Chi tiết máy là?gồm những loại nào?

Chi tiết máy là gì? Định nghĩa máy và chi tiết máy như thế nào? Làm thế nào tôi có thể biết chi tiết máy gồm những loại nào, các phân loại chi tiết máy và phân loại máy ra làm sao?

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta gặp rất nhiều loại máy khác nhau. Ví dụ: máy bay, máy cày, máy bơm, máy khoan, máy mài, xe máy, ô tô, tàu hỏa, cần trục, máy phát điện, động cơ điện, tay máy, người máy, máy gặt đập liên hợp,… Mỗi máy thực hiện một chức năng nhất định, phục vụ cho lợi ích của người sử dụng.

Hãy cùng Focus Laser đi tìm hiểu và giải đáp thắc mắc của cả nhà về toàn bộ Máy và Chi tiết máy qua bài viết “Chi tiết máy là gì? Máy và Chi tiết Máy được phân loại như thế nào?” nhé. Đầu tiên chúng ta phải hiểu máy và chi tiết máy là gì phải không nào?

Máy là công cụ lao động phức tạp thực hiện một chức năng nhất định, phục vụ cho lợi ích của con người.

Tìm hiểu thêm về Máy tại Wiki.

Chúng ta có thể chia máy thành 4 nhóm:

  • Phân loại theo nhóm máy công tác: Mỗi máy thực hiện một công việc nhất định, thay thế lao động thủ công của con người, máy hoạt động theo sự điều khiển của người sử dụng. Ví dụ như: máy cày, máy mài, ô tô, máy bay, xe máy.
  • Phân loại theo nhóm máy tự động: Bao gồm những máy công tác, hoạt động tự động theo một chương trình có sẵn do con người điều chỉnh. Ví dụ: dây chuyền đóng nắp chai bia tự động, máy tiện tự động, người máy, máy phay CNC.
  • Phân loại theo nhóm máy liên hợp: Mỗi máy là tập hợp của vài máy công tác, để thực hiện hoàn chỉnh một công việc nào đó. Ví dụ: máy gặt đập liên hợp, bao gồm một máy cắt, một máy đập và một máy phân loại, ba máy liên kết với nhau tạo thành một máy.
  • Phân loại theo nhóm máy biến đổi năng lượng: Đó là các máy biến năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Ví dụ: động cơ điện biến điện năng thành cơ năng, máy phát điện biến cơ năng thành điện năng.

Mỗi máy thường có có 3 bộ phận chính:

Bộ phận phát động 1: cung cấp nguồn động lực cho máy hoạt động. Bộ phận phát động có thể là động cơ điện, động cơ đốt trong, tay quay, bàn đạp. Đây là bộ phận không thể thiếu được trong một máy.

Bộ phận công tác 2: là bộ phận thực hiện chức năng quy định của máy, các máy khác nhau sẽ có bộ phận công tác khác nhau. Ví dụ: lưỡi cày trong máy cày, trục đá mài trong máy mài, trục chính và bàn xe dao trong máy tiện. Các máy khác nhau có bộ phận công tác khác nhau. Đây cũng là bộ phận không thể thiếu được của một máy.

Bộ phận truyền dẫn động 3: là bộ phận nối giữa bộ phận phát động và bộ phận công tác. Bộ phận truyền dẫn động có nhiệm vụ thay đổi tốc độ chuyển động, biển đổi quy luật chuyển động, thay đổi chiều chuyển động hoặc đảm bảo một khoảng cách nhất định giữa bộ phận phát động và bộ phận công tác. Ví dụ: bộ truyền đai, bộ truyền xích, hộp tốc độ.

Trong một số loại máy đơn giản có thể không có bộ phận truyền dẫn động.

Thế là các bạn đã hiểu được máy là gì rồi đúng nào, bây giờ chúng ta sẽ cũng đi tìm hiểu tiếp chi tiết máy là gì?

Khi chúng ta tháo rời một máy, một bộ phận máy sẽ nhận được những phần tử nhỏ của máy, ví dụ như: bu lông, đai ốc, bánh răng, trục. Nếu tiếp tục tách rời các phần tử này thì nó không còn công dụng nữa. Các phần tử nhỏ của máy được gọi là chi tiết máy.

Hoặc có thể định nghĩa như sau: Chi tiết máy là phần tử cơ bản đầu tiên cấu thành nên máy, có hình dạng và kích thước xác định, có công dụng nhất định trong máy.

Chi tiết máy có thể phân thành 2 nhóm:

  • Phân loại nhóm chi tiết máy có công dụng chung: Bao gồm các chi tiết máy được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau. Trong các loại máy khác nhau, chi tiết máy có hình dạng và công dụng như nhau. Ví dụ: bánh răng, khớp nối, trục, bu lông, ổ lăn.
  • Phân loại nhóm chi tiết máy có công dụng riêng: Bao gồm các chi tiết máy chỉ được sử dụng trong một loại máy nhất định. Trong các lọai máy khác nhau, hình dạng hoặc công dụng của chi tiết máy là khác nhau. Ví dụ: trục khuỷu, tua bin, vỏ hộp giảm tốc, thân máy.

