Chiến lược marketing của công ty bánh kẹo Hải Hà

AMBIENT

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

YOMEDIA

Đang xử lý...

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

36 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

Tài liệu "Chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà" có mã là 226458, file định dạng doc, có 41 trang, dung lượng file 615 kb. Tài liệu thuộc chuyên mục: Luận văn đồ án > Tổng hợp. Tài liệu thuộc loại Bạc

Nội dung Chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 41 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

LỜI MỞ ĐẦUKể từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước đến nay, đất nước ta đã có những sự thay đổi lớn về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội. Đặc biệt là về mặt kinh tế với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong thời gian qua, cùng với hàng loạt sự kiện diễn ra, năm 2008 đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, làm cho các doanh nghiệp trong nước đang đứng trước những cơ hội mới và thách thức mới. Vì vậy, việc giữ vững và nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường là một điều gây rất nhiều khó khăn, đòi hỏi doanh nghiệp phải có các biện pháp tiếp cận thị trường một cách chủ động và sẵn sàng đối phó với mọi nguy cơ, đe doạ cũng như những áp lực cạnh tranh từ phía thị trường.Cùng với xu hướng đó, vai trò của hoạt động Marketing ngày càng được khẳng định trên thị trường. Nó giúp cho các đơn vị định hướng hoạt động kinh doanh của mình. Từ việc nghiên cứu thị trường, nhu cầu thị trường đến việc thúc đẩy tiêu thụ tăng doanh số bán và tăng sự thoả mãn khách hàng. Marketing được cói là một trong những bí quyết tạo nên sự thành công của doanh nghiệp và là công cụ cạnh tranh có hiệu quả. Và trước tình hình đó chúng em đã chọn đề tài “HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ TẠI THỊ TRƯỜNG ĐÀ NẴNG”Nội dung đề tài gồm có ba phần:Phần I : Cở sở lý thuyết về chiến lược MarketingPhần II : Thực trạng chiến lược Marketing tại công ty bánh kẹo Hải Hà2Phần III : Hoàn thiện chiến lược Marketing cho công ty bánh kẹo Hải Hà tại thị trường Đà Nẵng3PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING1.1. Khái niệm về chiến lược marketing1.1.1. Khái niệm về chiến lược, chiến thuật, chiến dịch- Chiến thuật là các phương pháp giao chiến và đánh bại đối thủ cạnh tranh.- Chiến lược là một chương trình hoạt động tổng quát nhằm hướng tới những mục tiêu cơ bản trong tương lai của một tổ chức nhất định.- Chiến dịch là toàn bộ các việc tập trung lực lượng để giải quyết nhiệm vụ nào đó.1.1.2. Khái niệm về chiến lược marketingĐể tiến hành kinh doanh có hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh và tối ưu hoá lợi nhuận, công ty cần tiến hành khai thác thong tin về nhu cầu người tiêu dung đối với sản phẩm của mình đang kinh doanh và các đổi thủ hiện có và tìêm năng trên thị trường. Căn cứ vào lượng thông tin đã thu thập ở trên công ty tiến hành phân đoạn thi trường, lựa chọn thị trường trọng điểm và sử dụng phối hợp các công cụ Marketing. Bằng việc thiết lập chiến lược Marketing các hoạt động Marketing của công ty được thực hiện theo một quy trình có mục đích cụ thể phù hợp với những đặc điểm trường của công ty. Chiến lược Marketing của công ty có thể được hiểu như sau:“Chiến lược Marketing là hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ chỉ đạo một đơn vị tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ Marketing của mình. Nó bao gồm các chiến lược cụ thể đối với các thị trường mục tiêu, đối với phức hệ Marketing và mức chi phí cho Marketing” [theo Philip Kotler].1.2. Bản chất của chiến lược Marketing41.2.1. Căn cứ vào khách hàng- Khách hàng là cơ sở của mọi chiến lược.