Cách xử lý các vết nứt tường nhà

Nứt tường nhà thường rất hay xảy ra do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Vậy để xử lý tường nứt như thế nào hiệu quả. Hãy tham khảo ngay bài viết của này nhé.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nứt tường nhà. Cùng vatlieuplus.com điểm ra một số nguyên nhân ngay bên dưới đây.

Những Nội Dung Chính

  • 1 Nứt tường do lỗi kỹ thuật khi thi công
    • 1.1 Do lún nền móng
    • 1.2 Thời tiết khí hậu
    • 1.3 Ngôi nhà hay công trình xuống cấp
    • 1.4 Bị đè bởi các vật xung quanh
  • 2 Cách xử lý tường nhà bị nứt ngang
    • 2.1 Vết nứt nhỏ
    • 2.2 Vết nứt lớn
  • 3 Cách xử lý tường nhà bị nứt dọc
    • 3.1 Vết nứt sâu
    • 3.2 Vết nứt tường nhà nằm ở mép cửa sổ

Nứt tường do lỗi kỹ thuật khi thi công

Việc không đảm bảo đúng tỷ lệ khi trộn xi măng hoặc có thể do tay nghề thợ còn kém cũng là nguyên nhân gây ra nứt tường. Có 3 lý chính khiến cho xuất hiện vết nứt tường nhà khi mới vừa xây xong.

  • Tường không đạt tiêu chuẩn, vữa không đảm bảo “Mác”
  • Tường nhà không được trát phẳng
  • Vữa không được tô đều, dễ làm vón cục bộ và nứt vữa khi nước thấm qua

Nhưng nhiều khi cũng do chủ nhà chỉ quan tâm đến thẩm mỹ mà bỏ qua khâu kiểm tra kỹ thuật. Hoặc để tiết kiệm chi phí mà thuê thợ tay nghề kém. Điều này khiến cho tường nhà nhanh chóng dễ bị nứt.

Do lún nền móng

Do không khảo sát địa hình trước khi xây dựng và tính toán không đúng về vấn đề chịu tải. Việc này khiến cho nhà bị lún sụt sau một thời gian sử dụng và gây ra nứt tường. Nhưng các vết nứt này cực kì khó để khắc phục. Do nguyên nhân chính là móng nhà chưa giải quyết.

Thời tiết khí hậu

Việt Nam thuộc khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Hiện nay với sự nóng lên toàn cầu, kèm theo đó là thời tiết ngày càng khắc nghiệt.

Các nguyên hân này có thể dẫn đến sự cố nứt tường. Và dạng vết nứt này có dạng chân chim, kích thước nhỏ kéo dài.

Ngôi nhà hay công trình xuống cấp

Dù căn nhà hay công trình kiên cố đến đâu thì cũng xuống cấp. Các vết nứt do xuống cấp cảnh báo nguy hiểm lớn. Bởi nó có thể rơi và sập bất kỳ lúc nào.

Bị đè bởi các vật xung quanh

Hiện tượng thời tiết giông, bão, mưa lớn, … khiến cho cây cối, cột điện gãy, rớt vào nhà gây nứt tường. Hoặc có thể do việc khai thác quá mức công trình xung quanh gây nên hiện tượng hình thành nứt tường nhà bạn.

Cách xử lý tường nhà bị nứt ngang

Vết nứt nhỏ

Với những trường hợp vết nứt tường nhà nhỏ. Các vết nứt này xuất hiện nằm ở lớp vữa trát và chỉ xuất hiện khi trát không đúng.

Trong trường hợp, bạn có thể tự giải quyết bằng cách như sau:

  • Đục bỏ lớp trát cũ theo khe nứt trên tường
  • Vệ sinh sạch sẽ vết nứt
  • Tưới ẩm vết nứt đó
  • Trát lại bằng vữa già
  • Đợi khoảng 7 – 10 ngày sau trát sơn hoàn thiện

Vết nứt lớn

Đối với trường hợp này cần phải xử lý nhanh. Bởi các vết nứt tường này có thể sẽ lan ra các khu vực khác. Gia chủ nên trám vừa các vết nữa nhằm tạo nên sự bằng phẳng. Tiếp đó trát thêm lớp bột và sơn 1 lớp chống kiềm. Đây là cách xử lý đơn giản khi khu vực tường nhà bị nứt lớn.

Hiện nay có nhiều phương án để sửa các vết nứt lớn. Bạn có thể lựa chọn phương án phù hợp với mình theo một số cách dưới đây:

Trám các vết nứt tường bằng keo flex

  • Áp dụng cho các vết nứt có khả năng tiếp tục nứt. Khi miệng vết nứt rộng, keo có thể che kín.
  • Nhược điểm của keo flex thường ít ăn sơn, dễ lộ vết trám
  • Khi trám cần mở rộng miệng vết nứt tường, vệ sinh sạch sẽ. Trám vết nứt tường bằng keo flex. Đợi khôi thì mãi nhẵn. Thi công khi thời tiết không nắng gắt.

Trám các vết nứt bằng keo PU

  • Áp dụng cho các vết có khả năng tiếp tục nứt, cần khả năng chống thấm. Keo PU có khả năng giãn nở nhiều khi gặp nước.
  • Nhược điểm là chỉ thi công bên trong. Chi phí cao và cực kỳ tốn công.
  • Khí trám cần khoan lỗ, cắm kim bu lông chuyên dụng. Keo được bơm từ dưới lên bằng máy bơm áp lực. Đợi keo khô thì mới cắt kim rồi cho sơn lại

Cách xử lý tường nhà bị nứt dọc cũng tương tự cách xử lý tường nhà bị nứt ngang. Nhưng ở trường hợp nứt dọc còn bị một vấn đề là các vết nứt sâu và các nứt tường mép cửa sổ.

Vết nứt sâu

Hiện tượng nứt sâu thường xảy ra do đơn vị thi công không đảm bảo được kỹ thuật xây dựng theo đúng tiêu chuẩn. Việc này tạo nên các vết nứt tường sâu và rộng. Các vết nứt này làm cho các viên gạch bên phía trong tường cũng bị ảnh hưởng không kém.

Với việc xử lý tường nhà bị nứt sâu thì bạn nên liên hệ với các đơn vị chuyên xử lý các vết nứt nhà hay công trình.

Vết nứt tường nhà nằm ở mép cửa sổ

Một số trường hợp vết nứt ở mép cửa sổ. Cách hiệu quả nhất là lấy đà lanh tô ra và thay đà lanh khác dài hơn. Cách giải quyết như vậy mới tạo đủ độ chắc chắn và đảm bảo rằng tình trạng nứt không quay trở lại.

Nếu bạn dùng vữa để trám lại thì chỉ mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn. Vết nứt tường sẽ quay trở lại.

Với các mẹo xử lý tường nứt ngang và dọc đơn giản này. Bạn có thể tham khảo để xử lý cho vấn đề nhà của mình.

Có thể bạn quan tâm:

Chủ Đề