Cách chăm trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Thay tã lót cho trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Trong vài ngày đầu tiên sau sinh, trẻ sẽ đi ngoài ra phân su [đây là hỗn hợp gồm các tế bào da, chất nhầy và các chất khác bé hấp thu trong khi còn trong bụng mẹ] có màu sẫm, khá dính và nhìn giống nhựa đường. Do đó, khi thay tã thường khó làm vệ sinh sạch nó đi nhưng điều đó rất bình thường.

Khi 5-7 ngày tuổi, trẻ sẽ cần được thay tã nhiều hơn, ít nhất khoảng 6 cái bỉm ướt mỗi ngày và đi bé ngoài ra phân loãng màu vàng khoảng 3-4 lần mỗi ngày. Phân của trẻ được bú mẹ hoàn toàn sẽ có màu sắc thay đổi từ vàng tươi đến xanh lá.

Cắt móng tay

Việc cắt bớt móng tay nếu móng quá dài rất cần thiết để ngăn ngừa trẻ vô tình tự cào xước da mặt hoặc làm trầy mắt. Bạn có thể dùng bấm cắt móng tay cho trẻ nhỏ để cắt tỉa móng tay cho trẻ.

Nếu trẻ cựa quậy nhiều, bạn sẽ cần thêm người trợ giúp để giữ trẻ ở yên không cử động trong lúc cắt móng tay/chân.

Chú ý cho trẻ ợ hơi

Bạn nên để cho trẻ ợ hơi sau mỗi lần bú để tránh bị đầy hơi và quấy khóc. Trẻ bú sữa mẹ thường không cần ợ hơi nhiều như trẻ bú bình vì không bị nuốt nhiều không khí trong khi bú. Dù vậy, mỗi đứa trẻ đều khác nhau và bạn cần chú ý theo dõi thói quen ợ hơi của chính con bạn. Nếu thấy trẻ quấy khóc hoặc khó chịu sau khi ăn, có thể đã đến lúc chúng cần ợ hơi rối đấy!

Nếu bạn gặp khó khăn khi cố gắng giúp trẻ ợ, hãy thử thay đổi tư thế bế trẻ. Ví dụ, bạn có thể thử bế trẻ cho dựa vào vai hoặc chuyển sang tư thế thẳng người hay cho bé ngồi thẳng để ợ hơi.

Trẻ quấy khóc

Trẻ sơ sinh quấy khóc có thể vì các lý do sau:

  • Đói bụng
  • Tã bị ướt hoặc bẩn
  • Cảm thấy quá nóng hoặc lạnh
  • Muốn bạn dỗ dành, âu yếm

Nếu thấy trẻ quấy khóc, bạn có thể thử cho bú, kiểm tra tã hoặc bế trẻ và vỗ về, nói chuyện nhẹ nhàng, hát ru hoặc mát xa giúp trẻ thư giãn. Trẻ sơ sinh khóc nhiều là điều bình thường và bạn cần thấu hiểu điều đó, hãy dỗ dành trẻ. Tuyệt đối không đung đưa mạnh trẻ, có thể làm chấn thương não của của bé.

Tuy nhiên, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy các bất thường như:

  • Tiếng khóc có âm sắc cao [như tiếng mèo]
  • Tiếng khóc yếu ớt hoặc như đang rên rỉ
  • Khóc liên tục trong thời gian dài.

Giấc ngủ của trẻ

Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi sẽ ngủ rất nhiều và không phải luôn ngủ vào ban đêm như bạn mong muốn. Trẻ vẫn đang học cách thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ nên bạn hãy cứ để trẻ ngủ khi chúng muốn. Nếu muốn rèn con tự ngủ, hãy đợi thời gian sau. Lúc này, bạn cũng nên tập cách tranh thủ ngủ vào lúc con ngủ để bạn có thể nghỉ ngơi được nhiều hơn.

Trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 14-17 giờ mỗi ngày. Cách vài giờ, trẻ sẽ thức dậy và đòi bú vì dạ dày còn rất nhỏ chưa chứa được nhiều sữa nên chúng cần ăn nhiều bữa trong ngày. Lưu ý, bạn có thể cần phải đánh thức trẻ dậy để cho bú trong một số trường hợp, như trẻ bị sụt cân nhiều, nhẹ cân hoặc bị vàng da.