- Để chiến lược Marketing thực sự dựa vào khách hàng, khi xây dựng chiến lược doanh nghiệp phải phân đoạn thị trường.- Cách phân đoạn thị trường:+ Theo mục đích sử dụng : căn cứ vào mục đích sử dụng sản phẩm của khách hàng.+ Theo khả năng đáp ứng của thị trường: khả năng giới hạn nguồn lực của doanh nghiệp.1.2.2. Căn cứ vào doanh nghiệp- Khai thác tối đa các lợi thế của doanh nghiệp mình để tạo sự khác biệt1.2.3. Căn cứ vào các đối thủ cạnh tranh- Nhận dạng lợi thế của mình so với đối thủ cạnh tranh.- Tập trung cho các phân đoạn thị trường của mình sao cho tốt nhất.1.3. Các vai trò của MarketingChiến lược Marketing và Marketing Mix là hoạt động hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp thương mại, chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp tìm kiếm những thông tin hữu ích về thị trường, có điều kiện mở rộng thị trường và tăng quy mô kinh doanh. Các công cụ Marketing giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường tăng thị phần, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ bằng cách nâng cao khả năng cạnh tranh và làm thoả mãn nhu cầu khách hàng. Nhờ có chiến lược Marketing các hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện một cách đồng bộ, 5doanh nghiệp sẽ tiếp cận với thị trường tiềm năng, chinh phục và lôi kéo khách hàng và có thể nói rằng chiến lược Marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp gần hơn với thị trường.Quản trị chiến lược Marketing sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ mục đích và hướng đi mà cụ thể là việc xây dựng các chiến lược Marketing Mix cho thị trường mục tiêu. Chính điều này gắn kết mọi cá nhân, mọi bộ phận bên trong tổ chức cùng đồng tâm hiệp lực để đạt mục đích chung. Hoạch định chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp nắm vững cơ hội, nguy cơ, hiểu rõ điểm mạnh điểm yếu của mình trên cơ sở đó có khả năng đối phó với những biến động của thị trường và có được chiến lược thích hợp.Vai trò của chiến lược Marketing chỉ có thể đạt được nếu doanh nghiệp xây dựng một kế hoạch chiến lược Marketing hợp lý, tức là có sự gắn kết chặt chẽ của chiến lược Marketing Mix, của mọi bộ phận cá nhân hướng về thị trường mục tiêu đã lựa chọn. Xây dựng chiến lược Marketing đúng hướng tạo điều kiện thuận lợi thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh.1.4. Tiến trình hoạch định của MarketingBước 1: Xác định mục tiêu và sứ mệnh- Sứ mệnh: Mục đích hoặc lý do mà một tổ chức tồn tại• Chúng ta kinh doanh cái gì?• Chúng ta là ai?• Chúng ta quan tâm đến cái gì?• Chúng ta định làm gì?