Học chứng chỉ thăng hạng giáo viên

Bộ GD-ĐT mới ban hành Thông tư số 34 quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục [Bộ GD-ĐT], cho biết: Thông tư này thay thế các Thông tư số 20 ngày 18.8.2017 của Bộ GD-ĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập; Thông tư số 28 ngày 30.11.2017 của Bộ GD-ĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Thông tư số 34 đã cập nhật các quy định mới tại Nghị định số 115 năm 2020 của Chính phủ về căn cứ, nguyên tắc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy định tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy định hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thống nhất với quy định mới về thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp [cách xác định người trúng tuyển trong chỉ tiêu thăng hạng được cấp có thẩm quyền giao…].

Đồng thời, bảo đảm thống nhất với các quy định mới về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tại Nghị định số 89 ngày 18.10.2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên sẽ có nhiều thay đổi

Theo Bộ GD-ĐT, Thông tư số 34 không làm phát sinh thêm các quy định mới về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên và bảo đảm vẫn phù hợp nếu các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được sửa đổi, bổ sung.

Đối với hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, Thông tư 34 khắc phục một số hạn chế còn tồn tại trong thực tiễn tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, giảm tối đa các quy định không cần thiết để tạo thuận lợi cho giáo viên.

Cụ thể, bỏ quy định chấm điểm đối với nhóm tiêu chí dự báo khả năng thực hiện nhiệm vụ của hạng đăng ký dự xét; không yêu cầu biên bản ghi nhận xét, đánh giá của đại diện ban giám hiệu, các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường dự báo về khả năng thực hiện được các nhiệm vụ của hạng đăng ký dự xét trong hồ sơ dự xét thăng hạng.

Ngoài ra, Thông tư số 34 bỏ quy định về điểm tăng thêm theo quy định tại Thông tư số 28. Bổ sung quy định về việc xác định người trúng tuyển trong trường hợp số lượng giáo viên đạt yêu cầu nhiều hơn chỉ tiêu thăng hạng được cấp có thẩm quyền giao. Trường hợp tham dự kỳ xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I sẽ lấy điểm kiểm tra, sát hạch theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu thăng hạng được cấp có thẩm quyền giao.

Trường hợp tham dự kỳ xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II, lấy điểm chấm minh chứng về các nhiệm vụ của hạng II mà giáo viên hạng III đã thực hiện trong 6 năm liền kề trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu thăng hạng được cấp có thẩm quyền giao.

Thông tư số 34 cũng điều chỉnh phụ lục hướng dẫn minh chứng và chấm điểm theo hướng giảm các yêu cầu về thủ tục hồ sơ. Các cơ quan có thẩm quyền căn cứ hướng dẫn tại Thông tư này để tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho những giáo viên đáp ứng yêu cầu năng lực và có nhu cầu thăng hạng. Khi giáo viên được thăng hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên khẳng định được năng lực nghề nghiệp của mình; đồng thời, được xếp lương ở bảng lương có hệ số lương cao hơn.

Thông tư có có hiệu lực kể từ ngày 15.1.2022.

Xin xem toàn bộ nội dung Thông tư 34 TẠI ĐÂY

Trước đó, Bộ GD-ĐT đã có văn bản gửi sở GD-ĐT các địa phương cho biết Bộ này đang tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tại các thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường mầm non, phổ thông công lập; đồng thời, xây dựng, ban hành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông để thay thế cho các chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hiện hành.

Vì vậy, trong thời gian này, Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT “cân nhắc tổ chức mới các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để đảm bảo phù hợp với quy định tại khoản 4 điều 1 và khoảng 3 điều 2 Nghị định số 89 của Chính phủ”.

Tin liên quan

Khoản 1 Điều 31 Luật Viên chức năm 2010 nêu rõ:

Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc sau:

a] Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó;

b] Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó

Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều này, giáo viên được đăng ký thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

Do đó, nếu đơn vị sự nghiệp công lập chưa có nhu cầu, giáo viên chưa đủ điều kiện hoặc không có nhu cầu được thăng hạng và đang làm ở chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm của mình thì không nhất định phải thi thăng hạng.

Xem thêm

2. Giáo viên phải đáp ứng điều kiện nào để được thi thăng hạng?

Điều 3 Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT quy định, giáo viên được đăng ký dự thi thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

- Cơ sở giáo dục có nhu cầu và được người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý cử đi dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức.

- Đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhận.

- Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của hạng đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Trường hợp giáo viên đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì được xác định là đáp ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ, tin học của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

- Giáo viên dự bị đại học khi áp dụng Thông tư này để dự xét thăng hạng phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ ở hạng đăng ký dự xét theo quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Theo Điều 39 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định hình thức, nội dung và thời gian thi thăng hạng được quy định như sau:

STT

Hình thức thi

Nội dung thi

Thời gian

1

Môn kiến thức chung

Trắc nghiệm

60 câu hỏi về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật về ngành, lĩnh vực sự nghiệp, pháp luật về viên chức theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi

60 phút

2

Ngoại ngữ

Trắc nghiệm

30 câu hỏi về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi quyết định

30 phút

3

Tin học

Trắc nghiệm

30 câu hỏi theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi

30 phút

4

Môn nghiệp vụ chuyên ngành

Thăng hạng I

Thi viết đề án

Theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi với thang điểm 100 cho mỗi bài thi

08 tiếng

Bảo vệ đề án

tối đa 30 phút

Thăng hạng II

Thi viết

Theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi, thang điểm 100;

180 phút

Thăng hạng III

Thi viết

Theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi, thang điểm 100

120 phút

Riêng ngoại ngữ, giáo viên dự thi đăng ký thi một trong các ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp quyết định.

Đồng thời, các trường hợp miễn thi ngoại ngữ, tin học được nêu cụ thể tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định 115/2020 như sau:

Miễn ngoại ngữ

Miễn tin học

- Viên chức tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác;

- Viên chức có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số;

- Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành ngoại ngữ hoặc có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ so với trình độ trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi;

- Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học hoặc có bằng tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ đào tạo so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin.


4. Điều kiện chọn người trúng tuyển kỳ thi thăng hạng

Để được xác định là người trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 40 Nghị định 115/2020 như sau:

- Có số câu trả lời đúng từ 50% trở lên cho từng môn thi trừ trường hợp miễn thi.

- Có tỏng kết quả điểm bài thi môn nghiệp vụ chuyên ngành đạt từ 50 điểm trở lên. Riêng thăng lên hạng I thì phải đạt từ 100 điểm trở lên, trong đó điểm viết đề án và bài thi bảo vệ đề án phải đạt từ 50 điểm trở lên].

- Lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu thăng hạng được giao. Nếu có 02 người trở lên có tổng điểm môn thi nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên sau đây:

  • Viên chức là nữ;
  • Viên chức là người dân tộc thiểu số;
  • Viên chức nhiều tuổi hơn [tính theo ngày, tháng, năm sinh];
  • Viên chức có thời gian công tác nhiều hơn.

Nếu vẫn không xác định được người trúng tuyển thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng quyết định người trúng tuyển theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức.

 

5. Sau khi thi thăng hạng, lương, phụ cấp giáo viên tính thế nào?

Sau khi trúng tuyển kỳ thi thăng hạng, giáo viên được bổ nhiệm vào hạng chức danh cao hơn liền kề với chức danh trước đây giữ. Về việc xếp lương, phụ cấp sau khi thăng hạng, giáo viên được xếp theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2007/TT-BNV. Cụ thể:

- Chưa hưởng hoặc đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung: Xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất với hạng mới;

- Tổng hệ số lương và phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở hạng cũ lớn hơn bậc cuối cùng trong hạng mới: Xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong hạng mới. Ngoài ra, còn được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu.

Do đó, tùy vào việc đã hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung chưa và hệ số lương hiện hưởng để xếp mức lương mới theo quy định.

Xem thêm

6. Biểu phí thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Mức thu phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức được quy định tại Thông tư 92/2021/TT-BTC như sau:

STT

Nội dung thu

Đơn vị tính

Mức thu

1

Thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng I

Dưới 50 thí sinh

Đồng/thí sinh/lần

1.400.000

- Từ 50 đến dưới 100 thí sinh

Đồng/thí sinh/lần

1.300.000

- Từ 100 thí sinh trở lên

Đồng/thí sinh/lần

1.200.000

2

Thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng II, hạng III, hạng IV

- Dưới 100 thí sinh

Đồng/thí sinh/lần

700.000

- Từ 100 đến dưới 500 thí sinh

Đồng/thí sinh/lần

600.000

- Từ 500 thí sinh trở lên

Đồng/thí sinh/lần

500.000

3

Phúc khảo thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức

Đồng/bài thi

150.000

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến việc thi thăng hạng giáo viên do LuatVietnam tổng hợp mà mỗi giáo viên nên nắm rõ. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199 để được giải đáp, hỗ trợ.

>> Xét thăng hạng giáo viên - toàn bộ điều kiện, thủ tục cần biết

Video liên quan

Chủ Đề