Cách tính chiều dài thanh truyền

Cấu tạo của thanh truyền

Nội dung

  • Thanh truyền là gì?
    • Thanh Truyền
    • Nhiệm vụ
    • Cấu tạo
    • Yêu cầu kĩ thuật của chi tiết
    • Vật liệu và phương pháp chế tạo

Thanh truyền là gì?

Như chúng ta đã biết động cơ đốt trong là một loại động cơ được sử dụng phổ biến và chiếm tỉ trọng năng lượng lớn trên toàn thế giới. Nhưng không phải ai cũng biết cấu tạo của động cơ đốt trong như nào và gồm những bộ phận gì. Vì vậy hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn một chi tiết cực kỳ thú vị trong động cơ đốt trong đó là chi tiết thanh truyền.

Thanh Truyền

Thanh truyền

Thanh truyền là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong động cơ đốt trong. Nó là bộ phận kết nối giữa piston với trục khuỷu để truyền chuyển động. Hay có thể hiểu, thanh truyền là chi tiết trung gian truyền chuyển động từ chi tiết này đến chi tiết khác. Nólà chi tiết dạng càng. Loại chi tiết có một hoặc một số lỗ cơ bản cần gia công đạt độ chính xác cao mà đường tâm của chúng song song với nhau.

Nhiệm vụ

Chi tiết này có nhiệm vụ kết nối piston và trục khuỷu. Thanh truyền nhận lực từ chuyển động tịnh tiến của piston sau đó truyền chuyển chuyển động tạo momen quay cho trục khuỷu. Ngược lại thanh truyền lại nhận lực từ trục khuỷu dẫn động cho piston để nén khí trong buồng đốt.

Cấu tạo

Cấu tạo của thanh truyền

Thanh truyền là chi tiết dạng càng được chia làm 3 phần chính

Đầu nhỏ:

Đầu nhỏ có dạng hình trụ rỗng. Là phần lắp với chốt piston, bên trong có bạc lót ghép chặt vào đầu nhỏ, phía bên trên có lỗ dầu bôi trơn cho bạc.

Thân thanh truyền:

Là phần nối giữa đầu nhỏ và đầu to của thanh truyền, thường có tiết diện hình chữ nhật hoặc ova. Trong thân thanh truyền có khoan lỗ dẫn dầu bôi trơn. Kích thước của thân được thiết kế tăng dần từ đầu nhỏ đến đầu to để phù hợp với quy luật phân bố lực quán tính lắc đều của thanh truyền, còn chiều dày b thì đồng đều.

Đầu to

Đầu to thanh truyền nối với trục khuỷu gồm hai nửa. Nửa trên liền với thanh truyền, nửa dưới chế tạo rời. Phía trong có bạc làm bằng thép có tráng hợp kim đồng. Mặt trong của bạc được phay rãnh để chứa dầu bôi trơn. Giữa các nửa của đầu to được ghép với nhau bằng bulong. Để chống xoay bạc mỗi nửa bạc có dập định vị khớp.

Yêu cầu kĩ thuật của chi tiết

Khi chế tạo cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:

  • Kích thước các lỗ cơ bản được gia công đạt độ chính xác cấp 7 đến 9, độ nhám bề mặt Ra=0,63 0,32.
  • Độ không song song của các tâm lỗ cơ bản khoảng 0,03 0,05 mm trên 100 mm bán kính.
  • Độ không song song của các mặt đầu các lỗ cơ bản khác trong khoảng 0,05 0,25 mm trên 100 mm bán kính mặt đầu.
  • Các bề mặt làm việc được nhiệt luyện đạt độ cứng 50 55 HRC.

Vật liệu và phương pháp chế tạo

Với chi tiết khi làm việc với tải trọng không cao thì dùng vật liệu là gang xám GX 12 28, GX 24 44. Những chi tiết có độ cứng vững thấp làm việc với tải trọng va đập thì nên chọn gang dẻo GD 37-12, gang rèn. Còn những chi tiết làm việc với tải trọng lớn, để tăng độ bền nên dùng các vật liệu là thép các bon 20, 40, 45, thép hợp kim 18CrNiMoA, 18Cr2Ni4WA, 40CrMoA

Thông thường thanh truyền được làm từ thép các bon tốt hoặc thép hợp kim. Thép các bon thường dùng trong các động cơ tốc độ thấp như thép C30, C35, C40, C45. Động cơ ô tô máy kéo có thể dùng thép các bon nhưng thường dùng loại thép hợp kim 45Mn2; 40CrNi; 40MnMo Loại động cơ tốc độ cao thường dùng thép 8Cr2Ni4WA; 12CrNi3A; 18Cr2Ni4MoA.

Tùy thuộc vào vật liệu và điều kiện cụ thể, chi tiết có thể được chế tạo phôi bằng nhiều phương pháp như đúc, rèn, dập.

  • Chi tiết có kích thước vừa và nhỏ, nếu sản lượng ít thì phôi được chế tạo bằng rèn tự do; nếu sản lượng nhiều dùng phương pháp dập.
  • Phôi đúc dùng cho chi tiết bằng gang, kim loại màu, thép. Tùy theo điều kiện sản xuất, sản lượng mà có thể đúc trong khuôn cát, khuôn kim loại, khuôn mẫu chảy.

Hy vọng các thông tin trên đây đã giúp bạn phần nào hiểu về thanh truyền.

Nếu thấy hay thì đừng ngại chia sẻ nhé!

Admin: Mr.Ringo

Liên hệ: Bộ môn Kỹ thuật cơ khí Đại học Mỏ Địa chất. [hoặc KTCK-HUMG ]

Số điện thoại: 0243.755.0500

Đào tạo đại học: Chuyên ngành Công nghệ Chế tạo máy.

Đào tạo đại học: Chuyên ngành Máy và Tự động thủy khí.

Đào tạo Sau đại học: Thạc sĩ Kỹ thuật cơ khí.

Trang Fanpage: //www.facebook.com/ktck.humg/

Email:

Website:www.ktck-humg.com

Bài viết liên quan:

  1. Động cơ đốt trong là gì?
  2. Sinh viên tiêu biểu: Lấp lánh Sao tháng Giêng và Sinh viên 5 tốt
  3. Thiết kế 3D trong Solidworks
  4. Hướng dẫn vẽ biểu đồ nội lực cho dầm và khung bằng phương pháp mặt cắt [Sức bền Vật liệu]
  5. Xác định phản lực liên kết và tính phản lực liên kết [Cơ lý thuyết 1]

Video liên quan

Chủ Đề