- Mục tiêu: là những điều mà tổ chức cam kết đạt được.6• Mục tiêu định lượng• Mục tiêu định tínhBước 2: Phân tích tình hình hiện tại của tổ chức- Các điểm mạnh [S]- Các điểm yếu [W]Bước 3: Phân tích bối cảnh hoạt động của tổ chức- Cơ hội [O]- Đe doạ [T]Bước 4: Định dạng chiến lược Marketing- Chiến lược cấp công ty Chiến lược tăng trưởng tập trung: Chiến lược thâm nhập thị trường: Gia tăng thị phần cho các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có bằng Marketing, truyền thông, quảng cáo…. Chiến lược phát triển thị trường: Thâm nhập vào các thị trường mới với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình. Chiến lược phát triển sản phẩm: Phát triển, cải tiến các sản phẩm và dịch vụ hiện tại trên các thị trường hiện có của mình. Chiến lược tăng trưởng hội nhập: Hội nhập thuận chiều: Thâm nhập và thu hút những trung gian phân phối và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp [ các đại lý bán sĩ và lẻ ]7 Hội nhập ngược chiều: Cách thâm nhập và thu hút những nhà cung cấp [ chủ động nguồn nguyên liệu ] Hội nhập ngang: Liên kết và thu hút các đối thủ cạnh tranh nhằm phân chia thị phần và kiểm soát thị trường. Gồm có: Hội nhập theo công nghệ hoặc hội nhập theo thị trường. Chiến lược đa dạng hoá: Đa dạng hoá đồng tâm: Từ sản phẩm ban đầu doanh nghiệp phát triển thêm dãy sản phẩm xung quanh. Đa dạng hoá hàng ngang: Doanh nghiệp sẽ đưa ra sản phẩm mới của lĩnh vực hoạt động mới. Những sản phẩm mới này có thể là đã có trên thị trường nhưng trước đây doanh nghiệp chưa làm. Đa dạng hoá kết hợp: Đổi mới và mở rộng hàng loạt những sản phẩm, dịch vụ mới hoàn toàn khác biệt với sản phẩm, dịch vụ hiện có. Chiến lược cấp SBU Chiến lược dẫn đạo chi phí: Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm với chi phí thấp nhất trong mối quan hệ với các đối thủ cạnh tranh. Chiến lược khác biệt hoá: Tạo sự khác biệt để đạt được lợi thế cạnh tranh. Chiến lược tập trung: Hướng vào phục vụ nhu cầu của nhóm hay phân đoạn khách hàng hạn chế.Bước 5: Hoạch định chiến lược Marketing- Hiện trạng Marketing:• Thị trường: quy mô, mức tăng trưởng, các phân đoạn thị trường, nhu cầu…8• Sản phẩm: chất lượng, mẫu mã….• Giá bán: cao hay thấp, phù hợp chưa?• Phân phối: hệ thống kênh?• Truyền thông- cổ động: hợp lý, hiệu quả?- Mục tiêu chiến lược Marketing:• Mục tiêu tài chính: tỷ suất sinh lợi….• Mục tiêu Marketing: thị trường, thị phần, tốc độ tăng trưởng.- Chiến lược Marketing:• Sản phẩm• Giá• Phân phối• Truyền thông- cổ động• Marketing- mix- Chi phí Marketing- Chương trình hành động- Ngân sách- Kiểm tra1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược MarketingLà những nhân tố và lực lượng bên ngoài tác động đến khả năng quản lý hoạt động Marketing để xây dựng và duy trì các mối quan hệ với mọi khách hàng mục tiêu một cách thành công.9Có 2 nhân tố chính ảnh hưởng đến chiến lược Marketing của một doanh nghiệp1.5.1. Môi trường vĩ mô- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế bao gồm những yếu tố tác động đến khả năng chi tiêu của khách hàng như: Phân phối thu nhập và tiết kiệm, nợ, khả năng vay tiền. Việc hiểu thị trường không chỉ biết rõ về mong muốn của con người mà còn phải nắm được khả năng chi tiêu của họ. Khả năng chi tiêu này ngoài phụ thuộc vào nhu cầu và giá cả, còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế, mức thu nhập của người dân, nhu cầu tiết kiệm và các điều kiện tài chính – tín dụng. Do đó, các nhà Marketing phải nhận biết được các xu hướng chính về thu nhập trong dân chúng và những thay đổi về chi tiêu của các nhóm dân chúng khác biệt. Phân phối thu nhập Tiết kiệm, nợ, tín dụng- Môi trường chính trị - luật pháp: hiện nay có khá nhiều đạo luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh và nhiệm vụ của các nhà làm Marketer phải nắm vững những đạo luật bảo vệ cạnh tranh, người tiêu dùng và xã hội.