Cận thị viễn thị là gì năm 2024

Bị cận thị hiểu đơn giản là bạn sẽ không thấy rõ các vật ở xa. Còn bị viễn thị tức là bạn không nhìn rõ các vật ở gần. Cận thị và viễn thị là 2 trong 3 tật phổ biến nhất về khúc xạ mắt hiện nay. Hiểu được nguyên nhân cận thị, viễn thị sẽ giúp bạn hạn chế phần nào độ cận và độ viễn cho chính mình.

Nguyên nhân cận thị, viễn thị từ đâu?

Cận thị là một trong những tật về mắt phổ biến nhất hiện nay. Chiếm 70% trong số các ca bị tật về mắt tại Việt Nam.

Đâu là nguyên nhân gây ra cận thị:

  • Cận thị từ yếu tố di truyền của bố và mẹ.
  • Bé sinh non cũng là nguyên nhân cận thị xảy ra.
  • Đọc sách trong môi trường thiếu ánh sáng. Hoặc tư thế học tập và làm việc không đúng. Đặc biệt là tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, laptop… ở tầm nhìn quá gần và nhiều giờ.

Khi cận thị, bạn sẽ bị ảnh hưởng đến đời sống. Nhất là học tập và làm việc đều có phần hạn chế. Mắt thường xuyên mỏi, tăng nhãn áp và thậm chí có thể bị rách và bong võng mạc nếu không chữa trị kịp thời.

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân cận thị, viễn thị

Cùng với cận thị thì tật viễn thị cũng phổ biến không kém. Đồng thời, nguyên nhân viễn thị cũng là do:

  • Yếu tố bẩm sinh khiến cầu mắt ngắn.
  • Do không giữ chuẩn khoảng cách nhìn khiến cho thủy tinh thể bị xẹp và mất khả năng phồng.
  • Do người già mắt bị lõa hóa cũng là nguyên nhận viễn thị.

Khi mắc phải viễn thị cũng ảnh hưởng tương tự như cận thị. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học ngày nay thị bạn có thể khác phục. Cụ thể, nếu bị cận thị thì có thể đo mắt và cắt kính áp tròng. Hoặc phẫu thuật khúc xạ mắt cận thị bằng phương pháp hỗ trợ lazer. Nếu bị nhẹ, có thể tập quan sát góc cạnh, tập nhìn con số… để khắc phục. Bên cạnh đó, cũng có thể chữa viễn thị bằng cách đeo kính, mổ viễn thị hay thay thể thủy tinh.

Tuy nhiên, để biết được tình trạng của mắt mình bị cận thị hay viễn thị thì cách tốt nhất là bạn nên đi khám mắt thường xuyên. Khi này, sẽ có điều chỉnh phù hợp để mắt bạn để mắt không bi tật khúc xạ quá nặng. Nên nắm được nguyên nhân cận thị, viễn thị để biết cách hạn chế nó tốt nhất!

Trong cận thị, ánh sáng hội tụ trước võng mạc do giác mạc quá cong hoặc trục nhãn cầu quá dài hoặc cả hai. Nhìn xa mờ nhưng vẫn có thể nhìn gần rõ. Cần đeo kính lõm [phân kỳ] để sửa tật cận thị. Cận thị ở trẻ em thường tiến triển đến khi trẻ dừng lớn.

Trong viễn thị, ánh sáng hội tụ ở sau võng mạc do giác mạc quá dẹt, trục nhãn cầu quá ngắn, hoặc cả hai. Ở người lớn, nhìn cả gần và xa đều kém. Trẻ em và thanh thiếu niên viễn thị nhẹ vẫn có thể nhìn rõ vì còn khả năng điều tiết. Cần sử dụng thấu kính lồi [hội tụ] để sửa tật viễn thị.

Trong loạn thị, bề mặt cong phi tuyến [thay đổi] của giác mạc hoặc thủy tinh thể khiến ánh sáng hội tụ theo các phương khác nhau [đứng, chéo, ngang] ở các vị trí khác nhau. Cần sử dụng kính trụ [một phần cắt ra từ hình trụ] để sửa tật loạn thị. Một trục của kính trụ không có công suất, trục còn lại có thể là hội tụ hoặc phân kỳ.

