Cách trả lương theo vị trí việc làm có những ưu và nhược điểm gì?

Đây là ý kiến của Chánh Văn phòng, Người phát ngôn của Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh trao đổi với PV Infonet xung quanh những vấn đề bạn đọc quan tâm về đề án trả lương theo vị trí việc làm.

Chánh Văn phòng, Người phát ngôn của Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh


Ông có thể chia sẻ tính ưu việt của trả lương theo vị trí việc làm, nó sẽ khắc phục được những tồn tại, hạn chế nào so với hình thức trả lương như hiện nay?

Ông Vũ Đăng Minh: Hội nghị Trung ương 7 Khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, trong đó tại Điểm 1.3 Khoản 1 Mục II của Nghị quyết đã xác định: “Trong khu vực công, Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng theo năng suất lao động, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”.

Tính ưu việt của trả lương theo vị trí việc làm là bảo đảm thực hiện nguyên tắc “làm công việc gì hưởng lương theo công việc đó”, tiền lương gắn với năng lực, trình độ và kết quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, không chỉ phụ thuộc vào thâm niên, kinh nghiệm công tác; khắc phục được những hạn chế của cơ chế trả lương hiện hành như tiền lương còn mang nặng tính bình quân, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức.

Tuy nhiên, để thực hiện được việc trả lương theo vị trí việc làm thì cần phải khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm, coi đây là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền lương; Trên cơ sở tổng kết việc thực hiện pháp luật cán bộ, công chức, viên chức; chọn lọc tiếp thu kinh nghiệm tốt của quốc tế, rà soát bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về vị trí việc làm và các tiêu chí đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức gắn với từng vị trí việc làm trong khu vực công để làm căn cứ tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và trả lương đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị trực tiếp xây dựng và hoàn thiện danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc, xác định cơ cấu công chức, viên chức, cấp bậc hàm sĩ quan; xác định khung năng lực theo từng vị trí việc làm và tinh giản biên chế theo các nghị quyết của Đảng và quy định của Nhà nước đã được ban hành. Trên cơ sở đó, thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để thực hiện trả lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo.

Hiện các bộ, ngành, địa phương xây dựng và hoàn thiện danh mục vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, bản mô tả công việc, xác định cơ cấu công chức, viên chức và cơ cấu của các đối tượng trong lực lượng vũ trang của đơn vị địa phương mình. Bộ Nội vụ đã ghi nhận phản hồi vướng mắc, khó khăn khi thực hiện đề án này từ các bộ, ngành, địa phương hay chưa, xin ông cho biết những vướng mắc cụ thể là gì?

Ông Vũ Đăng Minh: Đối với các cơ quan, tổ chức hành chính: Thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, trên cơ sở đề nghị của Bộ, ngành, địa phương, Bộ Nội vụ đã phê duyệt danh mục vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính của tất cả các Bộ, ngành, địa phương. Theo đó các Bộ, ngành, địa phương hoàn thiện bản mô tả công việc đối với vị trí việc làm đã được phê duyệt.

Trên cơ sở tổ chức triển khai thực hiện, các Bộ, ngành, địa phương thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, rà soát danh mục vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính được Bộ Nội vụ phê duyệt, theo đó một số Bộ, ngành, địa phương có kiến nghị bổ sung danh mục vị trí việc làm, điều chỉnh danh mục vị trí việc làm v.v… Bộ Nội vụ đã ban hành quyết định để điều chỉnh, bổ sung kịp thời bảo đảm được tổ chức triển khai đúng quy định.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Thực hiện Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2016, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng và quyết định vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên; các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên được quyết định vị trí việc làm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6, Trung ương 7 [khóa XII] của Đảng, theo phân công của Chính phủ, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đang xây dựng, hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 36/2013/NĐ-CP và Nghị định số 41/2012/NĐ-CP để làm cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương hoàn thiện danh mục vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

Với tiến độ các bộ, ngành, địa phương thực hiện như hiện nay, theo ông đến năm 2021chúng ta  có thực hiện được việc trả lương theo vị trí việc làm hay không. Trong trường hợp không thực hiện được, Bộ Nội vụ đã tính đến phương án dự phòng?

