Câu hỏi về chính sách tỷ giá hối đoái

Chuyên gia: chính sách neo tỷ giá có nhiều nhược điểm  Phân tích rõ thêm về những ưu điểm trong chính sách tỷ giá của Việt Nam, PGS.TS. Phạm Thế Anh - Trường Đại học Kinh tế quốc dân - cho rằng: ưu điểm của việc neo tỷ giá tương đối cố định là kiểm soát lạm phát, bởi thay đổi tỷ giá có thể làm lạm phát tăng. Hơn nữa, nếu nới lỏng tỷ giá, những khoản nợ nước ngoài của Chính phủ sẽ tăng lên, theo đó sẽ làm tăng tỷ lệ nợ công/GDP, trong khi nợ công đã gần chạm trần Quốc hội cho phép. Một lý do nữa là thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam được tính theo USD, nếu phá giá đồng Việt Nam thì mục tiêu này sẽ giảm xuống. Ngoài ra, do chính sách tỷ giá hiện nay là không tăng quá 3% nên sẽ hạn chế được sự tùy tiện trong việc điều hành chính sách tỷ giá. Cuối cùng, việc neo tỷ giá đồng nghĩa với việc NHNN đã công bố và cam kết về lộ trình thay đổi tỷ giá nên có thể giảm rủi ro về tỷ giá cho DN. Tuy nhiên, theo PGS.TS. Phạm Thế Anh, chính sách neo tỷ giá này cũng có rất nhiều nhược điểm.  Thứ nhất, chính sách tỷ giá của Việt Nam tương đối cứng nhắc, vì vậy nó không hỗ trợ cho hoạt động thương mại quốc tế. Thực tế cho thấy, tốc độ tăng năng suất của Việt Nam không theo kịp tốc độ tăng của tỷ giá, do vậy nó làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thời gian vừa qua, xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu đến từ khu vực DN nước ngoài, trong khi khu vực này ít chịu ảnh hưởng của chính sách tỷ giá, còn tỷ trọng xuất khẩu trong nước ngày càng suy giảm. Dù có điểm đáng mừng là việc xuất khẩu ròng thặng dư nhưng chúng ta cũng cần phải đặt câu hỏi rằng, nếu chính sách tỷ giá linh hoạt hơn thì liệu Việt Nam có thặng dư thương mại lớn hơn hay cũng chỉ đạt mức cân bằng như hiện nay?  Thứ hai, chính sách tỷ giá hiện nay không chống được lạm phát, mặc dù một trong những lý do chính của việc duy trì tỷ giá cố định là để đạt mục tiêu này. Thực tế, muốn ổn định lạm phát thì chỉ chính sách tỷ giá cố định là không đủ. Bằng chứng là, trước đây dù tỷ giá chỉ xoay quanh mức 2-3% nhưng lạm phát vẫn lên tới 20-30%. Vì vậy, có thể khẳng định rằng tỷ giá cố định không chống được lạm phát. Vấn đề cốt lõi của việc chống lạm phát trong dài hạn là phải kiểm soát được cung tiền, cụ thể là phải dựa trên nền tảng chính sách tài khóa lành mạnh và sự độc lập tương đối của NHNN trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Vấn đề độc lập của NHNN được hiểu là Quốc hội và Chính phủ chỉ nên giao chỉ tiêu ổn định lạm phát ở mức 3-4%, không nên giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Theo đó, Chính phủ cũng không can thiệp vào việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN mà để cơ quan này sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ khi thực hiện mục tiêu đó. Thứ ba, nếu chính sách tỷ giá không linh hoạt thì những cú sốc kinh tế từ bên ngoài sẽ “truyền dẫn” hoàn toàn vào nền kinh tế Việt Nam. Ví dụ, khi đồng USD trên thế giới tăng giá một đồng thì hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam cũng tăng chừng đó. Nếu tỷ giá linh hoạt thì nó trở thành “đệm”, trở thành công cụ để giảm sốc từ bên ngoài, còn nếu tỷ giá cố định thì sẽ không thực hiện được vai trò đó. Trong bối cảnh hiện nay, các cú sốc kinh tế từ bên ngoài ngày càng nhiều và  ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình trong nước, bởi thế Việt Nam càng cần phải cân nhắc vấn đề này. Thứ tư, Chính phủ buộc phải sử dụng biện pháp can thiệp hành chính vào chính sách tiền tệ. Trong khi Việt Nam cam kết những công cụ tỷ giá cố định thì điều kiện thị trường lại không cho phép. Chẳng hạn như lạm phát cao nghĩa là có sức ép đồng tiền mất giá, khi đó người dân sẽ tăng nhu cầu mua ngoại tệ và Nhà nước buộc phải sử dụng các biện pháp can thiệp hành chính. Việc duy trì chính sách tỷ giá cố định đã khiến Chính phủ phải áp dụng quá nhiều biện pháp can thiệp hành chính vào thị trường ngoại hối, ví dụ như quy định lãi suất tiền gửi USD là 0%. Thêm một lý do cho thấy Việt Nam nên cân nhắc về chính sách neo tỷ giá, đó là khả năng bị tấn công tiền tệ. Mặc dù trong hiện tại thì nguy cơ này chưa hiện hữu, nhưng khi dần mở cửa các tài khoản vốn thì việc áp dụng tỷ giá cứng nhắc có thể sẽ khiến cho hệ thống tiền tệ dễ bị tấn công. Trong bối cảnh ấy, việc neo tỷ giá là rất khó khăn, thậm chí là nhiệm vụ bất khả thi do hoạt động đầu tư vào Việt Nam ngày càng lớn, trừ khi vấn đề lạm phát cũng diễn ra trên thế giới và việc thu hút, giải ngân vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam gặp thuận lợi. Từ những phân tích trên, PGS.TS. Phạm Thế Anh đã đề xuất, NHNN cần chuẩn bị lộ trình cho một chế độ tỷ giá mới, đó là chế độ tỷ giá “thả nổi” nhưng có quản lý. Nói cách khác là chế độ tỷ giá linh hoạt hơn, phù hợp hơn với thị trường. Chế độ tỷ giá này có đặc điểm là chính sách tiền tệ phải lấy mục tiêu lạm phát là ưu tiên cao nhất, dựa trên hệ thống tài khóa lành mạnh và sự độc lập trong việc thực thi chính sách tiền tệ của NHNN. Đồng thời nó phải dựa trên thị trường ngoại hối được hiện đại hóa, có nhiều người tham gia, có tính thanh khoản cao, coi ngoại tệ là một loại tài sản và phải có nhiều sản phẩm phái sinh. Tiếp theo, NHNN cũng phải dần từ bỏ việc công bố tỷ giá trung tâm mỗi ngày và để thị trường quyết định việc này; NHNN chỉ nên sử dụng các công cụ tiền tệ để can thiệp thông qua thị trường mở, công cụ lãi suất và việc điều hành mua bán ngoại tệ nhằm làm mềm những biến động tỷ giá quá lớn.      

