Câu hỏi về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng

Mục lục bài viết

  • 1. Một vài vấn đề liên quan đến bảo lãnh và lãi suất ngân hàng ?
  • 2. Áp dụng biện pháp bảo lãnh theo quy định hiện nay?
  • 3. Trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh vay tín chấp ?
  • 4. Giới hạn cho vay, bảo lãnh ?
  • 5. Đơn vị dự thầu thực hiện bảo lãnh dự thầu bằng tiền mặt ?

1. Một vài vấn đề liên quan đến bảo lãnh và lãi suất ngân hàng ?

Thưa luật sư, Luật sư cho em hỏi ạ: Anh A vay ngân hàng 100 triệu thì anh B có đứng ra cam kết bảo lãnh 50% nghĩa vụ của anh A với ngân hàng. Hết thời hạn vay, a mới chỉ trả ngân hàng 50 triệu thì khi đó b sẽ phải trả ngân hàng bao nhiêu tiền ạ ? Lãi suất ngân hàng trong trường hợp này được tính thế nào ạ ?

Em xin cảm ơn luật sư !

- Linh Nguyen Q

Trả lời:

1. Bảo lãnh là gì ?

>> Xem thêm: Thủ tục bảo lãnh cho bị cáo đang bị tạm giữ hình sự ? Mẫu đơn xin bảo lĩnh

Bảo lãnh theo quy định tại điều 335 Bộ luật dân sự năm 2015 là việc người thứ ba [sau đây gọi là bên bảo lãnh] cam kết với bên có quyền [sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh] sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ [sau đây gọi là bên được bảo lãnh], nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.Nếu không có thỏa thuận gì khác, bên bảo lãnh phải thực hiện thay cho bên được bảo lãnh phần nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh vi phạm trong mọi trường hợp, tuy vậy, các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Hợp đồng bảo lãnh là văn bản ghi nhận lại sự thỏa thuận của các bên, bạn cần xem lại hợp đồng để biết được chính xác người B phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho người A trong trường hợp nào. Nếu người B bảo lãnh cho khoản vay của người A trong mọi trường hợp thì người B phải thực hiện nghĩa vụ thay cho người A. Ngược lại, nếu người B chỉ cam kết bảo lãnh nếu A mất khả năng tài chính để thực hiện hợp đồng vay thì bạn cần phải xác định rõ vấn đề này tại hợp đồng.

2. Mức phạm vi bảo lãnh ?

Điều 336 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:

Điều 336. Phạm vi bảo lãnh

1. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

2. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

4. Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.

Vậy, theo quy định nêu trên và theo thông tin bạn cung cấp bên B cam kết bảo lãnh 50% nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh, nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, cụ thể bằng:

= 50% x [ 100 triệu + lãi suất trong kỳ + phạt vi phạm hợp đồng nếu có + lãi chậm trả nếu có ]

3. Mức lãi suất cho vay của ngân hàng ?

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Trên đây là mức lãi suất và lãi chậm trả tối đa trong giao dịch dân sự, theo đó mức lãi suất tối đa mà pháp luật quy định là 20%/năm, lãi chậm trả tồi đa bằng 30%/năm.

>> Xem thêm: Có thể bảo lãnh để tại ngoại trong những trường hợp nào ? Đang tại ngoại làm đơn thi hành án tù được không ?

Mức phạt hợp đồng do hai bên thỏa thuận tại hợp đồng, mức bồi thường thiệt hại được tính trên phần thiệt hại thực tế do lỗi của A gây ra cho bên cho vay.

Do bạn chưa trao đổi rõ hợp đồng vay này là vay tiêu dùng [ vay tín chấp] của các tổ chức tín dụng hay là khoản vay thế chấp của các ngân hàng nên chúng tôi khuyên bạn nên xem lại hợp đồng để biết được mức lãi suất là bao nhiêu và vay của tổ chức nào. Sau đó bạn có thể đối chiếu với mức lãi suất mà tổ chức đó đăng ký với ngân hàng nhà nước xem có sự sai lệch không.Cụ thể vấn đề này được quy định tại thông tư số 39/2016/TT-NHNN như sau:

Điều 13. Lãi suất cho vay

1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

a] Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

b] Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;

c] Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

d] Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

đ] Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.

3. Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay. Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm [một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày] tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.

4. Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:

a] Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;

b] Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;

c] Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

5. Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay. Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.

2. Áp dụng biện pháp bảo lãnh theo quy định hiện nay?

Trả lời:

Cơ quan tố tụng rất hạn chế áp dụng quy định cho bị can, bị cáo đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để khỏi bị tạm giam vì luật còn chung chung.

Theo quy định, sau khi xem xét tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân, tình trạng tài sản của bị can, bị cáo…, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có thể quyết định cho họ đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để không bị giam giữ, bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập.

>> Xem thêm: Thư tín dụng là gì ? Những điều cần biết khi thanh toán bằng thư tín dụng [L/C] ?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Chưa rõ loại tội nào

Đầu tiên, theo nhiều chuyên gia, quy định trên không nêu rõ là sẽ được áp dụng cho tội ít nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng hay chỉ là cho tội ít nghiêm trọng. Do vậy đã có nhiều cách hiểu khác nhau. Có người hiểu áp dụng tất cả các trường hợp. Tuy nhiên, ý kiến khác cho rằng chỉ không áp dụng cho một trong các tội như tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; tội về ma túy thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng…

Một luồng ý kiến khác lại bảo biện pháp này chỉ áp dụng cho hai mức tội nghiêm trọng và ít nghiêm trọng với nhóm tội phạm về kinh tế.

Lại có một điểm khác là chỉ không áp dụng khi có căn cứ cho rằng nếu áp dụng biện pháp này thì không đủ hiệu quả để ngăn chặn bị can, bị cáo bỏ trốn, tiêu hủy, che giấu chứng cứ, hoặc ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, phạm tội mới, hoặc có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử…

Thực tế là đến nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể nên gần như các cơ quan tố tụng lúng túng, không dám áp dụng vì sợ sai.

Nhân thân, tài sản chưa cụ thể

Cạnh đó, căn cứ nhân thân và tình trạng tài sản của bị cáo, bị can để xem xét áp dụng biện pháp trên cũng được quy định rất… chung chung. Luật không quy định nhân thân tốt hay xấu, tình trạng tài sản cụ thể thế nào, mức tối thiểu, tối đa ra sao.

>> Xem thêm: Luật sư tư vấn về mức lãi suất cho vay ? Lãi suất cho vay đủ điều kiện cấu thành tội cho vay nặng lãi?

Một ý kiến cho rằng quy định chung chung vậy có thể hiểu chỉ cần thấy bị cáo nhân thân tốt, tài sản có thể từ vài chục triệu đồng trở lên là áp dụng được. Nhưng nếu hiểu như vậy, nếu người tiến hành tố tụng không công tâm thì lại gây ra những chuyện tiêu cực.

Một thẩm phán chuyên xét xử hình sự đồng tình chỉ nên áp dụng biện pháp này với những người có nhân thân tốt và chỗ ở rõ ràng, giống như quy định về án treo. Còn về tài sản, luật nên định mức tối thiểu [10-20 tháng lương cơ bản chẳng hạn] để làm căn cứ xem xét, áp dụng.

Một ý kiến khác cho rằng nên ấn định theo mức tiền cụ thể với từng loại tội.Từ 5 triệu đến 100 triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, trên 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng…

Bỏ ngỏ thời hạn

Một vấn đề khác là luật chỉ mới quy định về thẩm quyền ra quyết định nhưng chưa quy định về thời hạn áp dụng. Luật vẫn chưa nêu rõ là nếu ở giai đoạn điều tra đã áp dụng biện pháp này thì khi hồ sơ qua viện, qua tòa thì hai cơ quan này vẫn duy trì quyết định đó của cơ quan điều tra hay là buộc bị can, bị cáo phải đóng tiền lại để ra quyết định khác…

Vấn đề nữa là luật cũng không quy định rõ trách nhiệm của cơ quan nào, trong thời hạn bao lâu thì phải trả lại số tiền hoặc tài sản mà bị can, bị cáo đã đặt. Thường bị can, bị cáo rất ít khi dám chủ động đề nghị với cơ quan tố tụng để được nhận lại. Do đó, nếu không quy định rõ trách nhiệm thì các cơ quan này rất có thể sẽ đùn đẩy, dây dưa và gây khó dễ không cần thiết.