• Các thể chế, định hướng chính trị.• Hệ thống pháp luật hiện hành.• Định hướng chung của nền kinh tế.• Vai trò của chính phủ đối với nền kinh tế.- Môi trường văn hoá- xã hội: xã hội mà con người lớn lên trong đó đã định hình niềm tin cơ bản, giá tri và các chuẩn mực của họ. Các yếu tố cấu thành nên môi 10trường văn hoá như: văn hoá, dân số, nghề nghiệp, tâm lý dân tộc, phong cách và lối sống, hôn nhân và gia đình.- Môi trường công nghệ: tiến bộ khoa học kỹ thuật tác động đến thị trường ở nhiều mặt như: Làm thay đổi căn bản hay xoá bỏ hoàn toàn các sản phẩm hiện hữu Kích thích sự phát triển ở những sản phẩm liên quan hoặc không liên quan để kỹ thuật mới. Sự phát triển công nghệ làm chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn lại.Việc áp dụng công nghệ mới giúp các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mới và làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Sự phát triển công nghệ phụ thuộc rất nhiều vào sự đầu tư công tác nghiên cứu và phát triển. Môi trường tự nhiên: bao gồm các nguôn tài nguyên thiên nhiên được xem là những nhân tố đầu vào cần thiết cho những hoạt động của doanh nghiệp và còn có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp đó. Một số xu hướng của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động Marketing của một doanh nghiệp như sau: Sự khan hiếm nguồn nguyên vật liệu Chi phí năng lượng tăng. Mức độ ô nhiễm tăng1.5.2. Môi trường vi mô- Nhà cung ứng• Cung ứng yếu tố đầu vào11• Người cung cấp tài chính và lao động- Khách hàng• Người tiêu dùng• Nhà sản xuất• Người bán buôn trung gian• Cơ quan Nhà nước• Quốc tế- Đối thủ cạnh tranh Căn cứ vào mức độ thay thế của sản phẩm, có 4 loại đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu: là những doanh nghiệp cùng bán các sản phẩm hoặc dịch vụ cho một số khách hàng với giá trị tương tự. Đối thủ cạnh tranh cùng ngành: với Ford tất cả các doanh nghiệp sản xuất ô tô đều là đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh về công dụng: tất cả các doanh nghiệp cung ứng cùng dịch vụ. Đối thủ cạnh tranh chung: khi các doanh nghiệp cùng cạnh tranh để kiếm tiền của cùng một khách hàng. Xác định mục tiêu của đối thủ cạnh tranh Đối thủ đang định tìm kiếm gì trong thị trường: thị phần, lợi nhuận, vị trí dẫn đầu, mức tăng trưởng… Điều gì chi phối hành vi của mỗi đối thủ?12 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ Mức tiêu thụ Thị phần Đầu tư mới Định hướng theo khách hàng và đối thủ cạnh tranh Tập trung vào đối thủ cạnh tranh: dựa vào những phản ứng của đối thủ cạnh tranh để hành động theo. Tập trung vào khách hàng: lấy khách hàng làm trung tâm.- Các trung gian Marketing.13PHẦN II: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING TẠI CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ2.1. Giới thiệu công ty bánh kẹo Hải Hà2.1.1. Giới thiệu công tyTên công ty: Công ty bánh kẹo Hải Hà.Tên giao dịch: HAIHA company [HAIHACO]Trụ sở chính: 25 đường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.Số điện thoại: [+84.4] 8632956 / 8632041Fax: [+84.4] 8631683 / 8638730Website: www.haihaco.com.vn Hình 2.1: Logo Hải HàKHU VỰC MIỀN TRUNG:Chi nhánh thành phố Ðà NẵngÐịa chỉ: 134 - Ðường Phan Thanh - Quận Thanh Khê - Thành phố Ðà NẵngÐiện thoại: 0511-652244 / 650524Fax: 0511-650524Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ công nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam.Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, tên giao dịch quốc tế là Haiha confectionery Joint-stock Company [HAIHACO], là một doanh nghiệp chuyên sản xuất bánh kẹo lớn nhất tại Việt Nam.14Công ty được thành lập từ năm 1960 trải qua hơn 40 năm phấn đấu và trưởng thành Công ty đã không ngừng lớn mạnh, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Với đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, chiến lược kinh doanh tốt, đội ngũ kỹ sư được đào tạo chuyên ngành có năng lực và lực lượng công nhân giỏi tay nghề, Công ty bánh kẹo Hải Hà đã tiến bước vững chắc và phát triển liên tục để giữ vững uy tín và chất lượng xứng đáng với niềm tin yêu của người tiêu dùng.Tiền thân là một xí nghiệp nhỏ với công suất 2000 tấn/năm. Ngày nay, Công ty đã phát triển thành Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà với quy mô sản xuất lên tới 20000 tấn/ năm.Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo được cấp chứng nhận hệ thống “phân tích mối nguy hại và các điểm kiểm soát tới hạn” [HACCP] tại Việt Nam. Điều này thể hiện cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sức khỏe của người tiêu dùng.Năm 2003 Công ty thực hiện cổ phần hoá theo quyết định số 191/2003/QĐ-BCN ngày 14/11/2003 của Bộ công nghiệp.Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần từ ngày 20/01/2004 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003614 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp và thay đổi lần thứ hai ngày 13/08/2007. Các hoạt động sản xuất kinh doanh chính bao gồm:- Sản xuất, kinh doanh bánh kẹo và chế biến thực phẩm.- Kinh doanh xuất nhập khẩu: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, sản phẩm chuyên ngành, hàng hoá tiêu dùng và các sản phẩm hàng hoá khác.- Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại.15- Kinh doanh các ngành nghề khác không bị cấm theo các quy định của pháp luật.Thành tích: Các thành tích của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được Đảng và Nhà nước công nhận:- 4 Huân chương Lao động hạng Ba [ năm 1960 – 1970]- 1 Huân chương Lao động hạng Nhì [năm 1985]- 1 Huân chương Lao động hạng Nhất [năm 1990]- 1 Huân chương độc lập hạng Ba [năm 1997]Sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được tặng nhiều Huy chương Vàng, bạc trong các cuộc triển lãm Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam, triển lãm Hội chợ thành tựu kinh tế quốc dân, triển lãm kinh tế - kỹ thuật – Việt Nam và Thủ đô.Sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được người tiêu dùng mến mộ và bình chọn là “hàng Viêt Nam chất lượng cao” trong 13 năm liền. Từ năm 1997 đến năm 2009.Ưu thế của các sản phẩm Hải Hà là chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và dịch vụ bán hàng. Với các đại lý và hệ thống trên 20 cửa hàng trải khắp các quận nội thành được thiết kế theo tiêu chuẩn của tập đoàn Kotobuki Nhật Bản, Hải Hà luôn mong muốn mang lại sự tiện ích cho khách hàng.Kết quả SXKD tăng trưởng qua từng năm đã thể hiện sự tín nhiệm của khách hàng với các sản phẩm của Hải Hà.