NHNN vẫn tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng 

Những nhận định nêu trên của PGS.TS. Phạm Thế Anh vừa nhận được sự đồng thuận vừa vấp phải sự phản ứng của đại diện NHNN. TS. Nguyễn Tú Anh - Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN - cho biết, ông chia sẻ sự đồng thuận với chuyên gia về hệ quả không bền vững của việc neo tỷ giá vì nó sẽ bị tản về hai cực, hoặc là cố định hoặc bị thả nổi. Tuy nhiên, ông Nguyễn Tú Anh cũng chưa ủng hộ chính sách thả nổi tỷ giá bởi chủ trương này tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Đại diện NHNN nêu dẫn chứng, trong số các nước tuyên bố thả nổi tỷ giá, chỉ có khoảng 20% quốc gia là thả nổi thật. Còn lại, đa số các quốc gia đều sợ vấn đề này, bởi khi thả nổi tỷ giá thì nguy cơ bị tấn công tiền tệ rất cao, khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 là một ví dụ điển hình.    Từ góc độ một người phản biện, TS. Nguyễn Tú Anh không đồng tình với nhận định chính sách tỷ giá cố định không hỗ trợ cho hoạt động thương mại quốc tế. Theo lập luận của ông Tú Anh, tỷ giá là vấn đề phức tạp, nếu đánh giá tỷ giá mà chỉ tính trên cán cân thương mại là chưa đủ. Thực tế cho thấy, thời kỳ tỷ giá của Việt Nam được cho là quá cao cũng chính là thời kỳ nước ta có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh, chẳng hạn, năm 2017 được xem là năm có tỷ giá cao nhưng cũng là năm thặng dư thương mại. TS. Nguyễn Tú Anh còn cho rằng, nhận định trong những năm gần đây các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng ngưng đầu tư do chính sách tỷ giá là nhận định khá khiên cưỡng, bởi Việt Nam đang tái cơ cấu nền kinh tế nên tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng chậm lại nhưng sẽ vững chắc hơn, mặc dù vốn FDI giải ngân không tăng song cũng không giảm, như vậy cũng là một sự thành công. Theo ông Nguyễn Tú Anh, hiện NHNN không neo tỷ giá vào đồng USD mà thực hiện cơ chế tỷ giá trung tâm, tức là làm sao để cân đối được cung - cầu ngoại tệ trong nước, biến động của 8 ngoại tệ trên thị trường quốc tế và diễn biến của kinh tế vĩ mô. Cứ 5 giờ sáng hàng ngày, NHNN phải tính toán sự biến động của 8 loại ngoại tệ trên thị trường thế giới, đồng thời tính chỉ số bình quân của thị trường liên ngân hàng của ngày hôm trước ở trong nước rồi cân đối với nhau, từ đó mới quyết định tỷ giá trung tâm. Như vậy, tỷ giá trung tâm phải cân đối được cả sự biến động bên ngoài và bên trong, đó là cung - cầu, nếu cung quá thấp mà cầu quá nhiều thì tỷ giá tăng lên và ngược lại. 

Vị đại diện NHNN cũng cho biết, NHNN đang nghiên cứu về vấn đề tỷ giá hối đoái với tinh thần cầu thị, nếu có các giải pháp mới hợp lý hơn, cơ quan này sẽ xem xét để điều chỉnh cho phù hợp. Về định hướng cho thời gian tới, chính sách tiền tệ sẽ vẫn ưu tiên vấn đề đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và neo được lạm phát kỳ vọng ở mức khoảng 4%, đây là yếu tố nền tảng cho tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Để thực hiện mục tiêu đó, NHNN vẫn tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, giữ ổn định hợp lý các chỉ số tiền tệ như lãi suất, tỷ giá phù hợp với các diễn biến của thị trường và điều kiện kinh tế vĩ mô khác.


THÙY ANH
Theo Đặc san Kiểm toán số 65 ra tháng 11/2017

Bạn đã từng hỏi tại sao giá trị tiền tệ giữa các quốc gia khác nhau như vậy chưa. Tỷ giá hối đoái là gì? Thuật ngữ này sẽ là câu trả lời giải đáp tất cả thắc mắc của bạn về vấn đề kinh tế này. Cùng ThuthuatOffice tìm hiểu ngay bên dưới nhé.

Tỷ giá hối đoái là gì?

Định nghĩa tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái hay còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai nước, là giá cả một đơn vị tiền tệ của một nước được tính bằng tiền của nước khác hay nói cách khác, là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ.

Tỷ giá hối đoái tiếng Anh là gì?

Tỷ giá hối đoái trong tiếng Anh là Exchange rate.

Một số thuật ngữ liên quan

Tỷ giá hối đoái thực là gì?

Tỉ giá hối đoái thực tế [trong tiếng Anh là Real Exchange Rate, viết tắt là RER], cho biết tỉ lệ giá cả hàng hóa ở hai quốc gia khi tính theo cùng một đơn vị tiền tệ, hay nói cách khác là tỉ lệ trao đổi hàng hóa hai quốc gia.

