡ đạn...
  • Ngoài ra, chúng còn sử dụng sách báo để xuyên tạc và công kích cách mạng tháng Mười Nga, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đả kích phong trào cách mạng ở Pháp và Trung Quốc. Các diễn đàn thảo luận về các vấn đề như: “Tư bản và lao động”, “Dân chủ và chuyên chính” được đăng trên báo chí. Các chiến dịch công kích không ngoài mục đích gieo rắc những nhận thức sai lệch về cách mạng tháng Mười, về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trong dân chúng hòng ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác Lênin, vũ khí tư tưởng cho công cuộc giải phóng dân tộc.

Nhận xét về văn hóa giáo dục dưới chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp:  Thực dân Pháp hạn chế phát triển giáo dục  Phát triển theo hướng bần cùng hóa, ngu dân hóa qua việc duy trì “văn hóa làng”  Duy trì những thói hư tật xấu, không khuyến khích nhân dân mở mang con chữ  Chính sách văn hóa-giáo dục nhằm đào tạo ra chế độ tay sai cho chúng, nhằm kìm kẹp nhân dân ta.

 Thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan. Mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị.

 Hạn chế việc mở trường học.  Lợi dụng sách báo đẻ tuyên truyền chính sách “khai hóa” và gieo rắc ảo tưởng hòa bình và hợp tác với Pháp và tay sai.

Hậu quả từ những chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp :

 Gây ra tâm lý tự ti dân tộc.  Trói buộc, kìm hãm nhân dân VN trong vòng ngu dốt, lạc hậu, làm suy yếu giống nòi.  Sự du nhập của các luồng văn hóa phương Tây vào Việt Nam dẫn tới tình trạng lai căng về văn hóa, lối sống....

Chủ Đề