Cách xử lý dị vật đường thở

Kỹ năng sơ cấp cứu được vận dụng đúng nơi, đúng lúc sẽ tạo nên sự khác biệt to lớn giữa sự sống và cái chết, giữa tàn tật và sự phục hồi, … Nắm vững kỹ năng sơ cấp cứu không chỉ giúp bạn chủ động trong việc phòng tránh những tai nạn, mà con mang đến sự tự tin, làm chủ cuộc sống, đồng thời giúp đỡ cho người thân yêu và cộng đồng.

Đào tạo Sơ Cấp Cứu cho Cơ Quan Doanh Nghiệp, vui lòng liên hệ: 02363.650.565

Xem thêm:

>> Xử Trí Sặc Sữa Ở Trẻ Nhỏ

>> Sơ Cứu Chảy Máu Cam

>> Sơ Cứu Vết Thương Chảy Máu

>> Sơ Cứu Choáng Ngất

>> Hô Hấp Nhân Tạo Cho Người Lớn

>> Tự Xử Trí Dị Vật Đường Thở Cho Bản Thân

Dị vật đường thở là tai nạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ do vật lạ rơi vào đường thở gây hẹp hoặc tắc hoàn toàn đường thở.

Nguyên nhân gây ra dị vật đường thở ở trẻ

Trẻ sặc sữa, cháo, cơm;

Hít vào đường thở các vật nhỏ như: hạt dưa, lạc, kẹo tròn, kẹp ghim…

Dấu hiệu nhận biết

Trẻ đang khỏe mạnh nhưng xuất hiện hội chứng xâm nhập: ho sặc sụa, tím tái, khó thở;

Trẻ khóc yếu đến nặng hơn là không khóc được, tím tái, ý thức tụt dần đến hôn mê.

Cách sơ cứu

Nếu trẻ còn hồng hào, khóc được, la được, nói được, không khó thở: Nên đặt ở tư thế ngồi hoặc mẹ bồng, giữ yên trẻ và đưa đến bệnh viện để khám và gắp dị vật ra. Lưu ý, không cố tình móc lấy làm dị vật vào sâu hơn.

Nếu trẻ tím tái, khó thở, không khóc hoặc khóc yếu phải nhanh chóng gọi cấp cứu và tiến hành thủ thuật.

Trẻ dưới 1 tuổi áp dụng phương pháp vỗ lưng ấn ngực

- Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ trước bằng bàn tay trái;

- Dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vỗ lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai;

- Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu còn khó thở, tím tái, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh ở vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái.

- Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc được.

Người lớn và trẻ lớn áp dụng thủ thuật Heimlich

Trẻ còn tỉnh:

- Đứng sau lưng trẻ, vòng hai tay ôm lấy thắt lưng trẻ. Nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn;

- Ấn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh. Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc la được.

Trẻ hôn mê:

- Để trẻ nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi nạn nhân;

- Đặt gót một lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới chóp xương ức, đặt tiếp bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất;

- Ấn 5 cái dứt khoát, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên;

- Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở.

Cách phòng tránh

Hạn chế thói quen ngậm đồ chơi hoặc loại bỏ các dị vật nguy cơ con nuốt phải;

Loại bỏ kẹo ngậm khi trẻ < 3 tuổi;

Phát hiện sớm hội chứng xâm nhập.

Dị vật đường thở là bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở trẻ em [xác suất cao nhất từ 1-3 tuổi, nam nhiều hơn nữ]. Nếu chẩn đoán và xử trí không kịp thời dễ gây tử vong. Trong bài viết này, hãy cùng YouMed tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý trên. 

