Cầm đồ lãi xuất bao nhiêu thì bị truy tố

Tôi đang có một khoản tiền tiết kiệm do con trai ở nước ngoài gửi về. Vừa rồi, cháu họ tôi nói cần tiền mua đất 'lướt sóng' kiếm lời nên hỏi tôi vay tiền và trả lãi cao.

Cho cháu vay tiền để 'lướt sóng' bất động sản, lãi suất bao nhiêu thì không vi phạm? - Ảnh minh họa: NGỌC THÀNH

Vậy tôi có thể cho vay với lãi suất bao nhiêu thì không vi phạm pháp luật?

Một bạn đọc gửi câu hỏi đến Tuổi Trẻ Online.

- Luật sư TRẦN HẬU [Đoàn luật sư TP Đà Nẵng] trả lời:

Luật sư Trần Hậu

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Về lãi suất cho vay giữa cá nhân với cá nhân, điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định lãi suất này sẽ do thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn nêu trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Tùy mức lãi suất vượt quá cùng tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà hành vi cho vay nặng lãi có thể bị xử lý theo các chế tài khác nhau.

Trường hợp có hành vi kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỉ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10- 20 triệu đồng theo khoản 4, điều 12, nghị định 144.

Cùng với đó, hành vi cho vay lãi nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 201, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, cụ thể:

Điều 201 - tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự:

Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Phạm tội mà thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi [gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE] về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.

Tôi có vay tiền tại một tiệm cầm đồ kiêm cho vay. Chủ cửa hàng cho tôi vay số tiền 30 triệu đồng với lãi suất 1,25 triệu/tháng, mỗi tháng tôi sẽ đóng cho họ 2,5 triệu tiền gốc và 1,25 triệu tiền lãi, thời hạn vay 1 năm. Tôi đã đóng được 3 tháng rồi, nhưng đến nay thì hết khả năng chi trả rồi ạ. Xin hỏi, trường hợp của tôi có phải họ cho vay nặng lãi không ạ? Tôi có thể tố cáo với công được không ạ?

Theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì chúng tôi có thể xác định được các thông tin như sau:

- Bạn vay tiền của một tiệm cầm đồ kiêm cho vay với số tiền 30 triệu đồng;

- Thời hạn vay là 01 năm;

- Lãi suất vay là 1,25 triệu/tháng - tương đương với mức lãi suất là 50%/năm trên khoản tiền vay là 30 triệu đồng.

- Bạn đã trả cả gốc và lãi là 7.5 triệu đồng nợ gốc và 3.75 triệu đồng tiền lãi [trong 3 tháng].

Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Tùy từng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mà theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 thì mức lãi suất cao nhất trong hoạt động cho vay hiện nay là 20%/năm của khoản tiền vay [trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác].

Như vậy: Căn cứ các quy định được trích dẫn trên đây thì để xác định hành vi cho vay của một người thuộc trường hợp phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự thì cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

[1] Cho vay với lãi suất từ 100%/năm trở lên của khoản tiền vay;

[2] Đã thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích.

Mà theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì có thể thấy chủ cửa hàng cầm đồ kiêm cho vay đã cho bạn vay số tiền 30 triệu đồng với lãi suất 1,25 triệu/tháng trong thời hạn 01 năm - tương đương với mức lãi suất là 50%/năm trên khoản tiền vay là 30 triệu đồng.

Do đó: Chưa đủ cơ sở để xác định hành vi cho vay của người chủ tiệm cầm đồ có dấu hiệu phạm Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn trên đây tại thời điểm trả nợ - tương đương mức lãi suất là 10%/năm.

Do đó: Trong trường hợp này, chủ tiệm cầm đồ cho bạn vay số tiền 30 triệu đồng với lãi suất 1,25 triệu/tháng trong thời hạn 01 năm - tương đương với mức lãi suất là 50%/năm trên khoản tiền vay là 30 triệu đồng, đã vượt quá mức lãi suất tối đa mà pháp luật cho phép đối với hoạt động cho vay trong giao dịch dân sự, cụ thể là vượt 30%/năm.

Nên bạn có thể thỏa thuận lại với người chủ tiệm cầm đồ về mức lãi suất cho vay trong trường hợp này. Trường hợp không thỏa thuận được thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người chủ tiệm cầm đồ cư trú để yêu cầu tuyên phần lãi suất vượt quá bị vô hiệu và yêu cầu bên chủ tiệm cầm đồ phải trả lại phần vượt quá cho bạn.

Cầm đồ được cho vay lãi suất bao nhiêu?

Tóm lại, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có trách nhiệm đảm bảo rằng tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá mức giới hạn 20%/năm của khoản tiền vay được quy định.

Cho vay bao nhiêu phần trăm bị truy tố?

Căn cứ vào mức lãi suất tại từng việc cụ thể, người cho vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như mức lãi suất cho vay từ 100%/năm trở lên và thu lời bất chính từ 30 triệu đồng trở lên.

Cho vay nặng lãi ở tù bao nhiêu năm?

[Dân trí] - Theo Điều 201 Bộ luật Hình sự thì người phạm tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự có thể phạt tù đến 03 năm.

Lãi suất cho vay cao nhất là bao nhiêu?

Luật quy định mức lãi suất cho các bên tự thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Trường hợp bên cho vay yêu cầu mức lãi suất lớn hơn mức 20%/năm thì được coi là cho vay nặng lãi.

Chủ Đề