Cách tính toán tỉ lệ chiều rộng nhà chữ đinh

Bất cứ lĩnh vực nào đều cũng có riêng cho nó một chuẩn mực nhất định bao gồm cả trong thiết kế kiến trúc và nội thất. Một ngôi nhà đẹp không tỳ vết là một ngôi nhà có thiết kế ấn tượng mà tổng thể kiến ​​trúc, nội thất và mỹ thuật phải cân đối và hài hòa với nhau. Để tăng vẻ đẹp mê hồn và hoàn mỹ cho công trình, các kiến ​​trúc sư rất chú trọng đến tỷ lệ vàng trong công trình. Vậy tỷ lệ vàng là gì? Vai trò của nó trong thiết kế kiến ​​trúc và nội thất? Và tỷ lệ này được áp dụng như thế nào? Hãy cùng Green đi tìm lời giải đáp trong bài viết bên dưới nhé!

1. Khái niệm về Tỷ lệ vàng

Tỷ lệ vàng [tên tiếng Anh: The Golden Ratio] là một thuật ngữ toán học, hình học, có ký hiệu là φ [phi = 1,61803] theo bảng chữ cái Hy Lạp.

Thỏa mãn tỷ lệ vàng chính là chuỗi Fibonacci - chuỗi số có số sau bằng tổng của hai con số trước nó. Ví dụ: 0, 1,1, 2, 3, 5, 8, 13, 21... Không dừng lại ở đó, người Hy Lạp đã phát triển nguyên tắc này. Bạn có thể tìm thấy tỷ lệ này khi bạn chia một đường thành hai phần và phần dài hơn [a] chia cho phần nhỏ hơn [b] bằng tổng [a] + [b] chia cho [a], cả hai bằng 1,618. Công thức này giúp ích rất nhiều khi tạo hình dạng, biểu tượng, bố cục.

Về mặt hình ảnh, một đường xoắn ốc logarit được phát triển dựa trên hệ số của tỷ lệ vàng. Đây là tập hợp các ô vuông, mỗi ô vuông được xếp theo thứ tự như hình bên dưới. Sau đó, vẽ một cung tròn từ góc của số nhỏ nhất đến góc số lớn nhất còn lại, để lộ ra một hình xoắn ốc cân đối hoàn hảo.

2. Tỷ lệ vàng được áp dụng như thế nào?

Với các bạn chưa thử tìm hiểu về các lĩnh vực nghệ thuật, khái niệm về tỷ lệ vàng nghe có vẻ rất xa lạ. Nhưng thật ra, nó rất gần gũi và tồn tại xung quanh chúng ta. Với mục tiêu hướng đến cái đẹp, tạo nên tính thẩm mỹ và cân đối cho các chi tiết, tỷ lệ này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như hội họa, nhiếp ảnh, sinh học, đặc biệt, nó được sử dụng phổ biến trong thiết kế kiến trúc và nội thất.

Xét về mặt kiến trúc, bất kỳ vật thể, công trình nào có thể chia thành dạng hình vuông và hình chữ nhật đều có thể tạo ra tỷ lệ xấp xỉ bằng 1: 1,61. Với mục đích dùng để xác định các mối quan hệ giữa chiều rộng và chiều cao của tòa nhà, kích thước các chi tiết như mái hiên, cột, sân, bậc thang, … nhằm đưa đến một công trình hài hòa, cân xứng, thỏa mãn nhu cầu con người. Áp dụng quy tắc của tỷ lệ vàng sẽ giúp tạo cảm giác dễ chịu và tự nhiên hơn khi nhìn vào tác phẩm thiết kế của bạn, đó chính là “sự hài lòng thị giác”.

Trong thiết kế nội thất, tỷ lệ vàng là thước đo chính xác nhất được các kiến ​​trúc sư áp dụng để tạo nên sự cân đối và hài hòa trong các chi tiết của ngôi nhà, bài trí nội thất sao cho phù hợp với kích thước của căn phòng. Chính tỷ lệ này sẽ giúp các kiến trúc sư dễ dàng trang trí, kết hợp màu sắc hài hoà giữa các không gian với nhau. Bên cạnh con số 1,618, quy tắc 10-30-60 cũng là một trong những tỷ lệ vàng mà các kiến trúc sư áp dụng nhiều nhất khi sơn và trang trí. Cụ thể, khi thiết kế nội thất, một không gian chỉ nên có 3 màu sắc: 1 màu chủ đạo chiếm 60% không gian [tường, sàn], 1 màu chiếm 30% không gian [nội thất], 1 màu chiếm 10% không gian còn lại [trang trí nhỏ] nhằm tạo điểm nhấn cho ngôi nhà.

3. Một số công trình kiến trúc tiêu biểu được xây dựng dựa trên Tỷ lệ vàng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người đều bị thu hút một cách lạ lùng đối với những công trình có vẻ ngoài cân đối. Mặc dù ngày nay, những công trình kiến trúc hiện đại có thể mang đến những điểm thú vị nhưng lối kiến trúc cổ điển và truyền thống vẫn có chỗ đứng vững chắc trong lòng mọi người với vẻ đẹp kì bí, tráng lệ và quyến rũ.

Ngay từ xưa, nhiều công trình cổ đã áp dụng tỷ lệ vàng để xây nên những kiệt tác còn lưu lại đến tận bây giờ, hãy cùng Green đi 1 vòng thế giới khám phá nhé:

Công trình kiến trúc đền Parthenon ở Hy Lạp: là một ngôi đền thờ thần Athena, được xây dựng vào thế kỷ 5 trước Công nguyên ở Acropolis. Các điêu khắc trang trí của ngôi đền làm từ đá cẩm thạch trắng, được coi như là đỉnh cao của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Đền Parthenon là biểu tượng của sự kết thúc Hy Lạp cổ đại và của nền dân chủ Athena, và được đánh giá như là một trong những công trình văn hóa vĩ đại nhất thế giới.

Đền Taj Mahal tại Ấn Độ: Một trong 7 kỳ quan của thế giới, đền thờ Taj Mahal cũng là ví dụ điển hình ứng dụng tỉ lệ vàng trong xây dựng. Khi nhìn vào bức ảnh bên dưới, ta có thể thấy được sự cân xứng vô cùng tuyệt vời.

Kết luận

Bên cạnh việc thiết kế không gian sống theo chuẩn mực tỷ lệ vàng, các bạn cũng có thể tự do trang trí, tạo nên những công trình kiến trúc độc lạ, bắt mắt. Công trình ấy có thể nêu bật lên cá tính và thể hiện được phong cách cá nhân của chính bạn nữa nhé. Bởi chính bạn là người tận hưởng không gian sống ấy chứ không phải ai khác.

Nếu bạn là người yêu thích việc tự tay sắp đặt và trang trí nhà cửa, là tín đồ của nghệ thuật sắp đặt thì hãy đến ngay với khóa học Thiết kế nội thất ở Green Academy nhé. Green sẽ đồng hành cùng bạn để kiến tạo nên những không gian sống vô cùng độc đáo. Đăng ký ngay khóa học thôi nào!!!

Chủ Đề