Các loại dị vật đường thở thường gặp

Theo thống kê ở trẻ em, các số liệu cho thấy:

  • Tại Việt Nam, dị vật đường thở có nguồn gốc từ thức ăn [các loại hạt, xương cá] nhiều hơn là do các mảnh đồ chơi.
  • Riêng ở nước ta: ở miền Bắc, dị vật đường thở có nguồn gốc từ thực vật [các hạt] ít hơn so với miền Nam và dị vật đường thở có nguồn gốc từ động vật [xương] nhiều hơn miền Nam.
Dị vật đường thở thường do nguyên nhân từ các hạt hoặc xương động vật

Một số loại dị vật đặc biệt:

  • Dị vật sống là một loài đỉa/vắt ở miền núi có thể sống hàng tháng, hàng năm tại đường thở trên và dưới. Đây là loại dị vật đường thở di động.
  • Dị vật nhựa: đuôi bút bi rơi vào đường thở ở học sinh cấp 2.
  • Một tai nạn trong ngành Y là khi uống thuốc, viên thuốc có thể mắc lại ở “cửa” đường thở, gây tử vong ngay lập tức.

Về vị trí thì dị vật có thể gặp ở các vị trí dọc theo đường hô hấp. Tuy nhiên khi gần ngã ba chỗ vào hai bên lá phổi. Dị vật có xu hướng mắc ở bên phải [hơn 2/3 các trường hợp].

Vậy làm sao để nhận biết có dị vật đường thở?

Một đứa trẻ nếu đang ăn hay ngậm trong miệng một vật gì đó. Đứa trẻ bỗng lên cơn ho sặc sụa, tím tái, vã mồ hôi, lên cơn khó thở,… Người lớn cần nghĩ đến trẻ bị mắc dị vật đường thở.

Các triệu chứng trên gọi là hội chứng xâm nhập. Đó là phản ứng của cơ thể để tìm cách tống dị vật ra ngoài. Tuy nhiên, tùy vào hình dạng, kích thước, vị trí dị vật cũng như trẻ được phát hiện bệnh sớm hay muộn mà có các biểu hiện khác nhau.

Với một số trẻ, xuất hiện khàn tiếng, mất tiếng, tức ngực, đau ngực, sốt [đến chậm từ ngày thứ hai trở đi]. Thậm chí có thể làm người bệnh chết ngay, không kịp cấp cứu.

Cần nhận biết rõ về các trường hợp dị vật để cấp cứu kịp thời

Dị vật đặc biệt:

  • Trường hợp đặc biệt dị vật đường thở lâu ngày bị bỏ qua. Đây là loại dị vật đặc biệt hay gặp ở con nít. Người bệnh có hội chứng xâm nhập nhưng gia đình không thấy hoặc không được chẩn đoán.
  • Những bệnh nhân được khám và nằm điều trị tại các khoa Hô hấp trẻ em hay người lớn, khoa Lao thường được chẩn đoán với các tên bệnh khác nhau: Viêm phế quản mạn tính, Hen, Lao phổi,..
  • Ngoài ra cũng có trường hợp dị vật trơn tuột xuống đường thở chưa kịp ho hoặc ho tống ra ngoài ngay sau đó.
  • Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ cần chụp phim phổi hai tư thế thẳng, nghiêng của bệnh nhân. Sau cùng nội soi đường thở bằng ống cứng hay mềm có giá trị cực kỳ quan trọng xác định có dị vật hay không [có khi phải soi đi soi lại nhiều lần].

Khi gặp dị vật đường thở ta sẽ xử lý như thế nào?

Đối với các loại dị vật này, tốt nhất là phòng ngừa cũng như phát hiện sớm các trường hợp mắc dị vật.

Năm 1974, H. J. Heimlich tại Mỹ đã giới thiệu một thao tác đã cứu sống được nhiều bệnh nhân. Nhất là ở người già bị một loại dị vật rất nguy hiểm là miếng thịt rơi xuống họng bịt kín đường thở. Thao tác này được gọi là thao tác Heimlich. Tuy nhiên cách làm thủ thuật này không giống nhau khi độ tuổi khác nhau.

