Cảm nhận về nhân vật Tnú và Việt

Bài làm

Nguyễn Trung Thành là nhà văn rất có duyên với vùng đất đỏ bazan Tây Nguyên . Hai tác phẩm thành công nhất của ông đều viết về cuộc sống, con người, về mảnh đất hùng vĩ, hoang sơ. Đó là tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” năm 1954 và truyện ngắn “Rừng xà nu” sáng tác năm 1965. Đặc biệt “Rừng xà nu” được đánh giá là thiên sử thi Tây Nguyên thời kì kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm đã tái hiện con đường đấu tranh giành tự do đầy đau khổ, mất mát, hi sinh và vinh quang của những người dân Xô man bất khuất kiên cường. Rừng xà nu thể hiện xu thế lịch sử ấy và là một bản anh hùng ca về con người Tây Nguyên anh dũng , bấy khuất , mà tiêu biểu là nhân vật Tnú – một chiến sĩ trung kiên, như là một thế hệ mới của mảnh đất Tây Nguyên.

Câu chuyện cảu Tnú là câu chuyện của một người , một đời mà cũng là câu chuyện của một thời. Cụ Mết già làng kể câu chuyện về Tnú không biết bao nhiêu lần, và dặn con cháu  phải lưu truyền từ đời này sang đời khác. Tnú sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ. Các nhân vật trong những truyện cổ Tây nguyên thường có số phạn như vạy. Nuôi sống Tnú, dạy dỗ Tnú nên người là cả dân làng Xô Man. Tnú nợ dân làng Xô Man cả cuộc đời mình. Nguyễn Trung Thành dành phần lớn chiều dài của tác phẩm để ghi lại lời kể chuyện của người già làng bên bếp lửa. Anh chính là người con ưu tú nhất của làng Xô Man anh hùng. Cuộc đời Tnú mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và con đường giải phóng của đồng bào Tây Nguyên.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về kỉ luật học đường – Văn mẫu lớp 9

Bọn Mĩ – Diệm bắt những người nuôi giấu cán bộ cách mạng “Nó treo cổ anh Xít lên cây vả đầu làng”, rồi đe dọa: “Ai nuôi  cộng sản thì coi đó!” Tnú không sợ, vẫn cùng với Mai, cô bạn gái nhỏ, vào rừng với anh Quyết , bảo vệ anh Quyết . Thậm chí, có đêm, Tnú ngủ luôn ngoài rừng vì sợ “giặc lùng, không ai dẫn cán bộ chạy”. Tuổi nhỏ nhưng Tnú đã thể hiện ý chí, tinh thần cách mạng kiên cường. Tnú nghe theo anh Quyết, cố học chữ để sau này thay anh lãnh đạo cách mạng. Quyết tâm học chữ của Tnú thể hiện dứt khoát trong hành động “nó cầm một hòn đá, tự đập vào đầu, chảy máu ròng ròng” khi cậu thua Mai trong việc nhớ những con chữ. Nhưng đi giao liên thì đầu Tnú “sáng lạ lùng. Giặc vây các ngả đường, Tnú leo lên một cây cao nhìn quanh một cây cao nhìn quanh một lượt rồi “xé rừng mà đi”, lọt qua tất cả các vòng. Qua sông, Tnú “không thích lội nước chỗ êm cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi, vượt lên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng như con cá kình” bởi theo Tnú “Qua chỗ nước êm thằng Mĩ – Diễm hay phục, qua chỗ nước mạnh nó không ngờ”. Chứng kiến cảnh vợ con bị những trận mưa roi sắt của kẻ thù, Tnú một mình xong ra khi không có vũ khí. Giặc tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tayy anhh, Tnú cảm nhận cái nóng khủng khiếp nhưng không hề kêu van mà cắn răng chịu đựng , tự động viên mình “Không! Tnú sẽ không kêu.Không” “Mười đầu ngón tay thành mười ngọn đuốc”. Nhưng Tnú “không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay”, mà “nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng”. Đó là một sự chuyển hóa kì lạ, từ gọn lửa bình thường trở thành ngọn lửa tinh thần căm hờn ngày cnagf bùng cháy trong lòng. Tinh thần kiên cường, bất khuất ăn sâu vào tận huyết quản của Tnú.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới của thi sĩ Xuân Diệu

