Chi phí đánh giá iso 22000

Là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp thực phẩm. Bạn cần áp dụng ISO 22000 nhằm chứng minh và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm được an toàn và chất lượng cho người tiêu dùng.

CHỨNG NHẬN ISO 22000:2018 LÀ GÌ ?

Chứng nhận ISO 22000:2018 chính là hoạt động của tổ chức chứng nhận đến đánh giá cho một doanh nghiệp/ tổ chức có thể áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sao cho phù hợp với các điều khoản của tiêu chuẩn ISO 22000 theo phiên bản mới nhất năm 2018. Một khi quá trình đánh giá nhận thấy doanh nghiệp đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của hệ thống ISO 22000 đưa ra thì tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ ISO 22000:2018 cho doanh nghiệp thực phẩm đó.

Việc doanh nghiệp đạt được chứng nhận ISO 22000:2018 thông qua SPS Cert sẽ bao gồm tất cả các quy trình trong chuỗi thực phẩm có ảnh hưởng đến sự an toàn của sản phẩm cuối cùng. Bộ tiêu chuẩn này có quy định các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm một cách toàn diện nhất.

TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP NÀO CẦN ÁP DỤNG ISO 22000:2018

Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 với phiên bản mới nhất được ban hành vào ngày 19/6/2018 mang tên đầy đủ là Hệ thống Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm và thay thế cho phiên bản 2005 trước đó.

ISO 22000 có thể được áp dụng cho tất cả các tổ chức trong ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi thuộc tất cả các quy mô và lĩnh vực trong chuỗi cưng ứng thực phẩm toàn cầu. sẽ đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Trong đó những yêu cầu này sẽ giúp tổ chức biết được cần phải làm gì để chứng minh được khả năng kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm. Từ đó có thể đảm bảo được thực phẩm của doanh nghiệp là “an toàn – đảm bảo – chất lượng”. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng với mọi doanh nghiệp trong lĩnh vực cung cấp thực phẩm bất kể quy mô và phạm vi nào. Bao gồm:

  • Sản xuất và chế biến thức ăn gia súc
  • Thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh
  • Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ uống: nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, Café, chè,..
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị
  • Các hãng vận chuyển thực phẩm
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng
  • Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ
  • Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm

\>> Xem thêm: Nội dung ISO 22000:2018 được quan tâm nhất hiện nay

GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 22000 CÓ THỂ THAY THẾ GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ATTP KHÔNG ?

Nhiều doanh nghiệp thực phẩm đang có băn khoăn liệu rằng khi họ đã có giấy chứng nhận ISO 22000 thì có thể không cần giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP không ? Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thì các doanh nghiệp hiện nay đã được cấp giấy chứng nhận ISO 22000 sẽ không thuộc diện phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Ngoài ra cũng theo nghị định này có quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm: “Các doanh nghiệp một khi đã được cấp một trong số các giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt [GMP] hay HACCP hoặc ISO 22000 sẽ không thuộc diện phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”

Nghĩa là Doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận ISO 22000 sẽ không phải thực hiện xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

NHỮNG LỢI ÍCH KHI ĐẠT ĐƯỢC GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 22000:2018

Một doanh nghiệp có thể được áp dụng bộ tiêu chuẩn Quản lý về An toàn Thực phẩm theo ISO 22000 cũng sẽ được nhìn nhận như một doanh nghiệp có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn Quốc tế. Điều này giúp tạo điều kiện một cách dễ dàng để xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường khó tính trên thế giới. Ngoài ra việc áp dụng ISO 22000 cũng sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích khác như:

  • ISO 22000 giúp doanh nghiệp có được một hệ thống quản lý một cách bài bản cho doanh nghiệp.
  • Hệ thống ISO 22000:2018 có thể được thay thế cho nhiều hệ thống các tiêu chuẩn khác nhau như: GMP, HACCP, BRC, IFS
  • Giúp giảm chi phí bán hàng một khi đã có được một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm một cách hiệu quả.
  • Giảm tối đa các nguy cơ bị ngộ độc cũng như rủi ro gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
  • ISO 22000 có thể được tích hợp với hầu như các hệ thống quản lý khác như ISO 9001, ISO 14001 vv