Nói một cách đơn giản hơn, bạn có thể muốn biết một đô la có thể mua được gì ở các quốc gia thuộc khu vực đồng Euro hoặc một đồng euro có thể mua được gì ở Hoa Kỳ.

Tỷ giá hối đoái tăng là gì?

Trong trường hợp tỷ giá hối đoái tăng tức là giá cả của hàng hóa xuất khẩu quốc gia đó thấp hơn so với sản phẩm cùng loại trên thị trường nước ngoài, điều này làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa.

Tỷ giá hối đoái cố định là gì?

Tỷ giá hối đoái cố định là một chế độ do chính phủ hoặc ngân hàng trung ương áp dụng nhằm ràng buộc tỷ giá hối đoái chính thức của quốc gia đó với tiền tệ của quốc gia khác hoặc giá vàng. Mục đích của hệ thống tỷ giá hối đoái cố định là giữ cho giá trị của một loại tiền tệ trong một biên độ hẹp.

Ví dụ: Đồng krone Đan Mạch [DKK] được chốt với đồng euro ở tỷ giá trung tâm là 746,038 kroner trên 100 euro, với ‘biên độ dao động’ là +/- 2,25%. Điều này có nghĩa là tỷ giá hối đoái từ euro sang DKK phải bằng 2,25% tỷ giá trung tâm và không thể giảm xuống dưới 729,252 DKK trên 100 euro hoặc vượt quá 762,824 trên 100 euro.

Tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn là gì?

Tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn là một chế độ trong đó giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối. Điều này trái ngược với tỷ giá hối đoái cố định, trong đó chính phủ quyết định hoàn toàn hoặc chủ yếu tỷ giá.

Nói cách khác, tỷ giá hối đoái thả nổi có nghĩa là tiền tệ luôn thay đổi theo giá trị tương đối. Ví dụ: 1 đô la Mỹ có thể mua được một Bảng Anh hôm nay, nhưng nó có thể chỉ mua được 0,95 Bảng Anh vào ngày mai.

Nói chung, các nhà kinh tế đều cho rằng, trong phần lớn trường hợp, chế độ tỷ giá thả nổi tốt hơn chế độ tỷ giá cố định bởi vì tỷ giá thả nổi nhạy với thị trường ngoại hối. Điều này cho phép làm dịu tác động của các cú sốc và chu kỳ kinh doanh nước ngoài.

Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết

Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là chế độ mà trong đó tỉ giá biến động theo quan hệ cung cầu trên thị trường và ngân hàng trung ương có tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm ảnh hưởng lên tỉ giá nhưng ngân hàng trung ương không cam kết duy trì một tỉ giá cố định hay biên độ dao động nào xung quanh tỉ giá trung tâm.

Chế độ tỉ giá thả nổi có quản lí là sự dung hòa giữa chế độ tỉ giá cố định và chế độ tỉ giá thả nổi tự do. Chế độ này có ưu điểm là tỉ giá tương đối ổn định do đó góp phần ổn định kinh tế, thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, ngân hàng trung ương cũng phải có lượng ngoại tệ đủ mạnh để can thiệp vào thị trường khi cần thiết và phải xác định mức độ can thiệp phù hợp, nếu không sẽ trở thành chế độ tỉ giá cố định.

Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là gì?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, áp dụng tính đến ngày tháng 09 năm 2021 như sau:

Tỷ giá trung tâm Tỷ giá
1 Đô la Mỹ = 23.132 VND
Bằng chữ Hai mươi ba nghìn một trăm ba mươi hai Đồng Việt Nam
Số văn bản 291/TB-NHNN

Phân loại tỷ giá hối đoái

Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá

  • Tỷ giá hối đoái chính thức: Là tỷ giá do ngân hàng trung ương của quốc gia đó xác định. Trên cơ sở tỷ giá hối đoái này, các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá quy đổi ngoại tệ đúng kỳ hạn, kỳ hạn hoặc hoán đổi.
  • Tỷ giá thị trường: Là tỷ giá hối đoái được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu trên thị trường hối đoái.

Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán

  • Tỷ giá giao ngay: Là tỷ giá được áp dụng trong giao dịch mà việc chuyển vốn, thanh toán xảy ra đồng thời với thời điểm ký hợp đồng [đồng thời ở đây được hiểu theo nghĩa trong phạm vi 02 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua bán ngoại hối].
  • Tỷ giá kỳ hạn: Tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng tự tính toán, thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định của tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng.

Căn cứ vào giá trị của tỷ giá

  • Tỷ giá hối đoái âm: Là tỷ giá hối đoái của đồng tiền được biểu thị theo giá hiện hành, không bao gồm bất kỳ ảnh hưởng nào của lạm phát.
  • Tỷ giá hối đoái thực: Tỷ giá hối đoái có tính đến tác động của lạm phát và sức mua trong một cặp tiền tệ phản ánh giá cả của hàng hóa có thể bán ra nước ngoài và tiêu dùng trong nước. Tỷ lệ này thể hiện năng lực cạnh tranh quốc tế của quốc gia đó.

Căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối

  • Tỷ giá điện hối: Là tỷ giá hối đoái thường được niêm yết tại ngân hàng. Đó là tỷ giá hối đoái bằng điện. Tỷ giá hối đoái là tỷ giá cơ bản để xác định các loại tỷ giá hối đoái khác.
  • Tỷ giá thư đoái: Tức là tỷ giá hối đoái qua đường bưu điện. Tỷ giá hối đoái thường cao hơn tỷ giá hối đoái của thư

Căn cứ vào thời điểm mua/bán ngoại hối

  • Tỷ giá mua: Là tỷ giá do ngân hàng mua ngoại hối vào.
  • Tỷ giá bán: Là tỷ giá do ngân hàng bán ngoại hối ra.

Tỷ giá hối đoái song phương

Tỷ giá hối đoái song phương: là giá của đồng tiền với đồng tiền nước khác chưa tính tới lạm phát của hai nước.

Tỷ giá hối đoái hiệu dụng

Tỷ giá hối đoái hiệu dụng danh nghĩa [NEER] là tỷ giá bình quân gia quyền chưa điều chỉnh mà tại đó tiền tệ của một quốc gia đổi lấy nhiều ngoại tệ. Nói cách khác, tỷ giá hối đoái hiệu dụng nghĩa là số lượng nội tệ cần thiết để mua ngoại tệ.

Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái là gì?

Phương pháp xác định tỉ giá hối đoái là cách thức hình thành tỉ giá hối đoái mà mỗi quốc gia áp dụng trong từng thời kì phát triển. Có ba phương pháp để tính số tiền từ loại tiền này sang loại tiền tệ khác, bao gồm

  • Phương pháp cấp số nhân [Multiplier Method].
  • Phương pháp số chia [Divisor Method].
  • Phương pháp tam giác và không có nghịch đảo [Triangulation and No Inverse Conversion Methods].

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Yếu tố thương mại

Tỷ lệ trao đổi thương mại có liên quan đến tài khoản vãng lai và cán cân thanh toán. Nếu tốc độ tăng giá xuất khẩu của một quốc gia nhanh hơn tốc độ tăng giá nhập khẩu, thì tỷ lệ trao đổi thương mại đã được cải thiện tích cực.

Tỷ lệ trao đổi thương mại tăng cho thấy nhu cầu về hàng xuất khẩu của nước đó đang tăng, dẫn đến doanh thu từ xuất khẩu tăng, và nhu cầu cho nội tệ tăng lên, dẫn đến giá trị của đồng nội tệ tăng lên.

Ngược lại, nếu tốc độ tăng trưởng của giá xuất khẩu chậm hơn so với nhập khẩu, giá trị của đồng nội tệ sẽ giảm tương đối với các đối tác thương mại.

