Chỉ số eps như thế nào là tốt

EPS [Earnings per share], là lợi nhuận sau thuế của công ty phân bổ trên một cổ phiếu thông thường đang được lưu hành ở trên thị trường.

EPS là một trong nhiều chỉ số được nhà đầu tư sử dụng để lựa chọn cổ phiếu, dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận của một công ty [hay dự án đầu tư] cũng như đánh giá về sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.

EPS được tính bằng cách chia thu nhập ròng mà công ty kiếm được trong một kỳ báo cáo [quý hoặc năm] với tổng số cổ phiếu hiện đang được lưu hành của công ty trong cùng kỳ. Vì số cổ phiếu đang lưu hành có thể dao động, nên khi tính toán, việc sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ sẽ đem lại kết quả chính xác hơn.

EPS chia làm 2 loại, bao gồm EPS cơ bản [Basic EPS] và EPS pha loãng [Diluted EPS], có công thức tính khác nhau:

EPS cơ bản:

Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho một cổ phiếu thông thường đang được lưu hành trên thị trường.

Chẳng hạn như, một công ty có khoảng 1 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Tương ứng với tổng lợi nhuận sau thuế là 1 triệu USD. Thì cổ phiếu đó sẽ có EPS là khoảng 1 USD, hay nói cách khác lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là 1 USD.

Công thức tính EPS là gì?

EPS = [Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi] / Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành.

Trong đó:

  • Thu nhập ròng: [lợi nhuận ròng] là tổng thu nhập của một doanh nghiệp. Thu nhập ròng được tính từ tổng thu nhập của doanh nghiệp có điều chỉnh thêm các khoản chi phí hoạt động, thuế, khấu hao, lãi suất và các chi phí khác liên quan đến hoạt động kinh doanh.
  • Thu nhập ròng = doanh thu thuần + lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính + các khoản thu nhập bất thường khác – giá vốn bán hàng – chi phí [phí quản lý doanh nghiệp + phí bán hàng + các khoản phí bất thường] – thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Cổ tức cổ phiếu ưu đãi: là phần lợi nhuận thu được từ cổ phiếu ưu đãi. Thường được ấn định theo một tỷ lệ cố định có trên mệnh giá.

Số lượng cổ phiếu ở đây có thể là:

  • Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành [sẽ cho kết quả EPS chính xác hơn].
  • Số lượng cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ [thuận tiện cho việc tính toán].

Có thể làm giảm EPS bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi. Các bảo chứng vào lượng cổ phiếu đang lưu thông. Thì lúc này kết quả EPS sẽ được gọi là EPS pha loãng.

Chỉ số EPS có những loại nào?

Chỉ số EPS bao gồm 2 loại là:

  1. EPS cơ bản [basic EPS]
  2. EPS pha loãng [Diluted EPS].

Và dưới đây là chi tiết về 2 chỉ số EPS này.

1. EPS cơ bản [basic EPS]

EPS cơ bản là lợi nhuận cơ bản trên 1 cổ phiếu. EPS cơ bản phổ biến hơn EPS pha loãng. EPS cơ bản được tính theo công thức:

EPS cơ bản = [Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi] / Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành.

2. EPS pha loãng [Diluted EPS]

EPS pha loãng được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp phát hành thêm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu phát hành thêm. Vì các cổ phiếu này sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu thường trong tương lai.

Khi đó, chỉ số EPS của doanh nghiệp sẽ tăng thay đổi. Do sự gia tăng số lượng của cổ phiếu thường mà không có thêm nguồn tiền chảy vào. Điều này sẽ làm giảm thu nhập của mỗi cổ phiếu.

EPS pha loãng = [Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi] / [Số lượng cổ phiếu đang lưu hành + Lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi].

Tuy nhiên, nếu các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến chỉ số EPS cơ bản mà bỏ qua các yếu tố để dự đoán EPS trong tương lai thì có thể dẫn đến sai lầm. Do đó, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty phải bao gồm 2 chỉ số EPS cơ bản và EPS pha loãng.

Chỉ số EPS có ý nghĩa gì?

Sau khi đã hiểu được EPS là gì thì vấn đề tiếp theo mà các bạn nên tìm hiểu đó là ý nghĩa của chỉ số này. Thường thì những doanh nghiệp nào có EPS cao hơn so với các doanh nghiệp khác sẽ thu hút được nhiều sự đầu tư hơn.

