Chính sách hỗ trợ nhà ở của cán bộ quân nhân chuyên nghiệp năm 2022

HQ Online -

Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 có hiệu lực từ ngày 1-7- 2016. Theo luật này, chế độ, chính sách mới dành cho quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được quy định như sau:

Chế độ đào tạo, bồi dưỡng

Tại khoản 3, Điều 35 quy định chế độ đào đạo, bồi dưỡng: Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được hưởng nguyên lương, phụ cấp, được tính vào thời gian phục vụ quân đội để xét nâng lương, thăng cấp bậc quân hàm.

Tiền lương, phụ cấp, nhà ở, điều kiện thực hiện nhiệm vụ 

Điều 36 quy định:

+ Tiền lương: được xác định theo trình độ đào tạo, chức danh, vị trí làm việc, chức danh nghề nghiệp phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt.

+ Phụ cấp: Phụ cấp thâm niên được tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội;  phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức, viên chức có cùng điều kiện làm việc; phụ cấp, trợ cấp phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù quân sự.

+ Nhà ở: Được hưởng chính sách ưu tiên hỗ trợ về nhà ở xã hội, thuê nhà ở công vụ; riêng đối với quân nhân chuyên nghiệp được hưởng phụ cấp về nhà ở.

Nâng lương 

Điều 37 quy định: Được nâng lương nếu có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và đủ thời hạn nâng lương cho từng đối tượng; Việc nâng lương mỗi lần chỉ được nâng một bậc. Trường hợp lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, học tập và trong thực hiện nhiệm vụ thì được nâng lương trước thời hạn và vượt bậc. Trong thời hạn xét nâng lương nếu vi phạm kỷ luật quân đội và pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ có thể bị kéo dài thời hạn xét nâng lương.

Chế độ nghỉ ngơi 

Điều 38 quy định: Được nghỉ ngơi theo quy định của Bộ luật Lao động và theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Trường hợp có yêu cầu nhiệm vụ mà không được bố trí nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

Khi có lệnh động viên, trong thời chiến và trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh đình chỉ thực hiện chế độ nghỉ ngơi, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đang nghỉ trở về đơn vị.

Chăm sóc sức khỏe quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng phục vụ trong quân đội và thân nhân

Điều 39 quy định: quân nhân chuyên nghiệp công nhân, viên chức quốc phòng phục vụ trong quân đội và thân nhân được chăm sóc sức khỏe; khi bị thương, ốm đau, tai nạn, rủi ro nghề nghiệp ở xa cơ sở quân y  hoặc mắc những bệnh mà cơ sở quân y không có khả năng điều trị thì được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế khác, được thanh toán viện phí và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

– Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi của quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

– Thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong quân đội không có chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ.

DƯƠNG HƯNG

Chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù đối với Bộ đội Biên phòng [Ảnh minh họa]

Được ưu tiên giao đất ở khi có nhu cầu

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng thuộc Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới, hải đảo được chính quyền địa phương nơi chuyển đến ưu tiên giao đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai; hỗ trợ về chỗ ở, nhà ở cho gia đình, việc làm cho vợ hoặc chồng của các đối tượng này và hưởng các chế độ chính sách khác theo quy định khi:

+ Có thời gian từ 05 năm trở lên;

+ Có nhu cầu chuyển gia đình đến định cư ổn định cuộc sống lâu dài ở khu vực biên giới, hải đảo.

[Theo quy định hiện nay, Nghị định 02/1998/NĐ-CP chưa có chính sách này khi Bộ đội Biên phòng có nhu cầu định cư ổn định tại khu vực biên giới, hải đảo].

Ngoài các chế độ tiền lương, phụ cấp và các chính sách khác trong Quân đội, các cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng còn được hưởng các khoản phụ cấp sau:

[1] Phụ cấp trách nhiệm bảo vệ biên giới, hải đảo

Trong thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, hải đảo, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng còn được hưởng phụ cấp trách nhiệm bảo vệ biên giới, hải đảo.

 Hiện nay, mức phụ cấp trách nhiệm bảo vệ biên giới, hải đảo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 02/1998/NĐ-CP, cụ thể:

+ Đối với Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng phụ cấp bằng hệ số 0,3 tính trên mức tiền lương tối thiểu do Chính phủ quy định áp dụng đối với cán bộ, công chức Nhà nước;

+ Đối với Hạ sĩ quan, binh sĩ phụ cấp bằng hệ số 0,3 tính trên phụ cấp quân hàm binh nhì.

[2] Phụ cấp công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Bộ đội Biên phòng đang có thời gian công tác liên tục từ đủ 05 năm trở lên ở khu vực biên giới đất liền, đảo, quần đảo, hàng tháng được hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo.

