Chính sách đối nội của Trung Quốc

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 4 trang 12: Em hãy nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường.

Trả lời:

Quảng cáo

- Chính sách đối nội:

     + Củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước. Hoàng đế nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương đồng thời mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.

     + Giảm tô thuế, ban hành chế độ quân điền chia ruộng cho nông dân.

- Chính sách đối ngoại:

Đem quân đi chiếm vùng Nội mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục.

=> Lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập sách giáo khoa Lịch sử lớp 7 ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Lịch Sử 7 khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Giải bài tập Lịch Sử 7 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 ngắn nhất được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát sách giáo khoa Lịch Sử lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-4-trung-quoc-thoi-phong-kien.jsp

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Cờ Trung Quốc

Với việc Tổng thống tân cử của Hoa Kỳ Donald Trump tỏ ý cho thấy chính sách "Một Trung Quốc" có thể bị đặt câu hỏi, BBC giải thích chính sách hết sức nhạy cảm này.

Đó là sự công nhận trên phương diện ngoại giao quan điểm của Trung Quốc rằng chỉ có duy nhất một quốc gia Trung Quốc, còn Đài Loan là một phần của Trung Quốc.

Theo chính sách này, Hoa Kỳ có quan hệ chính thức với Trung Quốc thay vì có quan hệ với Đài Loan, nơi mà Trung Quốc luôn coi là một tỉnh ly khai và rồi sẽ có một ngày trở về với Trung Hoa đại lục.

Theo chính sách này, Washington duy trì một mối quan hệ không chính thức nhưng gắn bó với Đài Loan, gồm cả việc tiếp tục bán vũ khí cho Đài Bắc.

Chính sách thừa nhận quan điểm Một Trung Quốc không những là nền tảng then chốt trong quan hệ Trung - Mỹ mà còn là nền tảng cho việc hoạch định đường lối chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.

Mặc dù chính quyền Đài Bắc tuyên bố Đài Loan là một quốc gia độc lập với tên gọi "Trung Hoa Dân quốc", bất kỳ nước nào muốn có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đều phải cắt đứt quan hệ chính thức với Đài Loan.

Điều này dẫn đến Đài Loan bị cô lập về mặt ngoại giao trong cộng đồng quốc tế.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Cờ Đài Loan mang biểu tượng của Quốc dân đảng, là đảng đầu tiên thành lập ra chính quyền Đài Loan

Chính sách này có từ 1949, vào lúc cuộc nội chiến ở Trung Quốc kết thúc. Quốc dân đảng thất bại, chạy về Đài Loan và lập chính phủ riêng, trong lúc phe Cộng sản tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại đại lục. Cả hai đều tuyên bố mình đại diện cho toàn bộ Trung Quốc.

Kể từ đó, Trung Quốc đã đe dọa dùng vũ lực nếu Đài Loan tuyên bố độc lập một cách chính thức. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng duy trì chính sách ngoại giao mềm dẻo hơn với Đài Loan trong những năm gần đây.

Lúc đầu, chính phủ nhiều nước kể cả Hoa Kỳ công nhận Đài Loan và xa lánh Trung Quốc cộng sản.

Nhưng rồi làn gió ngoại giao đã đổi hướng khi Trung Quốc và Hoa Kỳ cùng có nhu cầu phát triển quan hệ với nhau trong đầu thập niên 1970. Nhiều nước đã cắt đứt quan hệ với Đài Bắc để lập quan hệ với Bắc Kinh.

Tuy vậy, nhiều nước vẫn tiếp tục quan hệ không chính thức với Đài Loan qua những văn phòng thương mại hay viện văn hóa, và Hoa Kỳ vẫn là đồng minh an ninh quan trọng nhất của Đài Loan.

Nguồn hình ảnh, Getty Images / AFP

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Jimmy Carter, trong ảnh chụp với lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình năm 1987, chính thức hóa quan hệ Mỹ-Trung

Sau nhiều năm có quan hệ nồng ấm hơn, Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh vào năm 1979 dưới thời Tổng thống Jimmy Carter.

Kết quả là Hoa Kỳ phải cắt đứt quan hệ với Đài Loan và đóng cửa sứ quán tại Đài Bắc.

Nhưng năm đó, Hoa Kỳ cũng thông qua Luật Quan hệ với Đài Loan [Taiwan Relations Act], theo đó đảm bảo giành sự ủng hộ cho hòn đảo này. Về cơ bản, điều luật này quy định Mỹ phải giúp Đài Loan tự vệ - đó là lý do vì sao Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan.

Mỹ tiếp tục duy trì sự hiện diện không chính thức ở Đài Bắc thông qua Viện Hoa Kỳ ở Đài Loan, một công ty tư nhân qua đó Hoa Kỳ thực hiện các hoạt động ngoại giao.

Bắc Kinh rõ ràng là bên hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách này, chính sách đã đẩy Đài Loan ra khỏi các kênh ngoại giao chính thức.

Đa số các nước trên thế giới, thậm chí cả Liên Hợp Quốc, không công nhận Đài Loan là một nước độc lập.

Đài Loan phải thực hiện nhiều động thái nỗ lực chỉ để được tham dự vào các sự kiện và tổ chức quốc tế như các kỳ Thế vận hội và Tổ chức Thương mại Thế giới.

Chẳng hạn đoàn Đài Loan thi đấu tại Thế vận hội được gọi là Trung Hoa Đài Bắc [Chinese Taipei] chứ không phải Trung Hoa Dân quốc.

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn điện đàm với ông Trump hồi đầu tháng 12/2016, phá lệ nghi lễ ngoại giao của Mỹ sau nhiều thập kỷ

Nhưng ngay cả khi bị cô lập, Đài Loan cũng không hoàn toàn là người thua cuộc.

Đài Loan duy trì quan hệ kinh tế và văn hóa năng động với các nước láng giềng, và dùng mối quan hệ nhạy cảm với Hoa Kỳ làm đòn bẩy để đạt được nhượng bộ.

Đài Loan tận dụng một nhóm nhỏ các nhà vận động hành lang có quyền lực ở Washington DC, trong đó có cựu Thượng nghị sĩ Bob Dole, người được truyền thông Mỹ đưa tin là đã giúp dàn xếp quan hệ dẫn đến cuộc điện thoại gần đây giữa ông Trump và Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan.

Về phía Hoa Kỳ, nước này hưởng lợi từ mối quan hệ chính thức với Trung Quốc - đối tác cho vay và thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ - trong khi vẫn lặng lẽ tiếp tục ủng hộ Đài Loan.

Chính sách Một Trung Quốc là một động thái cân bằng rất tế nhị mà Hoa Kỳ đã hoàn thiện trong những thập niên qua. Chính sách này sẽ tiếp tục được áp dụng ra sao dưới thời ông Trump là điều cần phải được chờ xem.

Video liên quan

Chủ Đề