Lão thị là mất khả năng thay đổi hình dạng thủy tinh thể để hội tụ ánh sáng lên võng mạc do ảnh hưởng của tuổi tác. Thông thường, lão thị sẽ biểu hiện ở những người ngoài tuổi 40. Một thấu kính hội tụ được sử dụng để quan sát các vật gần. Các thấu kính này có thể được cắt thành kính gọng riêng biệt hoặc thành kính hai tiêu hay đa tiêu cự.

Bất đồng khúc xạ hai mắt là sự chênh lệch đáng kể khúc xạ của 2 mắt [thường là \> 3 đi ốp]. Khi chỉnh kính, bất đồng ảnh võng mạc hai bên sẽ xuất hiện gây cản trở sự kết hợp 2 hình ảnh và dẫn tới sự ức chế của vỏ não tới một trong hai hình ảnh.

Triệu chứng và Dấu hiệu của tật khúc xạ

Triệu chứng sớm của tật khúc xạ là nhìn xa hoặc gần mờ hoặc cả hai. Nhức đầu có thể do trương lực cơ mi bù trừ quá mức hoặc nheo mắt và cau mày kéo dài. Tật khúc xạ có thể góp phần gây mỏi mắt [mắt khó chịu và mệt mỏi], trong đó nhìn chằm chằm quá nhiều [ví dụ: nhìn vào màn hình máy tính] có thể dẫn đến khô bề mặt mắt, gây kích ứng mắt, ngứa, mỏi thị giác, cảm giác dị vật và đỏ mắt. Mỏi mắt khi đọc và nháy mắt nhiều hoặc dụi mắt là triệu chứng tật khúc xạ ở trẻ em.

  • Kiểm tra thị lực
  • Khúc xạ
  • Khám mắt toàn diện
  • Kính mắt
  • Kính áp tròng
  • Phẫu thuật khúc xạ

Cận thị và viễn thị được chỉnh bằng kính cầu. Thấu kính hình cầu lõm được dùng để chữa bệnh cận thị; chúng là âm hoặc phân kỳ. Thấu kính hình cầu lồi được sử dụng để điều trị chứng viễn thị; chúng là cộng hoặc hội tụ. Loạn thị được chỉnh bằng kính trụ. Đơn kính có 3 thông số. Số đầu tiên là công suất cầu [trừ với cận thị, cộng với viễn thị]. Số thứ hai là công suất trụ [cộng hoặc trừ]. Số thứ ba là trục loạn thị. Ví dụ, đơn thuốc cho bệnh nhân loạn cận có thể đọc là -4,50 + 2,50 x 90, và bệnh nhân loạn viễn có thể đọc là +3,00 + 1,50 × 180.

Bản quyền © 2024 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Như thế nào là cận thị và viễn thị?

Cận thị: Nhìn không rõ các vật ở xa [đọc sách, xem TV ở khoảng cách gần]; Viễn thị: Thấy mờ khi nhìn vật ở gần và cảm thấy đau đầu khi cố gắng nhìn [phải đưa sách ra xa để đọc, sử dụng thiết bị điện tử và xem tivi ở khoảng cách xa].

Kính viễn thị và kính cận thị khác nhau như thế nào?

Người bị cận thị có tầm nhìn gần, nên nhìn rõ các vật ở gần hơn và nhìn mờ các vật ở xa. Người bị viễn thị thì có tầm nhìn xa, nên sẽ nhìn rõ các vật ở xa và nhìn mờ các vật ở gần.

Cận thị viễn thị là gì nguyên nhân Cách khắc phục?

3. Cách phân biệt triệu chứng.

Thế nào là mắt cận thị và viễn thị?

– Với cận thị: Không nhìn rõ các vật ở xa [đọc sách, xem TV phải ở khoảng cách gần]. – Với viễn thị: Khi nhìn vật ở gần mờ và hơi đau đầu khi cố gắng nhìn [phải đưa sách ra xa để đọc].

Chủ Đề