Các bước xử lý khi gặp dị vật đường thở

  • Bước 1: Hô thật to người xung quanh gọi ngay 115.
  • Bước 2: Lập tức cấp cứu không chần chừ [trường hợp có thân nhân hỏi để xác nhận cho phép cấp cứu].
  • Bước 3: Trấn an, nói chậm rõ các việc nạn nhân cần làm, dùng chữ đơn giản.
  • Bước 4: Đứng phía sau lưng người bệnh, quỳ một gối cho vừa tầm nếu đó là trẻ em. Một tay vòng qua trước ngực, bàn tay nắm một bên vai. Cho người bệnh cúi người xuống; tay kia dùng cườm tay vỗ lưng giữa hai xương bả vai 5 lần.
  • Bước 5: Nếu dị vật vẫn chưa ra, cần làm 5 lần ép bụng. Dùng một tay xác định rốn. Bàn tay kia đặt giữa bụng và phía trên rốn với ngón cái chút xuống đặt vào rốn. Khi bàn tay nắm lại đã vào vị trí, đặt bàn tay kia lên nắm tay rồi đẩy ép bụng theo chiều lên 5 lần.
  • Bước 6: Luân chuyển 5 vỗ lưng và 5 đẩy ép bụng cho tới khi vật tắc nghẽn ra ngoài hay tới khi người bệnh tự ho, tự thở được hoặc tới khi bất tỉnh. [Nếu người bệnh bất tỉnh thì cho nằm xuống, cẩn thận đầu].
  • Sau đó đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Hình ảnh minh họa cách xử trí khi trẻ bị dị vật đường thở

Lưu ý

Nếu người bệnh vẫn còn thở được, nên đưa bệnh nhân vào viện nội soi để lấy dị vật. Tuyệt đối không làm các cử chỉ sau:

  • Móc ngón tay vào miệng người bệnh.
  • Dốc ngược người bệnh với 2 chân lên cao: nguy cơ làm tăng tình trạng nguy kịch.
  • Dù người bệnh không khó thở nhưng trong quá trình di chuyển, người bệnh phải luôn ở trong tư thế an toàn. Ngồi có cố định để dị vật không di chuyển.

Những điều cần chú ý

Bệnh dị vật đường thở ở Việt Nam cũng như trên thế giới là bệnh lý Tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và cả người lớn. Bệnh này dễ dẫn đến tử vong. Vì vậy, vấn đề phòng bệnh là hết sức cần thiết.

  • Cần phổ biến sự nguy hiểm của dị vật đường thở.
  • Nguyên nhân gây bệnh thường do các đồ chơi có kích thước nhỏ cũng như do thức ăn gây nên. Vì vậy cần quản lý chặt chẽ. Góp ý với nhà sản xuất đồ chơi, tránh các bộ phận nhỏ, dễ tháo rời, dễ gãy, rơi vào đường thở khi ngậm vào miệng.
  • Hoa quả, trái cây: ba loại hạt gây dị vật nhiều nhất là: hạt lạc [đậu phộng], hạt dưa, hạt na [mãng cầu]. Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ăn, ngậm các hạt trên.
  • Riêng đối với hạt sa-pô-chê. Khi ăn nên cắt theo đường xích đạo, lấy hạt ra rồi mới cắt trái thành miếng. Không lẫn hạt để ăn.
  • Nên cho trẻ nhỏ uống thuốc dạng siro, bột thơm.
  • Bệnh này thường bị bỏ qua. Khoảng 20 – 30 % các trường hợp dị vật đường thở bị bỏ sót và chẩn đoán nhầm. Soi thanh, khí, phế quản là một chỉ định cần thiết để chẩn đoán và điều trị loại bệnh này.
Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ăn, ngậm các loại hạt có kích thước lớn

Dị vật đường thở là bệnh nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị kịp thời cho trẻ. Hãy luôn chú ý tới việc ăn uống của trẻ để tránh tình huống đáng tiếc xảy ra.

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Chủ biên Nhan Trừng Sơn. Dị vật đường thở, sách Tai Mũi Họng tập 2.
  2. Belleza WG, Kalman S. Otolaryngological emergencies in the outpatients setting. Med Clin Nth Am 2006;90[2]: 329-53.
  3. Nelson textbook of Pediatric Elsevier 18th Ed, 2007.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người

Có thể bạn quan tâm

Chủ Đề