\>> Xem thêm; Các bước xây dựng và chứng nhận ISO 22000

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN ISO 22000:2018

Quy trình đánh giá cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 tại SPS Cert cũng sẽ được thực hiện thông qua những bước như sau:

Bước 1: Trao đổi thông tin giữa khách hàng

Thông tin trao đổi với khách hàng để hai bên hiểu rõ được hiện trạng doanh nghiệp và mục đích của việc đạt được chứng nhận ISO 22000. Việc này nhằm thống nhất và đảm bảo cho việc đánh giá chứng nhận

Bước 2: Đánh giá sơ bộ

Doanh Nghiệp tiến hành gửi thông tin tới cơ quan chứng nhận các thông tin như: đơn đăng kí chứng nhận, kế hoạch triển khai ISO 22000 cùng các bộ tài liệu, hồ sơ có liên quan đến việc áp dụng ISO 22000.

Tổ chức chứng nhận cần phân công nhiệm vụ cho các chuyên gia có thẩm quyền trong lĩnh vực để đánh giá tình hình về thực trạng về hồ sơ cấp chứng chỉ ISO 22000 nhằm đánh giá sơ bộ hiện trạng nhà máy để tìm ra các điểm chưa phù hợp. Việc này sẽ giúp đưa ra những vấn đề về hồ sơ tài liệu và thực tế áp dụng ISO 22000 để cần chấn chỉnh và sửa chữa một cách kịp thời.

Bước 3 : Kiểm tra các tài liệu về HACCP; Chương trình tiên quyết; Quy trình quản lý

Tổ chức chứng nhận mà cụ thể là chuyên gia đánh giá sẽ kiểm tra các bộ tài liệu về HACCP, các chương trình tiên quyết cùng với các quy trình quản lý để được hiệu chỉnh sau khi đã dược đánh giá một cách sơ bộ. Việc này thường bao gồm các mục như:

• Kế hoạch ISO 22000, Một số tài liệu khác có liên quan như sổ tay ISO 22000

• Các thủ tục và chỉ dẫn công việc

• Mô tả sản phẩm

• Các tài liệu có liên quan về giám sát, kiểm tra và thử nghiệm chỉnh sửa

Bước 4: Đánh giá chính thức các tài liệu

Chuyên gia đánh giá sẽ tiến hành đánh giá chính thức các tài liệu như văn bản, tài liệu có liên quan đến hệ thống ISO 22000:2018.

• Xem xét sự phù hợp với các yêu cầu vệ sinh

• Việc thẩm tra và xác nhận các CCP

• Các tài liệu, hồ sơ khác có liên quan

Chuyên gia tiến hành làm một bản báo cáo đánh giá về các vă bản và tài liệu đồng thời gửi cho doanh nghiệp 1 bản. Một khi doanh nghiệp của bạn tiếp nhận được báo cáo đánh giá về các văn bản tài liệu thì sẽ có trách nhiệm rà soát cũng như sửa chữa.

Bước 5: Đánh giá chính thức. Kiểm tra, thẩm định tại thực địa

Đoàn đánh giá sẽ tiến hành kiểm tra và thẩm định lại thực địa nhằm xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế cùng những kiến nghị sửa chữa những điểm không phù hợp.

Một khi kiểm tra chứng nhận tại hiện trường chuyên gia sẽ đưa ra được một bản hiệu quả để trình bày các ứng dụng thực tế của các thủ tục trong chương trình ISO 22000.

Sau khi kết thúc việc kiểm tra tại thực địa thì đoàn đánh giá sẽ tiến hành tổ chức một buổi họp kết thúc và doanh nghiệp của bạn sẽ có cơ hội được đưa ra các ý kiến về những việc kiểm tra các tình hình đã được nêu ra.

Bước 6: Cấp chứng nhận ISO 22000

Sau khi chuyên gia đánh giá xem xét lạ hết các hành động khắc phục của doanh nghiệp và không thấy một lỗi nào nữa. Lúc này đoàn đánh giá sẽ đưa ra báo cáo đánh giá khắc phục cho doanh nghiệp và tiến hànhcaaps chứng nhận ISO 22000 cho doanh nghiệp.

