Cách xử lý khi bị pitbull cắn

Theo thông tin từ ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hoá, Thanh Hoá cho biết, trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ chó pitbull tấn công khiến 1 người tử vong.

Ảnh minh họa

Theo đó, khoảng 21h30 ngày 28/8, trong lúc cho chó ăn thì bà D [64 tuổi, ở thôn Sao Vàng, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hóa] bất ngờ bị con chó của gia đình nuôi, thuộc giống chó pitbull tấn công.

Sau khi bị con chó pitbull tấn công, bà D được người nhà và hàng xóm đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá.

Tuy nhiên, do bị cắn vào chỗ hiểm khiến vết thương quá nặng, bà D đã tử vong vào ngày 30/8.

Được biết, con chó pitbull được gia đình bà D nuôi hơn 1 năm nay và nặng khoảng 40kg.

Duy Tân

Link bài gốc Copy link

Các chuyên gia pháp luật cho rằng, hành vi lùa chó pitbull, becgie cắn người trả thù có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội 'Giết người' hoặc 'Cố ý gây thương tích'. 

Vụ việc T.Đ.Th [TP.Đà Nẵng] lùa chó dữ pitbull, becgie cắn đối thủ để trả thù sau khi bị đánh hội đồng, khiến một người bị thương tích ở vùng mặt, tay và chân thu hút nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Dưới góc nhìn của các chuyên gia pháp luật, hành vi này được đánh giá là rất nguy hiểm, có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Lùa chó pitbull, becgie cắn người, bị xử lý thế nào?

Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, ngày 12.7, Công an Q.Sơn Trà [TP.Đà Nẵng] thụ lý điều tra vụ đánh nhau giữa những người hàng xóm ở P.Thọ Quang [Q.Sơn Trà].

Do bức xúc vì bị "đánh hội đồng", anh T.Đ.Th. quay về nhà thả hai con chó, trong đó có một con giống pitbull cao khoảng 70 cm, nặng khoảng 40 kg và một con giống becgie cao khoảng 60 cm, nặng 30 kg đi cắn đối thủ. Hậu quả khiến một người bị thương tích ở vùng mặt, tay và chân.

"Trường hợp hiếm thấy khi giải quyết xung đột..."

Trao đổi với Thanh Niên ở góc độ pháp lý về vấn đề này, luật sư [LS] Nguyễn Hữu Thục [thuộc Đoàn LS TP.HCM] phân tích: Việc anh T.Đ.Th bị đánh hội đồng, sau đó lùa chó pitbull và becgie tấn công lại đối thủ là trường hợp hiếm thấy trong việc giải quyết xung đột, mâu thuẫn khi có xô xát.

"Hành vi lùa chó dữ tấn công đối thủ là rất nguy hiểm cần lên án và xử lý nghiêm. Chó pitbull và becgie là những loại thú rất hung dữ có thể tấn công người kể cả chủ một cách không kiểm soát và có thể dẫn đến chết người. Thực tế có nhiều vụ chó pitbull và becgie cắn chết người", LS Thục cho hay.

LS Thục phân tích, pháp luật Việt Nam hiện hành không quy định chó là "hung khí" trong trường hợp này. Tuy nhiên, cơ quan chức năng vẫn khởi tố vụ án nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Trường hợp này, chó pitbull và becgie được xem là "phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội" theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự.

Như vậy, để xử lý hình sự thì cơ quan chức năng cần xác minh, làm rõ những yếu tố, như: Động cơ, mục đích của anh T.Đ.Th khi thả chó là gì? Có phải mục đích là mong muốn để chó tấn công và trả thù hay không? Tỷ lệ thương tật của nạn nhân là bao nhiêu phần trăm? Lỗi của các bên như thế nào?...

Có thể xử lý hình sự tội "Giết người" hoặc "Cố ý gây thương tích"?

Cùng quan điểm với LS Nguyễn Hữu Thục, LS Hoàng Tư Lượng [thuộc Đoàn LS TP.HCM] cũng cho rằng để xử lý sự việc này đúng trình tự quy định pháp luật, cơ quan chức năng cần xác minh động cơ, mục đích, lỗi của các bên, giám định tỷ lệ thương tật...

\n

LS Lượng phân tích thêm, trường hợp này, sau khi bị đánh hội đồng, anh T.Đ.Th cố tình dùng chó dữ tấn công người khác, hậu quả gây thương tích là có dấu hiệu thực hiện hành vi cố ý nhằm đạt mục đích trả thù.

Tùy vào tính chất mức độ của hậu quả xảy ra, chủ vật nuôi có thể bị xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại về mặt dân sự hoặc có thể bị xử lý hình sự nếu vi phạm quy định về nuôi, nhốt, để vật nuôi tấn công, lây bệnh, gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng của người khác.

Về xử lý hành chính, Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định, hành vi thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng, để vật nuôi xâm lấn lòng đường, vỉa hè, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị hay vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

Trường hợp người chủ để vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác thì còn có thể bị phạt từ 1 - 2 triệu đồng.

Ngoài ra, chủ vật nuôi có thể bị xử phạt 1 - 2 triệu đồng nếu không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó khi đưa ra nơi công cộng, không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm.

Mặt khác, nếu cố tình thả chó dữ cắn người gây thương tích hoặc tử vong, thì tùy vào trường hợp mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Cố ý gây thương tích" theo Điều 134 Bộ luật Hình sự hoặc tội "Giết người" theo Điều 123 Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng có thể xem xét xử lý trách nhiệm hình sự nếu đủ các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người theo Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung 2017].

Tin liên quan

  • TP.HCM: Bắt giữ nhóm dàn cảnh móc túi ở các bệnh viện sau 3 tháng mật phục
  • Công an TP.HCM tìm nạn nhân mua đất nền 'ảo' của Công ty Vạn Phúc
  • Vụ đường dây mua bán thận quy mô lớn: Hoàn tất kết luận điều tra bổ sung

Chủ Đề