Cách xuất hóa đơn xuất khẩu hợp đồng 3 bên

Việc liên quan giữa C/O Form E và lô hàng là rất quan trọng để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi nên được rất nhiều Doanh nghiệp đặc biệt quan tâm về vấn đề này.

Goldwell Logistics chuyên về dịch vụ Hải Quan xuất nhập khẩu uy tín tại Tphcm và các tỉnh thành. Với trên 15 năm kinh nghiệm về khai báo hải quan, đặc biệt là hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có C/O form E.

Để hiểu rõ vấn đề C/O Form E 3 bên hay Ủy Quyền và làm thế nào để có một Form E hợp lệ thì hãy tìm hiểu thêm nội dung dưới đây:

C/O FORM E 3 BÊN LÀ GÌ? - HAY CÒN GỌI LÀ C/O CÓ HÓA ĐƠN BÊN THỨ 3 LÀ GÌ?

Để hiểu được C/O Form E có hóa đơn bên thứ 3, chúng ta cùng tìm hiểu định nghĩa sau: Tại công văn 12149/BCT-XNK ngày 14/12/2012 của Bộ Công Thương về hóa đơn bên thứ ba trong ACFTA có hướng dẫn như sau:

““Hóa đơn Bên thứ ba” là hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một Nước thứ ba [trong hoặc ngoài ACFTA] hoặc bởi một nhà xuất khẩu có trụ sở đặt tại các Bên tham gia Hiệp định ACFTA là đại diện cho công ty đó. Nước thứ ba là Nước/Vùng lãnh thổ phát hành hóa đơn mà không phải là Nước/Vùng lãnh thổ xuất khẩu/nhập khẩu.”

Khi nào thì Hải Quan chấp nhận C/O Form E có hóa đơn bên thứ 3 [Hay còn gọi là C/O Form E 3 bên] ? Căn cứ điểm d khoản 14 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công thương quy định: “Trường hợp hóa đơn phát hành tại bên thứ ba theo quy định tại Điều 23, Phụ lục 2 thì đánh dấu vào ô “Third Party Invoicing”, số hóa đơn phải được ghi rõ tại ô số 10, tên công ty phát hành hóa đơn và tên Nước mà công ty này đặt trụ sở tại nước đó phải được ghi rõ tại ô số 7”.

Các điều luật và công văn liên quan C/O form E 3 bên:

Mặt sau form E theo thông tư 12/2019/TT-BCT Điều 23 Phụ lục II Thông tư 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công thương [trước khi TT 12/2019/TT_BCT] Công văn 12149/BCT-XNK ngày 14/12/2012 của Bộ Công Thương Công văn 3361/HQHCM-GSQL ngày 18/09/2014 của Bộ Công Thương Công văn 113/XNK-XXHH ngày 04/03/2014 của bộ công thương Công văn 1424/GSQL-TH ngày 29/10/2014 của bộ Công Thương

Có 3 trường hợp để giải quyết vấn đề:

TH1: Trường hợp thỏa hóa đơn nước thứ 3: Ngoài khối ACFTA

+ Công ty bán hàng: Công ty tại USA [Ngoài khối ACFTA] + Công ty sản xuất: Công ty tại Trung Quốc + Công ty nhập khẩu: Công ty Việt Nam + Hàng đi trực tiếp từ Trung Quốc qua Việt Nam \=> Hóa đơn do Công ty bên USA phát hành cho Công ty Việt Nam gọi là hóa đơn bên thứ ba

TH2: Trường hợp thỏa hóa đơn nước thứ 3: Trong khối ACFTA

+ Công ty bán hàng: Công ty tại Singapore [Trong khối ACFTA] + Công ty sản xuất: Công ty tại Trung Quốc + Công ty nhập khẩu: Công ty Việt Nam + Hàng đi trực tiếp từ Trung Quốc qua Việt Nam \=> Hóa đơn do Công ty bên Singapore phát hành cho Công ty Việt Nam được gọi là hóa đơn bên thứ ba.