  • EPS là một chỉ số tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, giúp các nhà đầu tư có thể dễ dàng hiểu và so sánh giữa các loại cổ phiếu.
  • EPS còn được dùng để tính các chỉ số tài chính quan trọng khác. Chẳng hạn như P/E, ROE [trong trường hợp công ty cổ phần không có cổ phần ưu đãi].

ROE là chỉ số tài chính để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần trong một công ty cổ phần. ROE = EPS/ Vốn điều lệ công ty

  • Chỉ số EPS còn dùng để so sánh kết quả hoạt động của các doanh nghiệp với nhau.
  • Các doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra chỉ số EPS hấp dẫn. Do đó, các nhà đầu tư cũng cần phải hiểu rõ cách tính EPS của từng doanh nghiệp để đảm bảo định hướng đầu tư đúng đắn. Tốt nhất là không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất. Mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và các chỉ số tài chính khác của doanh nghiệp đó.

Mối quan hệ giữa chỉ số EPS và chỉ số P/E là gì?

EPS thường được coi là một biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E [hệ số giá trên thu nhập]. E trong hệ số P/E là EPS.

Hệ số P/E là một trong những chỉ số quan trọng trong việc phân tích đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá cả thị trường của cổ phiếu đó.

P/E = P/ EPS

Trong đó:

  • P [Market Price]: giá thị trường
  • EPS là thu nhập của mỗi cổ phiếu
  • Hệ số P/E cho thấy giá thị trường hiện tại của cổ phiếu cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần.

Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?

Nếu bạn đã từng tìm hiểu về ROE thì bạn có thể thấy ROE > 15% bền vững ít nhất 3 năm, có xu hướng gia tăng thì sẽ tốt.

Một mệnh giá cổ phiếu là 10000 đồng [lưu ý mệnh giá cổ phiếu khác với giá trị sổ sách và giá cổ phiếu bạn nhé]. Tất cả các doanh nghiệp niêm yết ở 3 sàn VN-INDEX, HNX, UPCOM đều có mệnh giá duy nhất là 10000 đồng.

Chính vì vậy, 1 doanh nghiệp được đánh giá là làm ăn tốt khi doanh nghiệp đó có chỉ số EPS > 1500 đồng và duy trì nhiều năm, có xu hướng tăng. Ít nhất thì EPS cũng phải > 1000 đồng.

Chỉ số EPS có hạn chế gì?

  • EPS có thể âm và P/E không có một ý nghĩa kinh tế khi mẫu số âm. Do đó, bạn phải sử dụng các công cụ định giá khác.
  • Lợi nhuận dễ biến động, có thể do đột biến, bán tài sản, chủ doanh nghiệp cố tình hay thuộc ngành có chu kỳ cao. Khi đó, EPS sẽ bị bóp méo.
  • Doanh nghiệp liên tục phát hành thêm cổ pheieus, trái phiếu chuyển đổi. Cổ phiếu ESOP khiến EPS giảm, nhà đầu tư gặp rủi ro.
  • Doanh nghiệp “xào nấu” số liệu, dẫn đến lợi nhuận ảo khiến nhà đầu tư thua lỗ. Bằng cách gia tăng hàng tồn kho và khoản phải thu…

Như vậy, trên đây là những thông tin có liên quan đến chỉ số EPS là gì. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn. Giúp các bạn hiểu rõ hơn về một thuật ngữ mới. Cũng như biết cách tính toán và vận dụng nó trong thực tế. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian quan tâm theo dõi bài viết. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!

Security là một thuật ngữ chuyên ngành dùng trong ngành kinh tế tài chính. Đối với những người làm trong lĩnh vực kinh tế. Thì khái niệm này có lẽ…

Due diligence là gì? Để hiểu rõ hơn về phân loại và quy trình thẩm định Due diligence? Xin mời các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của…

Chơi cổ phiếu và tìm hiểu về cổ phiếu có nhiều kiến thức rất thú vị. Nhiều người thắc mắc không biết cổ phiếu ưu đãi là gì? Và nó…

Chắc hẳn với những người làm kinh doanh, đầu tư tài chính thì đã quá quen thuộc với ETF. Đây được biết đến là một hình thức đầu tư chứng…

FBS là một thuật ngữ được dịch ra từ Tiếng Anh. Để trả lời câu hỏi FBS là gì bạn cần tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến…

Trái phiếu là gì? Phân loại trái phiếu như thế nào? Ưu nhược điểm khi đầu tư vào trái phiếu? Hãy cùng với Wikikienthuc phân tích kiến thức tổng quan…

Bài Viết Liên Quan

Toplist mới

Bài mới nhất

Chủ Đề