Cách xử lý chai thủy tinh

Chắc hẳn nhiều người trong số chúng ta đã từng gặp phải trường hợp vết keo dính sau nhãn dán còn bám lại trên bề mặt chai thủy tinh mặc dù đã thử dùng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là cách tốt nhất để gỡ nhãn dán mà bạn nên biết. Cùng AQUA thực hiện một vài mẹo sau đây để đồ dùng thủy tinh nhà mình luôn sạch bóng nhé.

1. Dùng cồn

Cồn giúp làm mềm phần nhãn giấy và làm chất keo dính dễ bong ra hơn. Đặc biệt, với cách làm này không những giúp chúng ta tiết kiệm mà còn mang lại hiệu quả cao. Đầu tiên, đặt một miếng bông lên nhãn giấy rồi đổ cồn lên.
Để yên trong vòng 10 – 15 phút, cho cồn thấm đều vào nhãn. Sau đó dùng bông cọ nhẹ, phần keo dính sẽ tự động bong ra và chỉ cần rửa lại bằng nước sạch là xong.

2. Dùng bột baking soda và dầu ăn

Trộn đều baking soda và dầu ăn vào bát theo tỉ lệ 1:1. Sau đó dùng bông xoa đều hỗn hợp lên trên bề mặt nhãn dán dính trên đồ thủy tinh, để yên trong vòng 30 phút.
Cuối cùng dùng chùi cọ rửa nhẹ nhàng với nước rửa chén, keo sẽ tự tróc ra. Với cách làm rất đơn giản này, mọi vết bẩn do nhãn mác để lại sẽ được đánh bay.

3. Dùng giấm và dầu ăn

Giấm và dầu ăn là những nguyên liệu không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nhưng ít ai biết đến công dụng tuyệt vời của chúng trong việc đánh bay vết bẩn trên đồ dùng thủy tinh. Thử đi, bạn sẽ phải ngạc nhiên đấy!
Trước tiên, lấy một lượng vừa đủ giấm hoặc dầu ăn xoa đều lên vùng dính keo, để yên khoảng 30 phút cho ngấm. Giấm và dầu ăn sẽ làm keo dính dễ dàng bong tróc.
Sau đó, dùng cọ rửa lại nhẹ nhàng với nước sạch. Thế là xong, các món đồ của bạn sẽ trở về mới tinh không tì vết.

4. Dùng máy sấy tóc

Dùng máy sấy tóc làm nóng nhãn giấy trong vòng 1 phút, nhiệt từ máy sấy sẽ khiến phần keo dán chảy ra. Sau đó, dùng mút nhẹ cọ lên nhãn, keo sẽ tự tróc ra một cách dễ dàng.
Dùng máy sấy làm nóng nhãn dán trong vòng 1 phút, nhiệt sẽ khiến phần keo dính giảm độ bám trên chai nhựa. Tiếp tục sấy cho đến khi nhãn dán bong tróc hoàn toàn, cuối cùng dùng bọt biển loại bỏ những vết keo dính còn sót lại trên bề mặt chai.
Hi vọng với những mẹo đơn giản và hiệu quả trên đây, những chiếc cốc, ly thủy tinh nhà bạn sẽ luôn sáng bóng như mới. Chúc các bạn luôn thành công nhé!

Tái chế thủy tinh là gì và vì sao phải tái chế rác thủy tinh? Hiện nay, thủy tinh là một trong những loại vật liệu được sử dụng trong rất nhiều loại vật dụng trong gia đình. Nhưng rác thủy tinh rất khó để tiêu hủy và xử lý, do đó, tái chế chai thủy tinh cũ chính là một giải pháp giúp giảm thiểu số lượng rác thải ra môi trường. Các bạn hãy cùng Việt Nam Tái Chế tìm hiểu cách tái chế loại nguyên liệu này trong bài viết dưới đây nhé.

Nội dung bài viết

  • 1 Tác hại của rác thủy tinh 
  • 2 Tái chế thủy tinh là gì?
  • 3 Quy trình tái chế thủy tinh công nghiệp
  • 4 Một số ý tưởng tái chế chai thủy tinh tại nhà đơn giản, dễ làm

Để biết được lý do tại sao phải tái chế thủy tinh, chúng ta cần biết được tác động môi trường của loại vật liệu này. Mặc dù thủy tinh ít được đề cập đến như là một nguyên nhân gây ô nhiễm, điều đó không có nghĩa thủy tinh hoàn toàn “thân thiện” với môi trường. Vậy thủy tinh có những tác hại gì đối với môi trường?

Tác động môi trường của thủy tinh có thể nhận thấy ngay từ khâu chế xuất. Bạn có biết để thu được thủy tinh cần đun chảy cát ở nhiệt độ thấp nhất là 1700 độ C. Đây là một mức nhiệt vô cùng lớn, tốn rất nhiều năng lượng để thu được lượng nhiệt này. Ngoài ra, quy trình sản xuất ra thủy tinh nguyên chất sử dụng rất nhiều nước. Nước thải sản xuất thủy tinh có chứa nhiều tạp chất và một số thành phần hữu cơ gây ô nhiễm môi trường.

Quá trình nóng chảy thủy tinh sản sinh ra một số oxit lưu huỳnh hoặc oxit nitro [nếu sử dụng khí đốt để nung nóng], tác nhân chính dẫn đến hiệu ứng nhà kính, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Như vậy, quy trình sản xuất thủy tinh, loại vật liệu mà chúng ta vẫn lầm tưởng là “sạch”, không những tiêu tốn rất nhiều năng lượng mà còn đe dọa môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người.

Quy trình sản xuất thủy tinh hao tốn nhiều năng lượng và nguyên liệu thô [cát và đá vôi]

Một chai rượu vang làm từ thủy tinh phải mất 1 triệu năm để phân hủy hoàn toàn trong môi trường đất và vòng đời của loại rác thải này khi bị vứt ra biển và đại dương là chưa xác định được. Vì vậy, nếu sau khi sử dụng, các sản phẩm thủy tinh bị vứt vào thùng rác sẽ góp phần khiến bãi chôn lấp bị quá tải.

Hơn nữa, nếu chúng “chẳng may” vỡ thành nhiều mảnh vụn sẽ có khả năng làm bị thương con người hoặc sinh vật khi vô tình dẫm phải. Bạn hãy thử tưởng tượng nếu một con cá nuốt phải những mảnh thủy tinh so với nuốt phải mảnh nhựa sẽ nguy hiểm như thế nào?

Mất 1 triệu năm để 1 chai thủy tinh có thể phân hủy hoàn toàn một cách tự nhiên

Những bài viết liên quan

  • 10+ ý tưởng làm sản phẩm tái chế từ rác thải đơn giản, độc đáo
  • Sáng tạo đồ tái chế từ chai nước đơn giản, góp phần bảo vệ môi trường và chính bản thân mình
  • Giải thích ký hiệu tái chế được in trên các sản phẩm làm từ nhựa

Tái chế thủy tinh là gì?

Mặc dù ít khi được nhắc tới, tác động môi trường của thủy tinh và rác thủy tinh tương đương với tác động môi trường của nhựa và rác thải nhựa:

  • Quá trình sản xuất tiêu hao nhiều năng lượng, nguyên liệu thô và nước.
  • Rác thải, khí thải và nước thải của quá trình sản xuất có nguy cơ gây hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người.
  • Chiếm nhiều diện tích bãi chôn lấp do thời gian phân hủy sinh học lên đến 1 triệu năm.
  • Đe dọa đến sự tồn tại của những loài sinh vật “chẳng may” nuốt phải vụn thủy tinh.