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty16Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp nhà nước, song trong cơ chế thị trường công ty độc lập tự chủ hơn trong các vấn đề tổ chức, quản lý sản xuất hoạch toán kinh doanh từ đó làm tăng tính nhanh nhạy năng động hơn cho tổ chức. Theo quy định của nhà nước cũng như các quy định của công ty đóng về quyền hạn, chức năng nhiêm vụ thì ta thấy công ty đóng một vai trì rất quan trọng với trách nhiệm khá nặng nề đối với khu vực kinh tế nhà nước nói riêng và nên kinh tế nói chung.Trong giai đoạn hiện nay và thời gian sắp tới công ty phải thực hiện một số chức năng nhiệm vụ chính sau:Thứ nhất, công ty tự chủ sản xuất và kinh doanh các loại bánh kẹo để cung cấp cho nhu cầu hằng ngày càng tăng của thị trường trong nước và quốc tế.Thứ hai, công ty liên doanh sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm sang thị trường khu vực và thế giới đồng thời nhập khẩu thiết bị, công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty.Thứ ba, ngoài sản xuất bánh kẹo là chính công ty còn kinh doanh các mặt hàng khác để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng được vật tư, lao động đảm bảo đời sống cho người lao động. Từng bước đưa công ty lớn mạng trên thương trường.2.2. Chiến lược kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải HàSau khi nghiên cứu và khảo sát thị trường, những sản phẩm của công ty bánh kẹo Hải Hà chỉ mới ra mắt thị trường trong năm 2004. Và qua nhiều hoạt động mà công ty đã thực hiện, chúng ta có thể thấy công ty đang thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường, nhằm tìm kiếm thị phần tăng lên cho những sản phẩm trên thị trường hiện có của doanh nghiệp thông qua nỗ lực marketing nhiều hơn.17Hiện nay công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là một trong số các nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam với sản lượng tiêu thụ bình quân hằng năm trên 15000 tấn. HAIHACO có tốc độ tăng trưởng doanh số ổn định từ 10% đến 20%/năm. Với chiến lược phát triển trong thời gian tới, công ty sẽ nâng cao được năng lực sản xuất kinh doanh và đa dạng hoá sản phẩm thông qua việc đầu tư các dây chuyền thiết bị hiện đại và đồng bộ. 2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian quaBảng 2.1: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanhThời gian Doanh thu thuần Lợi nhận sau thuế01/01/2010 527.585.577.932 18.908.113.26901/01/2011 637.219.539.120 20.250.771.92501/01/2012 583.886.599.700 13.867.677.02030/06/2012 297.262.280.061 7.054.147.183 Doanh thu thuần có xu hướng thay đổi nhẹ qua các năm, năm 2011 tăng 1,208% so với 2010, đến năm 2012 thì lại giảm 1,091%, qua đây có thể thấy năng lực chống chọi với thời kỳ kinh tế khó khăn của Hải Hà là rất tốt. Lợi nhuận sau thuế qua các năm cũng có sự biến đổi như doanh thu thuần, từ năm 2010 đến năm 2011 tăng 1,071%, nhưng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2012 lại giảm 1,460%, qua đó cho thấy công ty Hải Hà cũng bị ảnh hưởng bởi thời kỳ kinh tế khủng hoảng.2.4. Chiến lược Marketing cho công ty bánh kẹo Hải Hà2.4.1. Chính sách sản phẩmTrong những năm gần đây công ty đã mạnh dạn nghiên cứu liên tục đưa ra thị trường các sản phẩm mới như: Bánh kẹo hộp, Cracker, kẹo Jelly, kẹo xốp…việc đa 18dạng hoá sản phẩm của công ty được tiến