Chỉ số đánh giá chất lượng nước năm 2024

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước là gì?, Chỉ tiêu này bao gồm những thông số cụ thể nào?. Hay làm cách nào để xác định những chỉ tiêu này một cách chính xác?. Sẽ là những vấn đề được trình bày chi tiết ở bài viết dưới đây của Công ty Cổ phần Thiết bị Thắng Lợi. Mời bạn tham khảo!.

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước là khái niệm chung để chỉ tất cả những chỉ tiêu vật lý và chỉ tiêu hóa học được dùng để đánh giá chất lượng của một nguồn nước. Tùy vào từng loại nước [nước sinh hoạt, nước sản xuất, nước thải..] sẽ có những quy chuẩn khác nhau. Dựa vào những quy chuẩn này, sau khi phân tích, người ta sẽ so sánh và biết được thực trạng của nguồn nước đó. Dựa vào thực trạng đó sẽ đưa ra những điều chỉnh phù hợp nhất.

Có những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước cơ bản nào?

Dưới đây là 1 số những chỉ cơ bản được dùng để đánh giá chất lượng của một nguồn nước

Chỉ số pH

pH là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng thường xuyên nhất dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước. chất lượng nước thải, đánh giá độ cứng của nước, sự keo tụ, khả năng ăn mòn. Vì thế việc kiểm tra pH để hoàn chỉnh chất lượng nước cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật cho từng khâu quản lý rất quan trọng, hơn nữa là đảm bảo được chất lượng cho người sử dụng. Khi chỉ số pH < 7 thì nước có tính axit, pH > 7 thì nước có tính kiềm. điều này thể hiện ảnh hưởng của hoá chất khi xâm nhập vào môi trường nước.

Chỉ số SS [solid solved – chất rắn lơ lửng]

Chất rắn lơ lửng nói riêng và tổng chất rắn nói chung có ảnh hưởng đến chất lượng nước trên nhiều phương diện. Hàm lượng chất rắn hoà tan trong nước thấp làm hạn chế sự sinh trưởng hoặc ngăn cản sự sống của thuỷ sinh. Hàm lượng chất rắn hoà tan trong nước cao thường có vị.

Chỉ số DO [dyssolved oxygen – ô xy hoà tan trong nước]

Ô xy có mặt trong nước một mặt được hòa tan từ ô xy trong không khí, một mặt được sinh ra từ các phản ứng tổng hợp quang hoá của tảo và các thực vật sống trong nước. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hòa tan ô xy vào nước là nhiệt độ, áp suất khí quyển, dòng chảy, địa điểm, địa hình. Giá trị DO trong nước phụ thuộc vào tính chất vật lý, hoá học và các hoạt động sinh học xảy ra trong đó. Phân tích DO cho ta đánh giá mức độ ô nhiễm nước và kiểm tra quá trình các thông số đánh giá chất lượng nước trong việc xử lý nước thải.

Chỉ số COD [Chemical oxygen Demand – nhu cầu ô xy hoá học]

COD là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước [nước thải, nước mặt, nước sinh hoạt] vì nó cho biết hàm lượng chất hữu cơ có trong nước là bao nhiêu. Hàm lượng COD trong nước cao thì chứng tỏ nguồn nước có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm.

Chỉ số BOD [Biochemical oxygen Demand – nhu cầu ô xy sinh hóa]

BOD là lượng ô xy [thể hiện bằng gam hoặc miligam O2 theo đơn vị thể tích] cần cho vi sinh vật tiêu thụ để ô xy hoá sinh học các chất hữu cơ trong bóng tối ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian. Như vậy BOD phản ánh lượng các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học có trong mẫu nước.

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước – chỉ số Amoniac [NH4+]

Trong nước mặt không nhiễm amoniac, mà amoniac chỉ có khi nồng độ dưới 0,05 mg/l. Trong nguồn nước có độ pH acid hoặc trung tính, amoniac tồn tại ở dạng ion amoniac [NH4+]; nguồn nước có pH kiềm thì amoniac tồn tại chủ yếu ở dạng khí NH3.

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước – Chỉ số Nitrat [NO3-]

Nitrat là sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ các chất chứa nitơ có trong chất thải của người và động vật. Trong nước tự nhiên có nồng độ nitrat thường

Chủ Đề