Như vậy, những biện pháp cấp bách cần được đề ra để hạn chế những tác động tiêu cực này. Có rất nhiều biện pháp để làm giảm tác động môi trường của thủy tinh. Tuy nhiên, biện pháp phổ biến nhất là tái chế chúng. 

Với mỗi tấn thủy tinh được tái chế sẽ tiết kiệm được 1200 nguyên liệu thô [bao gồm cát và đá vôi]

Tái chế thủy tinh chính là  thay vì vứt chúng vào thùng rác, ta xử lý chúng thành những vật dụng có ích hoặc thành nguyên liệu cho quy trình sản xuất mới. Tái chế thủy tinh cũ thành nguyên liệu để sản xuất thủy tinh là tái chế thủy tinh công nghiệp. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng những chai thủy tinh cũ để làm thành bóng đèn trang trí nhà cửa hay còn gọi là tái chế thủ công.

Vậy việc tái chế thủy tinh mang lại những lợi ích gì? Với mỗi tấn thủy tinh tái chế, con người có thể tiết kiệm:

  • Diện tích để chôn lấp 1000 tấn chất thải khác.
  • 1200 tấn nguyên liệu thô [bao gồm cát, natri cacbonat và đá vôi]
  • 314 tấn khí thải CO2
  • 345000 kWh năng lượng.

Ngoài ra, tự tay làm đồ tái chế các sản phẩm là từ loại vật liệu này có thể giúp con người giảm bớt căng thẳng, áp lực công việc, học tập, rèn luyện kĩ năng, sự sáng tạo và khéo léo. Bạn cũng có thể tiết kiệm được một khoản từ việc tự làm các vật dụng có ích thay vì mua mới.

Tự tay thiết kế và làm vật dụng có ích từ đồ cũ có thể giúp bạn quên đi lo âu thường ngày

Hãy tái chế thủy tinh nói riêng và rác thải nói chung để giữ cho môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe của con người luôn trong trạng thái tích cực nhất!

Quy trình tái chế thủy tinh công nghiệp

Thủy tinh là một trong số ít những loại vật liệu có thể tái chế 100%. Hiện nay:

  • 70% số thủy tinh sản xuất tại Anh được tái chế.
  • Các quốc gia như Bỉ, Slovakia và Thụy Điển đã và đang cố gắng tái chế 95% rác thải thủy tinh của họ.

Những con số này đang có xu hướng tăng dần nhờ sự phát triển của công nghệ và ý thức của con người trong việc bảo vệ môi trường. Vậy, để thu được thủy tinh lỏng từ thủy tinh cũ phải trải qua những bước nào?

Quy trình tái chế thủy tinh khép kín
  • Bước 1: Thủy tinh sau khi sử dụng được thu gom riêng với các loại rác thải khác để vận chuyển tới các cơ sở tái chế. 
  • Bước 2,3: Thủy tinh cũ sẽ được vận chuyển tới các nhà máy tái chế bằng xe thu gom chuyên dụng.
  • Bước 4: Vật liệu không phải thủy tinh [giấy, nhựa, kim loại,…] sẽ được loại bỏ bằng cách sử dụng khí thổi hoặc nam châm. 
  • Bước 5: Rác thủy tinh được phân loại một lần nữa theo màu sắc và rửa sạch.
  • Bước 6: Sau khi được làm sạch và phân loại, thủy tinh được cắt nhỏ, đun chảy và thổi thành thành phẩm mới.
  • Bước 7: Những sản phẩm làm từ thủy tinh tái chế sẽ được phân phối tới các cửa hàng tiêu dùng để bán lẻ.

Một số ý tưởng tái chế chai thủy tinh tại nhà đơn giản, dễ làm

Tái chế chai thủy tinh thành lọ cắm hoa
Tái sử dụng chai thủy tinh làm lọ đựng trong bếp
Tái chế chai thủy tinh thành đèn chùm trang trí nhà, cửa hàng, quán bar,…
Tái chế chai thủy tinh thành đèn cồn/đèn cầy

Chủ Đề