Yếu tố lạm phát

Một quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp hơn quốc gia khác thì giá trị đồng tiền của quốc gia đó tăng lên. Giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng với tốc độ chậm hơn khi lạm phát thấp. Ngược lại, quốc gia có lạm phát cao thường đồng tiền sẽ mất giá và đi kèm với lãi suất cao hơn.

Ví dụ: Nếu lạm phát ở Việt Nam tương đối thấp hơn so với các nước khác, thì xuất khẩu của Việt Nam sẽ trở nên cạnh tranh hơn, và nhu cầu đối với VNĐ để mua hàng hóa nội địa sẽ tăng lên. Vì vậy, hàng hóa nước ngoài sẽ kém cạnh tranh hơn và do đó người Việt sẽ mua ít hàng nhập khẩu hơn.

Yếu tố thu nhập

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái là mức thu nhập tương đối. Mức thu nhập của quốc gia xác định nhu cầu nhập khẩu ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

Ví dụ: Nếu mức thu nhập của Việt Nam tăng lên trong khi mức thu nhập của Mỹ vẫn giữ nguyên sẽ tạo nên ba viễn cảnh sau:

  • Nhu cầu về VNĐ sẽ tăng lên phản ánh sự gia tăng thu nhập của VN và do đó nhu cầu đối với hàng hóa của Mỹ tăng lên.
  • Sự cung cấp đồng đô la Mỹ để bán dự kiến ​​sẽ không thay đổi.
  • Tỷ giá hối đoái của Mỹ sẽ tăng lên.

Yếu tố lãi suất

Những thay đổi về lãi suất ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ và tỷ giá hối đoái đô la. Tỷ giá ngoại hối, lãi suất và lạm phát đều có mối tương quan với nhau. Lãi suất tăng khiến đồng tiền của một quốc gia tăng giá vì lãi suất cao hơn mang lại lãi suất cao hơn cho người cho vay, do đó thu hút nhiều vốn nước ngoài hơn, khiến tỷ giá hối đoái tăng

Ví dụ: Nếu lãi suất của Việt Nam tăng so với các nơi khác, thì việc gửi tiền vào ngân hàng VN sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Do đó nhu cầu về sở hữu VNĐ sẽ tăng cao. Đây được gọi là “Dòng Tiền Nóng” và là một yếu tố ngắn hạn quan trọng trong việc xác định giá trị của một loại tiền tệ.

Vai trò của tỷ giá hối đoái là gì?

So sánh sức mua của đồng tiền

Đây là công cụ phản ánh giá trị của ngoại tệ và nội tệ, đồng thời so sánh giá hàng hóa trong nước và ngoài nước, so sánh năng suất lao động giữa các quốc gia. Từ đó, sẽ tính toán được hiệu quả trong các giao dịch ngoại thương‚ vay vốn‚ hợp tác kinh tế với nước ngoài và lấy đó làm cơ sở để đề ra những chính sách kinh tế đối ngoại phù hợp với thực tế.

Xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát của mỗi quốc gia

Bạn có thể hình dung khi tỷ giá hối đoái tăng làm giá hàng nhập khẩu tăng, dễ xảy ra lạm phát. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, hàng nhập khẩu rẻ hơn, lạm phát giảm nhưng theo kèm đó là sản xuất cũng giảm, tăng trưởng chậm.

Trên đây, ThuthuatOffice đã giải đáp các thắc mắc về tỷ giá hối đoái là gì. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào các bạn có thể để lại bình luận bên dưới để được giải đáp sớm nhất. Hoặc xem thêm một số bài viết tương tự bên dưới

  • Thoái vốn là gì?
  • Chất lượng dịch vụ là gì?
  • Ma trận quản lý thời gian là gì?

Mong rằng những thông tin chia sẻ về tỷ giá hối đoái là gì sẽ có ích cho bạn. Nếu bạn thấy hữu ích thì đừng quên Like, Share và ghé thăm ThuthuatOffice thường xuyên, nơi chứa đựng nhiều kiến thức hay ho dành riêng cho dân văn phòng nhé.

Là gì -

Video liên quan

Chủ Đề