Ông Vũ Đăng Minh: Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị Trung ương 7 [khóa XII] về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, ngày 16 tháng 8 năm 2018 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 107/NQ-CP về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong đó đã phân công nhiệm vụ cho các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng quy định cụ thể về cải cách chính sách tiền lương theo quan điểm, mục tiêu, nội dung và giải pháp đã nêu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Ngày 14 tháng 3 năm 2019, dưới sự chủ trì của đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công đã họp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2018 và rà soát, đôn đốc các nhiệm vụ về thực hiện cải cách chính sách tiền lương trong năm 2019 theo Nghị quyết số 107/NQ-CP.

Theo đó, Ban Chỉ đạo sẽ đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm tiến độ và kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền những vướng mắc phát sinh để ban hành chế độ tiền lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo từ năm 2021 theo tinh thần của Nghị quyết số 27/NQ-TW của Hội nghị Trung ương 7 Khóa XII.

Có thông tin sau khi các bộ, ngành, địa phương thực hiện xác định các vị trí việc làm, biên chế từ các đơn vị đều tăng, điều này có đúng không thưa ông? Bộ Nội vụ triển khai các giải pháp nào để bảo đảm đến năm 2021 giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2015?

Ông Vũ Đăng Minh: Khi các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Đề án vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, ban đầu có một số đơn vị dự kiến số lượng người lớn hơn so với số hiện có. Sau khi rà soát và hoàn thiện bản mô tả công việc và thực hiện chủ trương tinh giản biên chế của Đảng, Nhà nước, các đơn vị đã điều chỉnh lại. Tuy nhiên còn có một số đơn vị đề nghị tăng biên chế do có nhiệm vụ mới phát sinh hoặc tổ chức mới được thành lập.

Để bảo đảm thực hiện chủ trương tinh giản biên chế [không làm tăng biên chế], biên chế sự nghiệp [số lượng người làm việc] hưởng lương từ ngân sách nhà nước đến năm 2021 giảm 10% so với năm 2015, với trách nhiệm được giao, Bộ Nội vụ tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, tổng hợp các kiến nghị, vướng mắc để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Mặt khác khi thực hiện thẩm định số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của địa phương, Bộ, ngành đã thực hiện giảm theo lộ trình hàng năm để bảo đảm đến năm 2021 đạt mục tiêu, yêu cầu [tinh giản 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với số được cơ quan có thẩm quyền giao năm 2015].

Cụ thể, đến hết 2018 đã giảm 76.143 người hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập so với số được cơ quan có thẩm quyền giao năm 2015 tại các Bộ, ngành, địa phương [tương ứng giảm 3,87%].

Xin cảm ơn ông !

N. Huyền [thực hiện]

Có một số khác biệt giữa các vị trí được trả lương và làm theo giờ. Sự khác biệt rõ ràng nhất là cách các vị trí này nhận lương, cả hai đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Khi tìm kiếm một công việc mới, lương thưởng là yếu tố quyết định đối với nhiều người. Do đó, hiểu được sự khác biệt giữa lương hoặc lương theo giờ có thể hữu ích.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận về sự khác biệt giữa trả lương theo giờ và trả lương cũng như phương pháp nào là tốt nhất cho bạn.

Tỷ lệ hàng giờ là gì?
Mức lương theo giờ của bạn là số tiền bạn nhận được cho mỗi giờ bạn làm việc. Là một nhân viên làm việc theo giờ, bạn sẽ được trả lương cho tất cả số giờ bạn làm việc. Nếu nhà tuyển dụng muốn bạn có nhiều thời gian hơn, họ sẽ phải trả cho bạn nhiều hơn. Ví dụ: nếu bạn làm việc trong 25 giờ 30 phút, bạn sẽ được trả tiền trong 25,5 giờ. Nếu mức giá hàng giờ của bạn là 17,50 đô la, bạn sẽ nhận được 446,25 đô la cho thời gian của mình: 17,50 đô la x 25,5.