HIỆU LỰC GIẤY CHỨNG NHẬN/CHỨNG CHỈ ISO 22000:2018?

Thông thường hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 22000 sẽ có thời hạn trong vòng 3 năm kể từ ngày ra chứng nhận. Mỗi năm sẽ tiến hành giám sát một lần nhằm đảm bảo hệ thống luôn luôn được duy trì một cách ổn định và có hiệu lực.

Thông thường chu kì giám sát sẽ là từ 1 năm một lần cá biệt sẽ có thời gian khoảng 6-9 tháng một lần tùy vào quy định của tổ chức. Sau khi hết 3 năm mà doanh nghiệp vẫn muốn chứng nhận, tổ chức đó phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ ISO 22000 cấp lại có hiệu lực trong 03 năm.

CHI PHÍ CHỨNG NHẬN ISO 22000 LÀ BAO NHIÊU?

Doanh Nghiệp có địa điểm [số nơi đăng ký chứng nhận], quy mô [số nhân sự tại điểm đánh giá], phạm vi [lĩnh vực hoạt động] và yêu cầu khác nhau sẽ có chi phí chứng nhận ISO 22000 khác nhau. Về cơ bản, chi phí chứng nhận ISO 22000 trong vòng 3 năm bao gồm các khoản sau:

  • Chi phí đánh giá chứng nhận
  • Chi phí đăng ký dấu công nhận
  • Chi phí đánh giá giám sát

Quý Doanh Nghiệp hãy liên hệ trực tiếp với SPS để được nhận báo phí ưu đãi nhất với nhiều khác đi kèm như:

  • 1 Khóa đào tạo miễn phí An toàn lao động cho Doanh Nghiệp
  • 1 Khóa học Public miễn phí về tiêu chuẩn
  • 1 buổi đánh giá thử miễn phí trước khi tiến hành đánh giá chính thức
  • Được quảng bá thương hiệu tại các trang truyền thông của SPS

NHỮNG CÂU HỎI VỀ CHỨNG NHẬN ISO 22000:2018

  • Có thể đánh giá tích hợp ISO 22000 với các tiêu chuẩn khác không?

Hoàn toàn có thể đánh giá tích hợp ISO 22000 với các tiêu chuẩn khác, ví dụ như với ISO 9001 hoặc ISO 45001 vì ISO 22000 được xây dựng theo cấu trúc cấp cao HLS nên rất dễ để tích hợp áp dụng ISO 22000 với các tiêu chuẩn ISO khác.

  • Trường hợp nào không thể đánh giá được ISO 22000 không?

Với những Doanh Nghiệp chỉ mới đăng ký hoạt động mà chưa đi vào sản xuất thực tế thì không thể đánh giá ISO 22000.

  • Thế nào là tổ chức chứng nhận ISO 22000 uy tín?

Tổ chức chứng nhận ISO 22000 uy tín là tổ chức hoạt động độc lập với đơn vị đăng ký đánh giá chứng nhận [bên thứ ba], có giấy phép hoạt động hợp pháp và là thành viên được các diễn đàn, hiệp hội liên quan đến lĩnh vực chứng nhận quốc tế công nhận. Những đơn vị đáp ứng các điều kiện trên được trao quyền thực hiện chứng nhận ISO 22000. SPS sẽ giúp Doanh Nghiệp lựa chọn những đơn vị như vậy.

  • Có cần phải thuê đơn vị tư vấn ISO 22000 không?

Không có quy định nào bắt buộc Doanh Nghiệp phải thuê đơn vị tư vấn nhưng việc nhờ tới sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn sẽ giúp Doanh Nghiệp rút ngắn được thời gian áp dụng và chứng nhận tiêu chuẩn một cách hiệu quả.

  • Có thể đánh Remote được trong tình hình dịch Covid phức tạp không?

Doanh Nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn hình thức đánh giá ISO trực tuyến – Remote trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Để được chứng nhận ISO 22000:2018, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với SPS theo thông tin dưới đây:

Chủ Đề