Xa bản làng ba năm, tuy nhớ nhà, nhớ quê hương, nhưng phải được cấp trên cho phép anh mới về và chỉ về đúng một đêm như quy định trong giấy phép. Bị giặc phục kích, bhongj súng giặc “chĩa vào tai lạnh ngắt”, Tnú nuốt luôn cái bí mạt của anh Quyết gửi về huyện. giặc tra tấn dã man. Chúng giải anh về làng, bắt Tnú khai người nào là cộng sản. Anh đặt tay lên bụng mình nói: “Ở đây này!” Lưng anh đầy những vết dao chém của lũ giặc. Tnú đã bất khuất hiên ngang, trung thành tuyệt đối với cách mạng. Anh có bao giờ quên lời cụ Mết dạy: “Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn!”

Cụ Mết nói vềTnú “Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta” Tnú yêu thương tất cả mọi người, Tnú muốn sống để đền đáp công ơn của dân làng Xô Man đã cho cuộc đời mình. Tnú gắn bó và nắm rõ từng ngả đường, từng cánh rừng quê hương nên khi đi liên lạc “xé rừng mà đi, lọt tất cả các vòng vây” Trên đường trở về thăm làng, Tnú nhớ từng gốc cây, nghe tiếng chày giã gạo từ xa , lòng anh xao xuyến bồi hồi “cố giữ bình tĩnh,  nhưng ngực anh vẫn đập hồi , chân vấp mãi mấy cái rễ cây ở chỗ quẹo vào làng. Tnú nhớ đến những người đàn bà, những cô gái Strá, mẹ anh, Mai, Dít… một đời tần tảo ở quê anh. Khi Mai sinh con “Tnú phải xẻ đôi tấm dồ ra cho Mai điệu con”. Chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn dã man anh không kìm được nỗi đau đang đốt cháy lòng mình “anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay” . Tnú yêu thương vợ con, căm thù đốt cháy trong hai con mắt – một chi tiết dữ dội, bi thương.

Xem thêm:  Suy nghĩ của em về tình yêu tình bạn tuổi học đường

Khi một ngòn đòn của thằng Dục quật trúng vào người đứa bé, tiếng đứa bé ré lên rồi im bặt . Mai đã gục xuống , không còn sức mạnh nào có thể giữ được Tnú. Thét len một tiếng, Tnú nhảy xổ vào giữa bọn lính. Hành động ấy xuất phát từ tình yêu thương vợ con và lòng căm thù giặc nơi Tnú. Nhưng đơn độc và không có vũ khí trong tay, Tnú không cứu được vợ con, bản thân anh còn bị nhục hình đau đơn. Hung chắc rằng anh không hề hối hận, vì anh đã có mặt bên vợ con vào phút giây cuối cùng, chia sẻ cùng họ nỗi đau tinh thần và thể xác. Tnú luôn mang trong tim ba mối thù: thù của bản thân, thù của gia đình, thù của buôn làng.

Cuộc đời bi tráng và con đường đến với cách mạng của Tnú điển hình cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên , góp phần làm sáng tỏ chân lí thời đại: phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cash mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tất yêu để tự giải phóng.

Tnú là nhân vật có tính sử thi, số phận và phẩm chất của anh tiêu biểu cho con người Xô Man nói riêng và nhân dân Tây Nguyên nói chung, được ngợi ca bằng những hình ảnh giản dị nhwung đầy kiêu dũng, bằng giọng văn day mê hùng tráng. Góp phần làm phong phú thêm chân dung con người Việt Nam anh hùng trong kháng chiến chống Mĩ.