Một số lưu ý khác khi cho trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi ngủ là:

  • Không để trẻ ngủ chung giường với người lớn hoặc trẻ lớn.
  • Nhưng hãy để con ở chung phòng trong ít nhất 6 tháng đầu, trẻ được đặt nằm trong nôi hoặc cũi gần với giường của mẹ.
  • Luôn để trẻ nằm ngửa khi ngủ trên bề mặt phẳng, chắc chắn, không nằm nghiêng hay nằm sấp.
  • Không nên để bất cứ đồ vật nào trong nôi/cũi, kể cả vật dụng mềm như đồ chơi, gối…
  • Quấn kén cho trẻ khi ngủ có thể giúp con dễ ngủ, ngủ sâu và có cảm giác vỗ về, dễ chịu.

Một số vấn đề sức khỏe cần chú ý ở trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Dính mắt

Trẻ sơ sinh thường bị dính hoặc chảy dịch ở mắt trong vài tuần đầu tiên. Nguyên nhân thường là do bị tắc ống dẫn lệ. Đừng quá lo lắng, vấn đề này thường tự hết nhưng bạn nên nhẹ nhàng làm sạch mắt cũng như massage vùng khóe mắt cho trẻ để tình trạng này cải thiện nhanh hơn. Hãy đảm bảo rửa tay sạch sẽ trước khi bạn massage cho con.

Phát ban

Trẻ sơ sinh có thể bị phát ban nhiều loại nhưng thường không nghiêm trọng. Nếu bạn cảm thấy lo lắng về tình trạng phát ban, hãy liên hệ bác sĩ để được kiểm tra.

Tiêm chủng

Trong 1 tuần tuổi, trẻ sẽ được tiêm vắc xin phòng bệnh lao và vắc xin viêm gan B [mũi tiêm phòng đầu tiên]. Các loại vắc xin này được tiêm rất sớm để bảo vệ trẻ khỏi nhiễm bệnh từ thành viên trong gia đình, những người có thể không biết mình có mầm bệnh. Và dĩ nhiên, vaccine phòng ngừa viêm gan B và lao là an toàn cho trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Mỗi đứa trẻ đều không giống nhau, kể cả việc ăn hay bú. Một số trẻ có thể bú nhiều lần trong ngày nhưng cũng có nhiều trẻ bú mỗi lần nhiều và lâu hơn, thời gian giữa các lần bú cũng cách xa hơn. Tùy vào kích thước của dạ dày, mỗi trẻ sẽ bú một lượng sữa khác nhau trong một lần.

Hầu hết trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi cần được cho bú khoảng 2-3 giờ một lần, hoặc 8-12 lần trong một ngày. Thông thường, trẻ mới sinh chỉ bú được khoảng 15 ml sữa mỗi lần trong khoảng 2 ngày đầu tiên. Sau đó, lượng sữa mỗi lần bú có thể tăng lên 30-60ml mỗi lần.

Khi ăn đủ lượng cơ thể cần, trẻ thường khá ngoan, không quấy khóc. Tuy nhiên, trẻ có thể hấp ăn quá mức, nhất là ở các bé bú bình. Nếu bú quá nhiều, trẻ có thể bị đau dạ dày, đầy hơi, nôn và có nguy cơ béo phì sau này. Bạn cần theo dõi một thời gian để biết được lúc nào trẻ đã ăn đủ lượng cần thiết, có thể nhờ vào việc quan sát lượng tã thay mỗi ngày.

Dựa vào số lượng bỉm cần thay, bạn có thể nhận biết trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi ăn đủ hay không. Trong những ngày đầu, bé thường tiểu ít, chỉ có 2-3 bỉm ướt mỗi ngày, sau đó trẻ sẽ đi nhiều hơn khoảng 1-3 giờ một lần hoặc ít nhất là 4 – 6h một lần tiểu ướt bỉm. Tần suất đi ngoài thường thay đổi nhiều và phụ thuộc vào việc trẻ bú mẹ hay bú sữa công thức.

Những dấu hiệu bé đang gặp nguy hiểm

Trẻ sơ sinh rất dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng do sinh nở hoặc chăm sóc, một số dấu hiệu nguy hiểm cha mẹ cần phải cho trẻ đi khám gấp như: Thở rít khi nằm yên, li bì khó đánh thức, bú kém hoặc bỏ bú, co giật, khò khè, sốt hoặc hạ nhiệt độ một số dấu hiệu nặng khác như da xanh tím, thở rên hoặc tiểu dưới 4 lần/ngày cũng có thể gợi ý bệnh nghiêm trọng…

Chủ Đề