Cách tính chi phí xây tường

Tổng hợp cách tính chi phí xây nhà cơ bản.

Xây nhà là một trong 3 việc lớn của đời người được ông bà ta quan niệm từ xưa. Để một căn nhà có thể xây dựng hoàn thiện thì xác định rõ chi phí xây nhà rất quan trọng. Ai cũng muốn sở hữu cho mình một ngôi nhà đẹp, sang trọng nhưng chi phí xây nhà bao nhiêu hay xây nhà theo phong cách nào, thiết kế ra sao… luôn là nỗi băn khoăn, lo lắng của nhiều người. Đặc biệt đối với những gia chủ không quá nhiều kinh phí.

Chi phí để xây hoàn chỉnh một ngôi nhà là bao nhiêu? Chắc hẳn đây là câu hỏi nan giải đối với không ít người đang có ý định xây mái ấm cho gia đình mình. Để ước lượng được khoản chi phí xây nhà, bạn chỉ cần nắm một số công thức tính khá đơn giản nhưng độ chính xác tương đối chuẩn.

Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ đưa ra cách tính chi phí xây nhà đơn giản để bước đầu giúp gia chủ tính toán được chi phí, dự trù được ngân sách cho phù hợp để tiến hành xây nhà. Bên cạnh đó là những lưu ý, kinh nghiệm để khi tiến hành xây dựng có thể tiết kiệm được chi phí.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây nhà

1: kiến trúc và quy mô công trình

Đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xây nhà của bạn. Để đảm bảo chi phí phù hợp, chủ hộ nên cân nhắc đến những kiểu kiến trúc ngôi nhà phù hợp. Bởi một ngôi nhà được thiết kế theo lối kiến trúc hiện đại với nhiều chi tiết, đường nét, hình khối thì chi phí xây dựng sẽ phát sinh nhiều hơn so với việc lựa chọn một công trình kiến trúc đơn giản. Và hiển nhiên chi phí xây dựng một ngôi nhà 2 tầng sẽ tốn kém hơn so với chi phí xây nhà ống thông thường.

2. Vị trí mặt băng thi công ảnh hưởng gián tiếp đến chi phí xây nhà

Yếu tố này bạn sẽ không thấy được sự ảnh hưởng của nó cho đến khi bắt tay vào thi công công trình. Bởi thay vì ảnh hưởng trực tiếp lên chi phí công trình như kiến trục hoặc quy mô, nó lại ảnh hưởng gián tiếp thông qua yếu tố chi phí vận chuyện vật tư. Khi mặt bằng thi công nằm ở vị trí có trục đường giao thông trắc trở, ảnh hưởng đến việc vận chuyển vật tư dẫn đến chi phí vận chuyển tăng.

Bên cạnh đó, vị trí khu đất mà bạn chuẩn bị xây nhà cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí xây nhà. Vì địa chất tại khu xây dựng sẽ ảnh hưởng tới phần xử lý nền móng, kết cấu chịu lực của căn nhà. Do đó nếu vị trí thi công là nền đất yếu hay đất thổ cư thì cần có phương án làm móng là loại móng cọc, móng băng,… nên chi phí xây dựng cũng sẽ khác nhau.

3.chi phí vật tư xây nhà

Chi phí mua vật tư xây dựng chiếm gần như toàn bộ chi phí của quá trình xây nhà. Hiển nhiên nói chi phí xây nhà được định bởi chi phí vật tư xây dựng cũng không sai. Việc lựa chọn vật tư thô của thương hiệu nào, chất lượng ra sao để ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xây nhà. Kể cả theo thời gian xây dựng, sự thay đổi của giá vật tư cũng gây ra những chi phí phát sinh khác.

4. Nhà cung cấp vật tư

Giá vật tư, chất lượng vật tư do các địa chỉ bán vật liệu xây dựng cung cấp ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí. Với một nhà cung cấp vật tư với mức giá quá cao thì chi phí xây dựng khi đó cũng bị kéo lên cao thêm. Hoặc nhà cung cấp vật tư với chất lượng kém, thiếu số lượng thì những chi phí phát sinh kèm theo cũng làm tăng chi phí. Do đó, hãy cẩn trọng trong việc lựa chọn đối tác cung cấp vật tư xây dựng cho ngôi nhà mình.