Đề bài: Phân tích vẻ đẹp riêng của hai nhân vật Tnú trong Rừng xà-nu và Việt trong Những đứa con trong gia đình

So sánh, phân tích vẻ đẹp riêng của hai nhân vật Tnú trong Rừng xà-nu và Việt trong Những đứa con trong gia đình

a. Nhân vật Tnú:

- Con người có cá tính, bất khuất, kiên trung, đã vượt qua bi kịch cá nhân để tiếp tục chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược.+ Từ nhỏ, Tnú là một cậu bé gan góc, dũng cảm, trung thực, được giác ngộ cách mạng ;

+ Khi thoát ngục Kontum trở về, Tnú đã là một chàng trai cường tráng, được tôi luyện qua nhiều thử thách, trở thành một chiến sĩ kiên cường, bất khuất, trung thành với cách mạng.+ Vẻ đẹp của nhân vật bộc lộ sáng chói qua đoạn cao trào đầy kịch tính của truyện khi vợ con bị giặc giết, bản thân anh bị kẻ thù đốt cháy mười đầu ngón tay bằng chính nhựa xà nu của quê hương, khơi dậy cao độ lòng căm thù giặc của cả buôn làng.

- Gắn bó với gia đình, bản làng: yêu thiết tha bản làng, gắn bó thân thiết với cảnh và người ở quê hương mình, hết lòng yêu thương vợ con.
- Nghệ thuật thể hiện: không gian sử thi, cuộc đời sử thi, ngôn ngữ chọn lọc, tạo không khí.

b. Nhân vật Việt:

- Mang vẻ trẻ con hồn nhiên, ngây thơ, vô tư: để mặc chị lo hết mọi việc trong nhà, không sợ kẻ thù, không sợ cái chết nhưng rất sợ ma, lúc nào bên người cũng có cái súng chun,...- Tính cách bộc trực, dũng cảm, kiên cường, gắn bó sâu nặng với gia đình, đồng đội, khát khao cầm súng trả thù nhà, đền nợ nước.+ Khi còn nhỏ dám xông thẳng vào đá thằng giặc vừa giết hại cha mình.+ Khi chưa đủ tuổi tòng quân, Việt nằng nặc đòi đi cầm súng trả thù cho ba má.+ Khi xung trân, Việt chiến đấu rất dũng cảm.+ Khi bị thương, lạc đồng đội, Việt vẫn trong tư thế chờ tiêu diệt giặc.

- Nghệ thuật thể hiện: Nhân vật được đặt vào một tình huống thử thách đặc biệt; lối trần thuật nửa trực tiếp, ngôn ngữ đậm sắc thái Nam bộ.

c. Bình luận:

- Họ đều là những điển hình của con người Việt Nam kháng chiến mang thân phận bi kịch, chịu nhiều đau thương, mất mát, giàu tình cảm, căm thù giặc sâu sắc, quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước, quê hương.- Tuy nhiên, ở mỗi nhân vật lại có những vẻ đẹp riêng:

+ Tnú là nhân vật được kết tinh từ vẻ đẹp tiêu biểu nhất của con người mang đậm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên với hình ảnh, vóc dáng vạm vỡ chứa trong đó cái mênh mang, trong sạch, hoang dại của núi rừng.

----------------------------HẾT---------------------------

Như vậy chúng tôi đã gợi ý Vẻ đẹp riêng của hai nhân vật Tnú trong Rừng xà-nu và Việt trong Những đứa con trong gia đình bài tiếp theo, các em chuẩn bị cho phần Chủ nghĩa anh hùng qua Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình và cùng với phần Chứng minh Rừng xà nu là bản anh hùng ca của người Tây Nguyên để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này.


Tnú và Việt là hai nhân vật trong hai tác phẩm văn học khác nhau nhưng có rất nhiều điểm chung thể hiện ý chí của con người Việt Nam. Cùng tìm hiểu vẻ đẹp riêng của hai nhân vật Tnú trong Rừng xà-nu và Việt trong Những đứa con trong gia đình để hiểu rõ hơn về phẩm chất, cốt cách của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống xâm lược.

So sánh Tnú và Việt - Cụ Mết và chú Năm qua tác phẩm Rừng Xà Nu Cảm nhận về nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu Vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua nhân vật Tnú và nhân vật Việt Phân tích vẻ đẹp của những hình tượng nhân vật Tnú, cụ Mết, Dít, bé Heng trong truyện ngắn Rừng xà nu Phân tích vẻ đẹp nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình

Video liên quan

Chủ Đề