Có thể nói Gia công chi tiết máy ở thời điểm hiện tại là một dịch vụ gia công không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp trên khắp cả nước. Tuy nhiên để tìm được một doanh nghiệp có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu của quý khách hàng là có lẽ mà một việc không hề đơn giản.

Từ “khó” mà Focus Laser đề cập ở đây đơn giản là đơn vị uy tín, chuyên nghiệp, đáp ứng được các quy mô và tiêu chuẩn kĩ thuật của từng chi tiết khác nhau.

Focus Laser chúng tôi tự tin là đơn vị gia công chi tiết máy uy tín không những tại Hồ Chí Minh mà còn là tất cả các tỉnh thành trên cả nước.

Với kinh nghiệm hơn 16 năm trong lĩnh vực gia công cơ khí nói chung và gia công chi tiết máy nói riêng. Hằng trăm dự án lớn nhỏ trên khắp cả nước, làm hài lòng rất nhiều đối tác từ mới cho đến là đối tác cũ của chúng tôi.

Với hơn 180 nhân viên, bao gồm Kỹ sư thiết kế, Kỹ sư cơ khí, công nhân sản xuất, thợ hàn và nhân viên vận hành máy, với sự kết hợp của một tập thể có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực gia công cơ khí chúng tôi có thể cung cấp dich vụ trong mọi lĩnh vực ứng dụng và cả gia công chi tiết máy.

Đừng ngần ngại hãy để lại thông tin dưới phần bình luận hoặc liên hệ ngay với chúng tôi. Đội ngũ tư vấn viên sẵn sàng hỗ trợ giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể cho quý khách hàng.

Fanpage: Liên hệ
Hotline: [+84] 903.979.148 | Ms. Thủy
Email: [email protected]

Tham khảo các dịch vụ thế mạnh tại Focus Laser:

  • Gia công cắt Laser CNC
  • Chấn Định hình
  • Gia công Hàn
  • Gia công Tiện, Phay

Bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép

Tóm tắt lý thuyết

  • Chi tiết máy là các phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy

Cấu tạo cụm trục trước xe đạp.

  • Dấu hiệu nhận biết:

    • Có cấu tạo hoàn chỉnh

    • Không tháo rời được ra nữa

2. Phân loại chi tiết máy

  • Nhóm có công dụng chung

    • Bu lông, đai ốc, bánh răng, lò xo... được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau các chi tiết có công dụng chung

  • Nhóm có công dụng riêng

    • Trục khuỷu, kim máy khâu, khung xe đạp. Dùng trong một loại máy nhất định → chi tiết có công dụng riêng

II. Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?

1. Mối ghép cố định

  • Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau gồm:

    • Mối ghép tháo được như ghép bằng vít, ren, then, chốt…

    • Mối ghép không tháo được như ghép bằng đinh tán, bằng hàn

2. Mối ghép động

  • Là những mối ghép mà chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau.

  • Ví dụ:

Chi tiết máy là gì? gồm những loại nào? 

Hướng dẫn giải

  • Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.

  • Gồm 2 loại :

    • Chi tiết máy có công dụng chung: lò xo, đai ốc, bánh răng

    • Chi tiết máy có công dụng riêng: khung xe đạp, kim máy khâu, trục khuỷu

Bài 2:

Xích xe đạp và ổ bi có được coi là chi tiết máy không? Tại sao? 

Hướng dẫn giải

  • Xích xe đạp và ổ bi có được coi là chi tiết máy vì việc phân loại chi tiết máy chỉ là tương đối: trong xe đạp thì xích là chi tiết nhưng trong nhà máy sản xuất xích thì xích không phải là chi tiết mà là cụm chi tiết. 

Bài 3:

Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Nêu đăc điểm của từng loại mối ghép? 

Hướng dẫn giải

  • Các chi tiết máy được ghép với nhau bằng mối ghép cố định và mối ghép động.

  • Mối ghép động: các chi tiết có chuyển động tương đối với nhau.

  • Mối ghép cố định: các chi tiết không có chuyển động tương đối với nhau.

  • Gồm hai loại: mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.

  • Mối ghép bằng đinh tán thường được dùng khi

    • Vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn.

    • Mối ghép phải chịu được nhiệt độ cao.

    • Chịu lực lớn và chấn động mạnh.

  • Ứng dụng: soong, nồi, giàn cần trục,…

Bài 4:

Tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau? 

Hướng dẫn giải

  • Chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau để dễ dàng và thuận lợi khi gia công và sửa chữa.

  • Mặt khác, máy có nguyên lí hoạt động rất phức tạp, một chi tiết không thể thực hiện chức năng của máy được. 

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau: 

  • Biết được các kiểu lắp ghép của chi tiết máy

  • Hiểu được khái niệm và phân loại mối ghép cố định

  • Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép không tháo được thường gặp.

Video liên quan

Chủ Đề