hành thường xuyên. Công ty cải tiến và hoàn thiện các sản phẩm kẹo truyền thống bằng cách thay đổi các hương vị, thay đổi hình thức mẫu mã. Tình hình quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm. Sản phẩm của công ty là một loại thực phẩm nên công tác này càng được coi trọng.Hình 2.2: Kẹo chewHình 2.3: Kẹo hộp19Hình 2.4: Kẹo xốpHình 2.5: Bánh trung thuSau khi thăm dò thị trường về chính sách sản phẩm của công ty thông qua mẫu điều tra là 200, ta có kết quả như sau:Lỗi 5 mẫu [2.5%]20Bảng 2.2: Đánh giá chất lượng sản phẩmThông qua bảng đánh giá trên, ta có thể thấy:- Chất lượng của sản phẩm được đánh giá cao nhất ở mức “Rất hài lòng” chiếm 46,15%, còn ở mức “Hài lòng” chiếm 33,33%, ở mức “Bình thường” chiếm 13,84%, “Không hài lòng” 5,12%, “Rất không hài lòng” là 1,56%, thông qua đó có thể thấy chất lượng sản phẩm của công ty được đánh giá cao trong làm khách hàng.- Mẫu mã của Sản phẩm được đánh giá ở mức cao nhất là “Rất hài lòng” chiếm 51,29%, “Hài lòng” chiếm 41,02%, “Bình thường” là 6,67%, “Không hài lòng” là 1,02%, thông qua đó ta có thế thấy mẫu mã của sản phẩm đã được công ty trau chuốt kỹ càng.2.4.2. Chính sách giáĐể cạnh tranh về giá công ty đã chủ động áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm như: đổi mới máy móc, thiết bị sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động, cơ cấu lại bộ máy quản lý Đây là việc làm rất cần thiết để khai thác tốt nội lực của công ty bánh kẹo Hải Hà trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, tránh tình trạng khách hàng lại cho rằng “tiền nào của ấy” nên trong chiến lược sắp tới công ty sẽ không hạ giá thành sản phẩm nữa mà sẽ tăng tỷ lệ chiết 21Tiêu chíRấthài lòngHài lòngBình thườngKhônghài lòngRất khônghài lòng1. Chất lượng sản phẩm 90 65 27 10 32. Mẫu mã [bao bì, màu sắc] 100 80 13 2 0khấu tiêu thụ, trợ giá, chính sách hoa hồng và thưởng cho các đại lý, hoặc khuyến mãi tặng phẩm và giải thưởng cho các khách hàng mua nhiều sản phẩm của công ty.● Mục tiêu định giá Mục tiêu định giá của công ty xuất phát từ chiến lược chung của công ty và có mối quan hệ với các chính sách trong Marketing- mix.Do chiến lược chung của công ty là thâm nhập và mở rộng thị trường, do vậy mà cùng với chính sách sản phẩm là có chất lượng cao, thì chính sách giá cả cũng phải hợp lý, một mức giá cả có độ linh hoạt cao sẽ đảm bảo sự cạnh tranh cho công ty. Bởi vậy, mục tiêu định giá của công ty là đưa ra thị trường những mức giá khác nhau đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.● Phương pháp định giáGiá cả là một yếu tố cạnh tranh của công ty trong hoạt động kinh. Nó quyết định tới thị phần, lợi nhuận, doanh thu,… Chính vì thế có một chính sách giá hợp lí là điều rất cần thiết. Chính sách giá cả cùng với chính sách sản phẩm, đặc biệt là chất lượng sản phẩm, là hai vũ khí cạnh tranh chính của công ty. Việc định giá sản phẩm bánh kẹo của công ty thực hiện dựa vào chiến lược định giá phân biệt. Với những sản phẩm có mẫu mã, chất lượng, kích cỡ… khác nhau thì tương ứng với những mức giá khác nhau.Bảng 2.3: Bảng giá bánh kẹo của công ty bánh kẹo Hải HàTên sản phẩm Trọng lượng GiáBánh xốp Speed 140g 6.80022Bánh xốp Cream wafer 230g280g340g9.00011.50014.900Bánh xốp thanh Sôcôla 145g 6.700Bánh mềm Lolie vani 432g 29.700Bánh mềm phủ Hi-Pie 200g 14.000Bánh mềm phủ Long-Pie 200g220g12.00017.800Bánh Bisavit 200g400g11.00021.700Kẹo cứng bạc hà 80g 4.100Kẹo cứng nhân sôcôla 100g 4.300Kẹo cứng café sữa 70g 4.400Kẹo xốp Taro 85g 3.800Kẹo Chew café 120g 7.100Kẹo Chew dâu 105g 4.700Kẹo Chew đậu đỏ 105g 4.700Kẹo Chew bắp 105g 4.700Bảng 2.4: Giá của một số đối thủ cạnh tranhTên công tyTên sản phẩm Khối lượng GiáKinh Đô BánhAFC Cracker phô mai 100g300g8.00023.300Bánh AFC Original / rau cải 100g200g8.20012.000Bánh Solite 240g 16.80023480g 36.200Cracker healthy 280g 16.800Bibica Bánh Hura 200g 14.000Kẹo cứng bạc hà 100g 4.000Kẹo cứng nhân sôcôla 70g 4.400Kẹo mềm café sữa 70g 4.400Kẹo dẻo Jelly 175g 9.500Kẹo dẻo Zoo 200gP&N Bánh phủ mềm Phaner-Pie 168g336g13.20022.0002.4.3. Chính sách phân phốiHiện nay, công ty có hơn 200 đại lý tại 34 tỉnh thành trên cả nước, miền Bắc: 152 đại lý, miền Trung 38 đại lý, miền Nam 13 đại lý. Để phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng, công ty sử dụng 3 loại kênh phân phối:Thứ nhất, kênh trực tiếp thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm bán hàng cho người tiêu dùng. Loại kênh này chủ yếu là để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, thu nhập thông tin trực tiếp từ phía khách hàng, lợi nhuận không phải mục tiêu của kênh này. Sản lượng tiêu thụ chiếm 10%.Thứ hai, kênh thông tin qua người bán lẻ, đây là các cửa hàng bán lẻ có doanh số lớn, hoặc các siêu thị. Người bán lẻ nếu lấy hàng thường xuyên họ được hưởng ưu đãi như các đại lý với mức hoa hồng từ 2 - 3% giá trị lô hàng mua. Sản lượng tiêu thụ chiếm 25%.Thứ ba, kênh thông qua đại lý, người bán lẻ, đây là kênh phân phối chính của công ty, sản lượng tiêu thụ chiếm 65%, với sự phân bố rộng khắp cả nước. Nếu các đại lý lấy hàng thường xuyên với khối lượng lớn thì ngoài các chế độ của một đại lý họ còn được hưởng các ưu đãi khác.24Hình 2.6: Mô hình phân phối của Hải Hà Với hơn 200 đại lý tại 34 tỉnh thành trên cả nước, miền Bắc: 152 đại lý, miền Trung 38 đại lý, miền Nam 13 đại lý, thì sơ đồ kênh phân phối cụ thể của công ty được biểu diễn theo sơ đồ kênh phân phối dưới đây:Hình 2.7: Sơ đồ phân phối cụ thể của Hải HàĐể việc tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi hơn, công ty còn áp dụng nhiều hình thức giao dịch, thanh toán thuận lợi như: bán hàng điện thoại, vận chuyển hàng đến tận nơi, có áp dụng mức hỗ trợ chi phí vận chuyển…25Công ty bánh kẹo Hải HàNgười bán lẻĐại lý Người bán lẻNgười tiêu dùng cuốiCông ty bánh kẹo Hải HàMiền BắcMiền Trung Miền NamHà NộiLào CaiYên BáiĐà NẵngHồ Chí MinhHình 2.8: Cửa hàng phân phối của công ty Hải HàSau khi thăm dò thị trường về chính sách sản phẩm của công ty thông qua mẫu điều tra là 200, ta có kết quả như sau:Lỗi 5 mẫu [2.5%]Bảng 2.5: Đánh giá chính sách phân phốiTiêu chí Rất đồng ýĐồng ýBình thườngKhông đồng ýRất không đống ý1. Thuận tiện để mua sản phẩm10 20 70 85 102. Sản phẩm được trưng bày đẹp mắt80 50 40 15 10Trong đó có tới 170 người tiêu dùng mua sản phẩm ở các chợ [87,18%], 20 người tiêu dùng mua ở các quầy tạp hóa, cửa hàng [10,26%], còn lại chỉ 5 người tiêu dùng mua ở siêu thị [chiếm 2.56%]. Thông qua đó cho thấy, công ty chưa chú trọng trong việc phân phối sản phẩm ở các siêu thị, không tiếp cận được tới đông đảo thành phần người tiêu dùng.2.4.4. Chính sách truyền thông cổ động từ năm 2011-201226

Video liên quan

Chủ Đề