 


 

Lương là gì?

Tiền lương là một khoản trả cố định cho nhân viên dựa trên việc làm việc toàn thời gian. Người sử dụng lao động thường phân phối tiền lương hàng tháng hoặc hai tháng, nhưng một số doanh nghiệp trả lương hàng năm. Số tiền và tần suất trả lương của bạn phải là một phần trong hợp đồng lao động của bạn.

Mỗi lần trả lương là một khoản cố định. Ví dụ: bạn sẽ nhận được 5.000 đô la mỗi tháng trước thuế với mức lương 60.000 đô la mỗi năm trước thuế. Đây được gọi là lương gộp, và số tiền sau thuế là lương ròng.

Nhiều nhà tuyển dụng lớn đưa ra mức lương cho từng vị trí. Mức lương thường được xác định bằng cách so sánh mức trung bình của ngành dựa trên loại vị trí, cấp bậc và vị trí. Mức lương cũng liên quan đến trình độ học vấn của bạn, kinh nghiệm trước đây của bạn và lượng thời gian bạn đã làm việc cho một công ty. Mức lương cũng bị ảnh hưởng bởi cung và cầu. Thông thường, bạn có thể nhận được đề nghị tốt hơn ở những khu vực có nhiều vị trí tuyển dụng cho công việc tương tự như của bạn.

Những lợi ích và nhược điểm
Phương thức trả lương cứng và trả lương theo giờ có những lợi ích khác nhau. Một số cá nhân thích các vị trí theo giờ trong khi những người khác có thể tìm kiếm các vị trí có mức lương tùy thuộc vào ngành nghề, nhu cầu và lịch trình của họ. Hãy cùng khám phá một số lợi ích và bất lợi của cả hai hình thức trả lương.

Quyền lợi khi trả lương
Nhận một mức lương bình thường có thể tốt hơn một công việc hàng giờ vì một số lý do:

Tiền lương ổn định. Những người làm công ăn lương luôn nhận được một số tiền nhất định từ người sử dụng lao động của họ. Mọi séc đều giống nhau, ngay cả khi có ngày nghỉ. Bạn cũng có thể sử dụng những ngày ốm nếu cần mà không bị giảm lương. Thu nhập ổn định có thể làm giảm căng thẳng và cho phép linh hoạt hơn khi bạn có những khoản chi tiêu bất ngờ. Nhiều lợi ích hơn. Những nhân viên làm công ăn lương toàn thời gian có khả năng nhận được các lợi ích việc làm bổ sung như chăm sóc sức khỏe, đóng góp tương xứng và thời gian nghỉ phép được trả lương. Ngay cả khi một công việc được trả lương kèm theo phúc lợi chỉ trả ít hơn một công việc theo giờ, nó có thể đưa bạn vào tình thế tài chính tốt hơn. Các đặc quyền như thai sản hoặc nghỉ sinh con, bồi hoàn phí hội viên phòng tập thể dục hoặc chăm sóc trẻ em miễn phí có thể giúp tiết kiệm đáng kể.

Nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. Nói chung, một vị trí làm công ăn lương đi kèm với nhiều trách nhiệm hơn là một công việc hàng giờ. Ngay cả khi bạn chấp nhận giảm lương để chuyển từ một công việc làm theo giờ sang làm công ăn lương, thì nó vẫn có giá trị về lâu dài. Ngoài các lợi ích bổ sung như bảo hiểm y tế, bạn có thể được thăng chức lên một vị trí cao cấp hơn nhanh chóng hơn so với một nhân viên làm việc theo giờ. Ví dụ, các vai trò trong quản lý thường được yêu cầu là nhân viên toàn thời gian.

