Cách trả lời sếp

1. Đừng hỏi sếp những câu hỏi bạn có thể trả lời

Một vị sếp chia sẻ: Tôi nhận được hàng trăm câu hỏi một ngày từ nhân viên và phần lớn những câu hỏi đó họ có thể tự trả lời. Đơn giản chỉ vì họ lười biếng nên

mang tất cả những thắc mắc đến cho tôi.

Lời khuyên dành cho các bạn ở đây là chỉ hỏi sếp khi bạn cảm thấy thiếu tự tin hay bạn mong nhận được sự đồng ý của họ. Tuy nhiên, trước hết bạn vẫn nên tự hỏi bản thân mình trước: Liệu câu trả lời của sếp có hợp lý hơn của mình?. Trong hấu hết các trường hợp, câu trả lời là không. Đơn giản, bạn là người nắm rõ nhất công việc, vì vậy hãy suy nghĩ kĩ mọi việc trước khi đặt câu hỏi cho sếp.

2. Mang đến giải pháp, không phải những vấn đề

Một sếp khác nói:

Thật bực mình khi nhân viên luôn mang những vấn đề đến hỏi tôi và mong đợi giải pháp tôi đưa ra.

Đừng đưa ra những vấn đề cho sếp nếu bạn chỉ mất 10 phút để nghĩ ra cách giải quyết. Bạn sẽ gây ấn tượng với sếp khi trình bày một vấn đề phức tạp, những gợi ý và cách thức giải quyết nó.

3. Không phải nói lời xin lỗi

Sếp nói: Tôi thực sự đề cao những nhân viên biết chịu trách nhiệm về sai lầm do mình

gây ra.

Luôn có cách để giải quyết mọi vấn đề, không nhất thiết phải mở đầu bằng một lời xin lỗi. Nó khiến bạn trông yếu thế. Nếu lần sau bạn có mắc lỗi, hãy thử cách sau: Tôi nghĩ dự án nãy đáng ra có thể làm tốt hơn nếu hay Nhìn lại vấn đề, tôi nghĩ mình lẽ ra nên làm theo một cách khác. Hay Lần sau tôi sẽ Sếp bạn sẽ bị ấn tượng và tập trung vào những điều bạn học được hơn là những sai lầm bạn phạm phải.

4. Bình tĩnh trong mọi trường hợp

Một sếp cho biết: Tôi thực sự thấy sốc khi đọc một số email của nhân viên trong công ty. Đôi khi, họ không thể giữ được bình tình và viết ra mọi tức giận của mình

.

Không nên gửi thư điện tử khi bạn đang tức giận hay thất vọng. Khi bự

c mình, bạn có thể viết chúng ra nhưng không nên gửi vội. Hãy chờ ít nhất nửa tiếng, sau đó đọc lại thư gốc. Lúc đó bạn sẽ bình tình hơn để viết lại một bức thư đầy tính xây dựng và chuyên nghiệp. Sếp sẽ rất ngưỡng mộ sự khéo léo trong giao tiếp của bạn.

5. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ

Một sếp nói: Tôi sẽ tức giận khi nhận được câu trả lời Đó không phải phần việc của tôi từ nhân viên khi được giao việc. Trên thực tế, chúng ta thường

làm những việc không giống như trong bản mô tả công việc.

Hãy đảm nhận những thách thức mới. Bạn sẽ

không chỉ học được những điều mới mà còn được sếp ghi nhận về tinh thần làm việc hăng say.

6. Đừng nói dối sếp

Khi một nhân viên nhắn tin cho tôi thông báo anh/ cô ấy quá mệt nên không thể đi làm được. Tôi biết chắc chắn là anh/ cô ấy đang nói đối.

Nhắn tin hay viết email xin nghỉ ốm đều là dấu hiệu cho thấy bạn đang nói dối. Lần sau, hãy gọi điện thẳng cho sếp.

7. Gửi phản hồi cho sếp

Tôi thích nhận được phản hồi của nhân viên

về những dự án, báo cáo tôi vừa hoàn thành.

Những phản hồi tích cực khiến mọi người hiểu nhau hơn và khích lệ tinh thần. Nếu bạn thích việc sếp vừa làm, hay nói cho anh/ cô

ấy biết. Chỉ đơn giản như Tôi thích bài phát biểu của anh trong cuộc họp vừa rồi.

8. Tránh ca thán

Sếp nói: Tôi thấy nhiều nhân

luôn ca thán về mọi thứ và điều này khiến tôi và những người khác phát điên.

Những lời phàn nàn không bao giờ đem lại kết quả tốt đẹp. Nó chỉ làm tất cả mọi người đều thấy mệt mỏi. Nếu bạn có điều gì không hài lòng, hãy chia sẻ trự

c tiếp với sếp để tìm cách khắc phục.

9. Hãy luôn là người tiên phong

Các sếp đều có ý kiến chung: sẽ đặc biệt chú ý và đánh giá cao những nhân viên đưa ra ý tưởng mới và quyết tâm thực hiện chúng.

Chúng ta luôn có những ý tưởng để cải thiện công việc hay cho dự án mới. Thật không cần thiết nếu gửi cho sếp một danh sách dài những ý tưởng của bạn. Hãy chọn 1, 2 ý tưởng khả thi nhất và quyết tâm thực hiện chúng. Sếp sẽ đánh giá cao sự sáng tạo cũng như quyết tâm, kiên trì của bạn.

Vũ Vũ

Theo Ivillage

Video liên quan

Chủ Đề