Cách tính quy mô thoái lui đầu tư


Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Thoái lui hoàn toàn, đây là trường hợp cực đoan nhất của thoái lui khi mà

phản ứng tiền tệ là quá mạnh.

Giả sử rằng, khi mà NHTW xác định bất kỳ sự tăng lên nào trong sản lượng

cũng đều có nguy cơ gây ra lạm phát. Bởi vậy, NHTW sẽ tăng lãi suất lên đủ để

bù lại mọi tác động mở rộng của các chương trình Chính phủ.

Tuy nhiên, do có phản ứng tiền tệ, nên lãi suất tăng lên, làm giảm đầu tư và

xuất khẩu ròng. Vậy, trong trường hợp cực đoan thoái lui 100%, phản ứng này

mạnh đến nỗi đường chi tiêu [tổng cầu] mới dịch chuyển xuống quay trở lại vị

trí của đường tổng cầu ban đầu. Nói cách khác là thắt chặt tiền tệ đã làm triệt

tiêu toàn bộ sự mở rộng tài khóa.



Phản ứng tiền tệ có thể dẫn đến thoái giảm đầu tư hoàn toàn



Chi tiêu Chính phủ làm tăng tổng cầu, nhưng lãi suất cao hơn dẫn đến sự

giảm sút của đầu tư và xuất khẩu ròng [do việc tăng tỷ giá hối đoái của đồng

nội tệ]. Cuối cùng lãi suất phải tăng đủ mạnh để giảm đầu tư và xuất khẩu

ròng đúng bằng lượng G đã tăng lên.

Tóm lại, trong trường hợp cực đoan của phản ứng tiền tệ mạnh, đầu tư bị

thoái lui 100% do sự tăng lên trong chi tiêu của Chính phủ. Thoái lui có thể xảy

ra khi NHTW có hành động nhằm triệt tiêu tác động mở rộng tài khóa thông

qua thắt chặt tiền tệ. Từ đồ thị trên ta có thể thấy 2 bước:

Bước 1: Tăng chi tiêu bằng tiền cho hàng hóa và dịch vụ làm dịc chuyể đường

tổng cầu [C+I+G+NX] lên đến đường tổng mới [C+I+G+NX].



8



Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Bước 2: Phản ứng của tiền tệ làm tăng lãi suất và làm giảm những bộ phận

nhạy cảm với lãi suất, dẫn đến tổng cầu giảm xuống đường [C+I+G+NX] và

điểm cân bằng mới là điểm E, đúng với điểm cân bằng lúc ban đầu tại điểm E.

Trong trường hợp này đầu tư và xuất khẩu ròng bị chi tieeucuar Chính phủ

làm thoái lui hoàn toàn.

Mục đích của việc nghiên cứu cơ chế này là giúp ta có giải pháp để phối hợp

giữa các chính sách kinh tế trong việc ổn định hóa nền kinh tế.

Nghịch lý của khuyến khích đầu tư: Một trường hợp ực đoan lien quan

đến nghịch lý của tiết kiệm, xảy ra khi đầu tư trên thực tế được khuyến khích

bằng những thâm hụt lớn. Lập luận này có cơ sỏ như sau: Lãi suất cao không

khuyến khích đầu tư. Mặt khác sản lượng cao hơn kích thích đầu tư [theo

nguyên tắc gia tốc] do các doanh nghiệp mua nhiều vốn hơn và nhà xưởng

hiện tại được tận dụng nhiều hơn. Từ đó đầu tư có thể được chính sách tài

khóa kích thích khi năng lực sản xuất còn chua được sử dụng hết.



Có thể khuyến khích đầu tư khi nguồn lực chưa được sử dụng hết



Đầu tư có thể được khuyến khích bằng thâm hụt cao hơn khi còn các nguồn

lực chưa được sử dụng hết và khi đầu tư phản ứng lại với mức sản lượng tăng

cao hơn.

Khi thực hiện chính sách tài khóa mở rộng [tăng mua sắm hàng hóa và dịch

vụ], chi tiêu của Chính phủ tăng từ G lên G thì tổng cầu dịch chuyển lên trên

tới đường tổng cầu mới là AD= C+I+G+NX, sản lượng cân bằng tăng lên. Mức

9



Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

sản lượng cao hơn lại kích đầu tư cao hơn, đầu tư tăng từ I lên I. Điểm cân

bằng cuối cùng được kết thúc ở E, chính là giao điểm của đường tổng cầu

AD=C+I+G+NX với đường 450.

Nghịch lý này có thể xuất hiện khi nguồn lực chưa được sử dụng hết và sản

lượng được quyết định bởi tổng cầu chứ không phải bởi phía cung.



2.Thâm hụt ngân sách-Một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát:

Giả định rằng, chia chi tiêu Chính phủ làm hai phần:

- Chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ [G]

- Chi trả lãi [i.B]

Trong đó:

i: lãi suất danh nghĩa về trái phiếu của Chính phủ.

B: giá trị danh nghĩa của các trái phiếu mà chính phủ chưa thanh toán.

Những nguồn thu nhập chính của Chính phủ gồm:

- Thuế thu nhập [T] chưa khấu trừ các khoản thanh toán chuyển nhượng.

- ΔB là lượng trái phiếu phát hành thêm.

- Phát hành thêm công nợ bằng tiền của Chính phủ [ΔH]-bộ phận này gọi là cơ

sở; ký hiệu là H gồm:

+ Tiền mặt do Chính phủ nắm giữ.

+ Tiền dự trữ trong các ngân hàng.



10



Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Như vậy cả B và H đều là công nợ của Chính phủ. nhưng khác biệt duy nhất

giữa B và H là các trái phiếu [B] thì được trả lãi, còn lượng tiền cơ sở [H] thì

không. Từ đây ta có thiết lập một phương trình như sau:



[G T] + [i*B]/P = ΔB/P + ΔH/P



Trong phương trình trên, [G T] được gọi là số thâm hụt cơ bản tức là

thâm hụt mà Chính phủ phải trang trải, không kể những khoản lãi phải trả

cho những trái phiếu chưa đến hạn thanh toán. Do G và T được biểu hiện

bằng số tiền thực tế vì vậy để đảm bảo tính thống nhất thì ta chia các số hạng

còn lại cho mức giá chung [P].

Qua đây, ta cũng có thể thấy 2 phương pháp có thể dùng để tài trợ thâm

hụt ngân sách của Chính phủ đó là: Phát hành thêm trái phiếu của Chính phủ,

được biểu thị bằng ΔB và phát hành thêm khối lượng tiền cơ sở, được biểu

thị bằng ΔH. Vì vậy, phương trình trên còn được gọi là phương trình biểu

thị tài trợ thâm hụt ngân sách của Chính phủ.

Ta sẽ xem xét tác động của lạm phát đến thâm hụt ngân sách Nhà nước.

Lạm phát làm tăng lãi suất danh nghĩa [i], như vậy các nhân tố trong

phương trình trên sẽ có sự biến động. Tuy nhiên, với tác động phân phối lại

của cải một cách ngẫu nhiên, thì lạm phát cũng làm dễ dàng hơn cho Chính

phủ. Để làm rõ vấn đề này ta sẽ đi từ phương trình biểu thị tài trợ thâm hụt

ngân sách ở trên:

[G T] + [i*B]/P =



ΔB/P



+



ΔH/P

11



Chủ Đề