———————————————————————

Đặt 2,5 tỉ đồng để khỏi bị giam

Năm 2003, giám đốc Techcom VN JSC Trần Thọ Nguyên đặt bằng tiền và một miếng đất [tổng giá trị 2,5 tỉ đồng] và được VKSND Tối cao ra quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam.

Đây là vụ án trộm cắp tài sản ở Techcom được khởi tố tháng 4-2003. Cơ quan điều tra cho rằng Nguyên sử dụng kênh Internet thuê riêng để chuyển cuộc gọi điện thoại từ nước ngoài về Việt Nam là trái phép, gây thiệt hại cho Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông 3,5 tỉ đồng.

>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng vay tín chấp [không thế chấp tài sản] mới năm 2022

Cần quy định rõ “Một thẩm phán Tòa Hình sự, TAND TP.HCM”

Những vấn đề nêu trên đang làm đau đầu các cơ quan tố tụng. Chúng tôi rất lúng túng, không biết áp dụng ra sao.

Cần có hướng dẫn thống nhất và cụ thể, rõ ràng hơn để giúp cho các cơ quan dễ dàng áp dụng, giảm bớt tình trạng giam giữ bị can, bị cáo.

Nên áp dụng nhiều hơn “Luật sư NGUYỄN THÀNH VĨNH”

Thực tế, tôi cũng ít gặp trường hợp bị can, bị cáo được đặt tiền để khỏi bị giam. Thiết nghĩ đây là một quy định tiến bộ. Tuy nhiên, với những quy định còn chung chung như hiện nay thì việc áp dụng rất khó khăn. Ngoài việc quy định rõ hơn những căn cứ áp dụng, cũng cần quy định thêm về sự phối hợp của gia đình, địa phương với các cơ quan tố tụng để tránh việc sau khi không bị giam giữ thì bị can, bị cáo chấp nhận bỏ số tiền đã đặt, đi đâu không rõ khiến cơ quan tố tụng khổ sở thêm.

Đó là chưa kể vẫn chưa có quy định các căn cứ, điều kiện để các cơ quan tố tụng trả lại tiền, tài sản cho bị can, bị cáo.

Nguồn: Sưu tầm internet

>> Tham khảo dịch vụ luật sư liên quan: Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

3. Trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh vay tín chấp ?

Kính gửi! Luật sư Công ty Luật Minh Khuê, tôi có một số thắc mắc mong được Luật sư giải đáp. Tôi có một người bạn nhờ bảo lãnh vay tín chấp dùng giấy phép kinh doanh điện thoại đứng tên vay 200 triệu và có ký xác nhận nhờ tôi đứng tên vay nếu xảy ra chuyện gì thì người này hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật, trả trong vòng 5 năm tiền vay và lãi tổng là 350 triệu, trong quá trình vay có đóng bảo hiểm vay 10 triệu, đưa cho tôi 10 triệu, số còn lại người này cầm.

Mặc dù chổ kinh doanh là tôi thuê và đã cung cấp thông tin thuê địa điểm kinh doanh, thông qua bên thứ 3 là bạn của người này thủ tục làm rất nhanh không có kiểm kê tài sản, người này đóng lãi được 1 tháng rồi không đóng nữa và đã bỏ trốn, người này tài sản hiện có căn nhà và đang nợ rất nhiều, hiện tôi cũng không có khả năng đóng khoản nợ đó, tới thời gian hiện tại là hơn 2 năm mà số tiền đã hơn 300 triệu. Và họ đang liên hệ công ty đòi nợ để bảo tôi thanh toán khoản nợ do làm ăn thua lỗ nên tôi đã trả lại chổ thuê và đi làm công nhân, đang ở trọ cùng con.

Vậy tôi phải làm sao khi không có khả năng trả nợ và không liên lạc được với bạn của tôi, có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Rất mong sớm nhận được hồi âm từ các chuyên gia. Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe!

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.6162

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin bảo lãnh, bảo lĩnh cho bị can, bị cáo được tại ngoại mới 2022

Trả lời:

Căn cứ Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bảo lãnh cụ thể như sau:

Điều 335. Bảo lãnh

1. Bảo lãnh là việc người thứ ba [sau đây gọi là bên bảo lãnh] cam kết với bên có quyền [sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh] sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ [sau đây gọi là bên được bảo lãnh], nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Theo đó, trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Điều 342. Trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh

1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.