TH3: Trường hợp thỏa hóa đơn bên thứ 3 cùng nằm trên lãnh thổ Trung Quốc

  • Nhà xuất khẩu, người bán hàng là: Công ty A tại China
  • Nhà sản xuất [Manufacture]: Công ty B tại China
  • Người mua hàng là: Công ty C tại Việt Nam

1. Invoice, Packing List, hợp đồng được ký kết giữa công ty C và công ty A. 2. Số Invoice và ngày Invoice phải thể hiện trên ô số 10 của FORM E. 3. Ô số 1 của CO form E show A. Shipper trên Bill show công ty A. 4. Trên ô số 7 Không thể hiện hay thể hiện chữ: “Manufacturer: Công ty B” đều được 5. Ô số 13 không tích “Third party Invoicing” 6. Trên tờ khai thể hiện công ty xuất khẩu là A và công ty nhập khẩu là C.

Đây là mua bán thương mại bình thường, cơ bản khi 1 bên trading mua của 1 nhà sản xuất rồi trực tiếp xuất khẩu. CO hoàn toàn hợp lệ và được chấp nhận.

Ví dụ một C/O Form E 3 bên hợp lệ

  • Công ty A là công ty xuất khẩu: công ty bán hàng [Seller] ở Hongkong, Mỹ…
  • Công ty B: người gửi hàng [Shipper] ở China
  • Công ty C là nhà nhập khẩu tại Việt Nam.
  • Công ty C mua hàng của công ty A và giao hàng từ China.

Hồ sơ đúng như sau: 1. Invoice, Packing List, Hợp đồng [Sales Contract] được ký kết giữa công ty C và công ty A. Trên hợp đồng và Invoice, có thể thể hiện Shipper: Công ty B. 2. Số Invoice và ngày Invoice phải thể hiện trên ô số 10 của form E. 3. Ô số 1 của Bill có thể là công ty A hoặc Công ty B. Nếu ô số 1 trên BL thể hiện công ty B, muốn show chi tiết hơn, có thể show thêm công ty A ở Notify Party trên Bill. 4. Trên ô số 7 của Form E thể hiện: The Third party: Công ty A 5. Tích vào ô số 13 “Third Party Invoicing” 6. Trên tờ khai: Người Xuất khẩu là công ty A và người Nhập khẩu là công ty C.

C/O FORM E 3 bên bị nghi ngờ là “Ủy quyền”

  • Công ty C ký hợp đồng với công ty A [nhà máy sản xuất, người xuất khẩu Seller]
  • Invoice, Packing List đều được phát hành bởi công ty A là Seller
  • Tại ô số 1 của FORM E thể hiện người xuất khẩu [Exporter] là công ty B.
  • Ô số 7 thể hiện: Manufacturer: Công ty A

Như vậy chứng từ thể hiện công ty C mua trực tiếp từ nhà sản xuất, xuất khẩu là công ty A, nhưng người đứng trên ô số 1 FORM E lại thể hiện là công ty B. Trường hợp này cơ quan Hải quan nghi ngờ đây là C/O FORM E ủy quyền và C/O FORM E không được chấp nhận. Tham khảo công văn 113 và công văn 1424 bên trên.

Tuy nhiên, với trường hợp 2 bên China, doanh nghiệp cần đọc kỹ thêm Thông tư 12/2019/TT-BCT cập nhật về vấn đề này. Trong trường hợp doanh nghiệp có kiến nghị, có thể cơ quan hải quan sẽ yêu cầu giải trình mối quan hệ A/B hoặc đi xác minh c/o.

Việc kiểm tra kỹ tiêu chí của C/O là vô cùng quan trọng, và hạn chế phát sinh chi phí không đáng có khi nhập khẩu một lô hàng từ Trung Quốc.

Chủ Đề