Nhược điểm của việc trả lương cứng
Theo luật liên bang, các doanh nghiệp phải trả lương cho nhân viên theo giờ làm thêm giờ cho số giờ làm việc vượt quá 40 giờ mỗi tuần. Họ vẫn có thể yêu cầu nhân viên làm công ăn lương làm việc miễn là hoàn thành công việc. Không có thù lao bổ sung cho số giờ làm thêm, vì vậy, một ông chủ khó tính có thể dễ dàng giữ bạn ở lại làm việc với các nhiệm vụ bổ sung.

Lợi ích của việc trả lương theo giờ 
Làm việc theo giờ chắc chắn có thể có lợi hơn trong một số trường hợp. Dưới đây là một số lợi ích khi nhận lương theo giờ:

Bồi thường ngoài giờ. Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng hệ thống theo dõi thời gian trả lương cho nhân viên theo phút, vì vậy, nếu bạn nhận lương theo giờ, bạn sẽ được bồi thường nếu bạn cần ở lại làm việc muộn. Vì luật yêu cầu làm thêm giờ cho nhân viên theo giờ, bạn có thể kiếm thêm hàng trăm đô la mỗi tuần nếu công việc của bạn cần bạn làm hơn 40 giờ một tuần trong thời gian bận rộn.
Cơ hội hưởng lương kỳ nghỉ. Thời gian làm thêm thường là thời gian rưỡi, nhưng một số người sử dụng lao động sẽ trả gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba thời gian cho những ngày lễ như Đêm giao thừa. Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực phổ biến làm thêm giờ, bạn có thể kiếm được nhiều hơn mức lương nếu bạn có một vị trí được trả lương với mức lương tương đương. Làm thêm giờ và trả thêm đi kèm với nó không nhất thiết phải đảm bảo. Bạn nên đảm bảo rằng nó [và bất kỳ lợi ích đã hứa nào khác] là một phần trong hợp đồng của bạn trước khi bạn chấp nhận một lời mời làm việc.


Khả năng dành thời gian cho những sở thích khác. Có một vị trí theo giờ cho phép bạn lên lịch cho các sở thích khác như cải thiện kỹ năng, đi học, bắt đầu công việc kinh doanh của riêng bạn hoặc làm một công việc toàn thời gian hoặc bán thời gian khác.

Nhược điểm của trả lương theo giờ
Thu nhập của một nhân viên làm việc theo giờ có thể dễ bị thay đổi hơn. Các vị trí làm việc theo giờ thường cảm thấy tác động của nền kinh tế kém hoặc khu trung tâm kinh tế trong ngành của họ trước tiên. Nhiều doanh nghiệp chọn cách giảm giờ làm cho nhân viên theo giờ thay vì sa thải nhân viên làm công ăn lương. Ví dụ: một người được trả lương theo giờ thường làm việc 40 giờ mỗi tuần có thể mất 25% mức lương bình thường nếu sếp của họ quyết định sắp xếp cho họ làm việc 30 giờ trong những tuần không bận.

Nhân viên làm việc theo giờ cũng có thể bị ảnh hưởng do bỏ lỡ thời gian đã định của họ. Ví dụ, một người nào đó trễ 10 phút cho một công việc được trả 17,50 đô la mỗi giờ sẽ mất 2,92 đô la trước thuế.

Ngoài việc mất tiền vì đi trễ, nhân viên làm việc theo giờ thường không được hưởng giờ làm việc linh hoạt như nhân viên làm công ăn lương. Trong khi một nhân viên làm công ăn lương sẽ có một lịch trình linh hoạt, thường cho phép những ngày nghỉ ốm và thời gian nghỉ được trả lương, một nhân viên làm việc theo giờ phải đến đúng giờ để bắt đầu ca làm việc của họ.

Theo indeed

Video liên quan

Chủ Đề