Như vậy, căn cứ theo Điều 342 Bộ luật Dân sự 2015 thì trường hợp bạn của bạn không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ thì bạn phải đứng ra thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay.

Trong trường hợp bạn của bạn cho tới thời điểm hiện tại chỉ đóng 1 tháng tiền lãi còn lại hơn 2 năm không trả, do đó theo quy định của thì mức lãi suất chậm trả được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a] Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b] Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Do đó, mức lãi suất chậm trả trên nợ gốc quá hạn trường hợp của bạn có thể bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Trường hợp bạn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bên cho vay có quyền khởi kiện ra Tòa án dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự.

Trường hợp bạn của bạn bỏ trốn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

>> Xem thêm: Mẫu đơn kiện đòi nợ mới nhất năm 2022 và Thủ tục khởi kiện đòi nợ

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin sao chụp hồ sơ vụ án hình sự mới nhất năm 2022

4. Giới hạn cho vay, bảo lãnh ?

1. Giới hạn cho vay đối với một khách hàng được quy định như sau:

a] Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác;

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

b] Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng được cho vay hợp vốn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

c] Trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ có thể quyết định mức cho vay tối đa đối với từng trường hợp cụ thể.

>> Xem thêm: Quy định của pháp luật về hoạt động tính lãi suất trong kinh doanh cầm đồ ? Cách tính lãi suất cho vay ?

2. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một tổ chức tín dụng không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.

Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ: Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình

5. Đơn vị dự thầu thực hiện bảo lãnh dự thầu bằng tiền mặt ?

Xin được hỏi: Đơn vị dự thầu thực hiện bảo lãnh dự thầu bằng tiền mặt. Điều này có phù hợp không? Nhà thầu có bị loại ? Dựa vào điều, khoản nào ? [HSMT tại phần chỉ dẫn nhà thầu đã nêu: khi tham dự thầu, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo hình thức thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành hoặc đặt cọc bằng séc] ?

Trân trọng cảm ơn.

>> Tham khảo câu trả lời: Thời hạn bảo lãnh dự thầu như thế nào được coi là hợp lệ ? Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu ?

>> Xem thêm: Cho người khác vay nặng lãi có khởi kiện đòi tiền được không ?

Trả lời:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 quy định:

Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

- Với HSDT của nhà thầu 1: Như vậy, bảo đảm dự thầu là cam kết của ngân hàng đối với bên mới thầu để bảo đảm việc tham gia dự thầu, theo đó, bên đơn vị dự thầu không thể thực hiện bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt. Bên mời thầu có quyền quy định biện pháp bảo đảm dự thầu phù hợp với nhu cầu và mục đích của họ. Trong trường hợp này bên mời thầu đã quy định biện pháp bảo đảm dự thầu đó là nộp thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành hoặc đặt cọc bằng sec. Do đó nếu như đơn vị dự thầu thực hiện bảo đảm dự thầu bằng biện pháp đặt cọc bằng tiền mặt mà không được bên mời thầu đồng ý, chấp thuận thì sẽ bị coi là không phù hợp, không hợp lệ và có thể bị loại.

Việc xác định chính xác nhà thầu có đủ điều kiện trúng thầu hoặc nhà thầu có được chấp thuận hồ sơ dự thầu hay không chủ yếu phụ thuộc vào bên mời thầu, đồng thời, phụ thuộc vào phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu căn cứ theo quy định tại Chương 4 Luật Đấu thầu năm 2013.

- Với HSDT của nhà thầu 2: Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP:

"d] Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;"

Như vậy, trong trường hợp này, giá trị "đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu" được hiểu là giá trị bảo đảm không thấp hơn giá trị yêu cầu trong HSMT, do đó, việc bảo đảm dự thầu lớn hơn không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của HSDT.

- Với HSDT của nhà thầu 3: Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005, "séc" là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.

Trong đó, "bảo chi séc" là việc ngân hàng xác nhận bảo đảm thanh toán séc bằng cách ghi cụm từ "bảo chi" và ký tên trên séc [Điều 67 Luật các công cụ chuyển nhượng].

Video liên quan

Chủ Đề