Cách viết biên bản tự khai

Xin chào Luật sư X. Thời gian gần đây trên địa phương tôi có xảy ra vụ án giết người nghiêm trọng, những người chứng kiến ở đó có được Công an triệu tập để lấy lời khai. Tôi được biết rằng lời khai được xác định là một trong các nguồn chứng cứ, vậy quá trình lấy lời khai được diễn ra như thế nào? Khi nào lời khai của những người làm chứng sẽ được sử dụng làm chứng cứ trong vụ án hình sự? Mẫu biên bản lấy lời khai của Công an hiện nay như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015

Lời khai được hiểu là như thế nào?

Lời khai chính là lời trình bày của bị can, bị cáo, người bị hại, người bị tạm giam, tạm giữ, người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự mà người này đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc đã chứng kiến sự việc theo yêu cầu của cơ quan điều tra, viện kiểm sát và Tòa án theo trình tự luật định nhằm giải quyết vụ án hình sự.

Việc thu thập lời khai của bị can, bị cáo, người bị hại hoặc những người có liên quan khác đến tình tiết vụ án sẽ giúp cho quá trình điều tra diễn ra một cách đúng đắn, đảm bảo tính khách quan.

Lời khai của bị can, bị cáo là lời trình bày về những tình tiết, diễn biến vụ án, do đó lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ được coi là chứng cứ nếu nó phù hợp với những chứng cứ khác đã thu thập được trong vụ án.

Lời khai của người bị hại là việc trình bày lại tình tiết vụ án, mối quan hệ giữa họ với bị can, bị cáo hoặc người bị tạm giam, tạm giữ. Và theo nguyên tắc, những lời khai này sẽ được coi là chứng cứ nếu khi họ trình bày được rõ lý do vì sao mình biết được tình tiết đó.

Lời khai của người bị bắt bị tạm giữ là những lời trình bày về những tình tiết liên quan đến việc họ bị tình nghi thực hiện hành vi phạm tội.

Quy định về biên bản ghi lời khai trong tố tụng hình sự

Việc lấy lời khai phải đảm bảo thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật tố tụng hình sự. Theo đó, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam cấm các hành vi lấy lời khai của bị can, bị cáo hoặc những người có liên quan khác vào ban đêm.

Trừ một số trường hợp cấp thiết, không thể trì hoãn chờ trời sáng được, nhưng phải được ghi nhận rõ ràng vào biên bản.

Trước khi tiến hành lấy lời khai thì điều tra viên phải có giấy triệu tập và gửi cho người làm chứng. Giấy triệu tập phải có các nội dung như họ tên, chỗ ở hiện tại của người làm chứng, ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm có mặt, nếu vắng mặt thì ghi nhận lý do chính đáng.

Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc gửi thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó đang có mặt.

Mẫu biên bản lấy lời khai của Công an mới năm 2022

Trong các trường hợp lấy lời khai khi bắt giữ khẩn cấp thì cần đảm bảo:

– Cơ quan điều tra phải thông báo trước thời gian, địa điểm, hỏi cung cho người bào chữa, người đại diện hợp pháp của họ.

  • Nếu người chưa đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì có thể bị tạm giam, tạm giữ khi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt giữ nếu phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Khi ra lệnh bắt giam thì phải thông báo cho gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
  • Việc lấy lời khai sẽ được tiến hành tại nơi điều tra hoặc tại nơi ở của người đó, đảm bảo bố trí phòng hỏi cung phù hợp để giảm bớt sự căng thẳng, sợ hãi

– Việc hỏi cung tuyệt đối phải diễn ra minh bạch, không bạo lực theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự

  • Tuyệt đối không hỏi cung vào ban đêm, trừ một số trường hợp cấp thiết theo luật quy định. Nghiêm cấm điều tra viên, Kiểm sát viên bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can.
  • Nghiêm cấm hành vi Điều tra viên, Kiểm sát viên tự mình thay đổi hoặc thêm bớt nội dung lời khai, nếu có sự thay đổi thì phải xác nhận vào từng trang.
  • Khi diễn ra việc hỏi cung thì cần có sự tham gia của người bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can, đồng thời phải giải thích rõ về quyền và nghĩa vụ của họ. Sau khi kết thúc thì tất cả người tham gia đều phải ký xác nhận vào biên bản hỏi cung.

– Người bào chữa, người đại diện hợp pháp có thể hỏi người bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ là người dưới 18 tuổi nếu được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đồng ý.

– Hạn chế tố đa số lần lấy lời khai của người chưa thành niên. Thời gian lấy lời khai của người chưa thành niên sẽ không quá hai lần trên 1 ngày và mỗi lần không được pháp diễn ra quá 2 giờ đồng hồ, trừ trường hợp vụ án có tình tiết phức tạp đã được Bộ luật quy định.

– Cơ quan điều tra hạn chế đối đa việc tiến hành đối chất, đặc biệt đối với tường hợp người bị hại là trẻ em, đảm bảo không làm tổn thương đến tâm lý, tinh thần của họ.

Khi nào lời khai của người làm chứng được dùng làm chứng cứ trong vụ án hình sự?

Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về lời khai của người làm chứng như sau:

“Điều 91. Lời khai của người làm chứng

1. Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết nguồn tin về tội phạm, về vụ án, nhân thân của người bị buộc tội, bị hại, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra;

2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.”

Đồng thời, tại Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về chứng cứ như sau:

“Điều 86. Chứng cứ

Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.”

Như vậy, lời khai của người làm chứng được dùng làm chứng cứ trong vụ án hình sự khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện về chứng cứ, cụ thể đó phải là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định. Đồng thời, người làm chứng phải nói rõ được lý do vì sao họ biết được những tình tiết mà họ trình bày. Nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó thì tình tiết mà họ trình bày sẽ không được dùng làm chứng cứ.

Tải xuống mẫu biên bản lấy lời khai của Công an

Loading…

Taking too long?

Reload document

| Open in new tab

Tải xuống văn bản [13.34 KB]

Mời bạn xem thêm bài viết:

  • Đương sự được thay đổi lời khai trong vụ án dân sự không?
  • Lấy lời khai người làm chứng là người nước ngoài thế nào?
  • Quy định về lấy lời khai của đương sự trong tố tụng dân sự

Thông tin liên hệ:

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Mẫu biên bản lấy lời khai của Công an mới năm 2022“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục đổi tên trong giấy khai sinh hay Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh… Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Chủ Đề