Trường hợp chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo được quy định tại nhiều văn bản thì chỉ được hưởng một mức cao nhất của chế độ, chính sách đó.

[Theo quy định hiện hành, các đối tượng trên đang công tác ở các xã vùng cao biên giới, đảo xa mới được hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo.]

Hiện nay, mức phụ cấp lâu năm căn cứ vào khoản 2 Điều 12 Nghị định 02/1998/NĐ-CP, cụ thể:

+ Phụ cấp công tác lâu năm  tính trên tiền lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ: Đủ 5 năm đến dưới 10 năm hưởng mức hệ số: 0,2; Từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm hưởng mức hệ số: 0,3; Từ đủ 15 năm trở lên hưởng mức hệ số: 0,4.

+ Thời gian công tác được tính để hưởng phụ cấp công tác lâu năm là tổng số thời gian công tác thực tế tại đồn, các đơn vị Biên phòng đóng quân ở các xã vùng cao, đảo xa, nếu đứt quãng thì được cộng dồn.

Trong trường hợp vùng biên giới, hải đảo thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Bộ đội Biên phòng sẽ được hưởng mức trợ cấp lâu năm với hệ số tính theo mức lương cơ sở và thời gian thực tế làm việc theo quy định tại Điều 5 Nghị định 76/2019/NĐ-CP như sau:

+ 0,5 đối với người có thời gian thực tế làm việc từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm;

+ 0,7 đối với người có thời gian thực tế làm việc từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm;

+ 1,0 đối với người có thời gian thực tế làm việc từ đủ 15 năm trở lên.

[3] Phụ cấp kiêm nhiệm và chế độ bồi dưỡng sức khỏe

Ngoài 02 loại phụ cấp nêu trên, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Bộ đội Biên phòng khi làm cán bộ tăng cường xã biên giới nơi có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, hàng tháng được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm và chế độ bồi dưỡng sức khỏe hàng năm tăng thêm theo quy định của pháp luật.

[So với quy định hiện nay, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Bộ đội Biên phòng không được hưởng loại phụ cấp kiêm nhiệm này].

Nghị định 106/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 21/01/2022 thay thế Nghị định 02/1998/NĐ-CP.

Như Mai

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN


QUYẾT ĐỊNH

Quy định một số chế độ ưu đãi đối với sĩ quan,

quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng và công nhân quốc phòng thuộc lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam

_____________

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 86/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định một số chế độ ưu đãi đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng và công nhân quốc phòng thuộc lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Quyết định này quy định chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo; chế độ phụ cấp đặc thù đi biển trong thời gian trực tiếp tham gia diễn tập, huấn luyện, tìm kiếm, cứu nạn trên biển đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng và công nhân quốc phòng thuộc lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

2. Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này nếu đang được hưởng chế độ phụ cấp công tác lâu năm theo quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì không được hưởng chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo quy định tại Quyết định này.

Điều 2. Các chế độ ưu đãi

1. Phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định này, hàng tháng được hưởng chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo tính theo hệ số so với mức lương tối thiểu chung và thời gian thực tế công tác ở đảo xa. Cụ thể như sau:

a] Làm nhiệm vụ ở các đảo xa thuộc các vùng biển Việt Nam:

- Từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm, mức hưởng là 0,2;

- Từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm, mức hưởng là 0,3;

- Từ đủ 15 năm trở lên, mức hưởng là 0,4.

b] Làm nhiệm vụ từ đủ 5 năm trở lên ở các đảo gần bờ, bao gồm các đảo: Cái Bầu, Đình Vũ, Cồn Đen, Cồn Lục, Cồn Vành, Đảo Ne, Đảo Ngư, Đảo Sơn Dương, Hòn La, Hòn Tre và Bình Ba được hưởng mức 0,1.

c] Thời gian công tác để tính hưởng chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo đối với các đối tượng quy định tại Điểm a, Điểm b Điều này là tổng thời gian công tác thực tế ở các đảo, nếu có gián đoạn thì được cộng dồn.

2. Phụ cấp đặc thù đi biển

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định này, trong thời gian trực tiếp tham gia diễn tập, huấn luyện, tìm kiếm, cứu nạn trên biển được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù đi biển với mức 150.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển.

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng

1. Đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù đi biển quy định tại  Quyết định này, đồng thời đang được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù đi biển quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác thì được chọn một mức hưởng cao nhất.

2. Chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo chỉ áp dụng thực hiện đối với đối tượng đang công tác ở các đảo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 2 Quyết định này.

3. Các chế độ quy định tại Quyết định này được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi quy định tại Quyết định này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2012.  

Điều 6. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

THỦ TƯỚNG

[Đã ký]

Nguyễn Tấn Dũng


Tải tệp đính kèm

Video liên quan

Chủ Đề