Hiện nay khi tiến hành xây dựng nhà đầu tư thường thuê một đơn vị tư vấn thiết kế họ sẽ tiến hành thiết kế bộ hồ sơ hoàn chỉnh về kiến trúc, kết cấu, điện nước,…căn cứ cào hồ sơ thiết kế bóc khối lượng chi tiết công trình mà người ta thường gọi là hồ sơ dự toán. Với cách làm như vậy thì chi phí xây nhà chính xác nhất, nghĩa là làm gì sẽ tính tiền đó. Nếu làm như vậy sẽ tránh rủi ro cho cả chủ đầu tư lẫn nhà thầu, theo cách làm này, khi hồ sơ thiết kế có sự thay đổi thì có thể biết ngay chi phí phát sinh là bao nhiêu.

Tuy nhiên nhiều gia chủ hiện nay còn lo ngại việc kiểm soát khối lượng trong bảng dự toán thể hiện. Để đọc và hiểu được dự toán thì phải có kiến thức về xây dựng, về giá trị vật liệu và quy trình công nghệ xây dựng mới có thể giám sát được khối lượng và đơn giá xây dựng. Nếu không phải thuê một đơn vị tư vấn giám sát độc lập để giúp bạn việc này.

Cách tính chi phí xây nhà trên m2

Cách tính chi phí xây nhà trên m2 rất quan trọng vì khi chúng ta có cái nhìn tổng quát về chi phí xây nhà một cách nhanh chóng và dễ hiểu nhất. Để xây dựng một ngôi nhà gồm nhiều yếu tố khác nhau với nhiều chi tiết nhỏ và nhiều chủng loại khác nhau vì vậy bạn cần phải quan tâm đến các yếu tố này thì ngôi nhà xây dựng nên mới tốt được.

Cách tính chi phí móng

  • Móng đơn: đã bao gồm trong đơn giá xây dựng.
  • Móng băng một phương: 50% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.
  • Móng băng hai phương: 70% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.
  • Móng cọc [ép tải]: [đơn giá/m x số lượng cọc x chiều dài cọc] + [Nhân công ép cọc: đơn giá] + [Hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1[+sân] x đơn giá phần thô].
  • Móng cọc [khoan nhồi]: [đơn giá/m x số lượng cọc x chiều dài cọc]+ [Hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1[+sân] x đơn giá phần thô].

Đơn giá xây dựng trên 1m2.

Đơn giá xây dựng phần thô áp dụng cho nhà cấp 4 , nhà gác lững  tại Hà Nội trung bình 2.800.000 /m2 – 3.200.000đ/m2 xây dựng

Đơn giá xây dựng phần thô áp dụng cho nhà phố và biệt thự tại Hà Nội trung bình 3.200.000đ/m2 – 3.500.000đ/m2 xây dựng [tùy theo yêu cầu và quy mô công trình].

Chi phí xây nhà trọn gói đối với nhà phố và biệt thự dao động trung bình 5.200.000đ/m2 – 8.000.000đ/m2 xây dựng [tùy theo quy mô công trình và chủng loại vật tư theo yêu cầu].

Hiện tại đang phổ biến 2 cách tính chi phí xây dựng nhà trên m2 như sau :

Cách 1:

Chi phí móng = % diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô

Diện tích xây dựng các tầng [ bao gồm cầu thang và tầng tum] = 100% diện tích x đơn giá trọn gói

Sân thượng = 30% – 50% diện tích x đơn giá trọn gói

Mái BCTC = 30% – 50% diện tích x đơn giá trọn gói

Ví dụ: Công trình có kích thước rộng 5m x dài 20m = 100m2 xây 3 tầng [1 trệt +2 lầu nghĩa là có 3 sàn bê tông chiều cao tầng từ 13.m-11.5m], đơn giá xây trọn gói 5.200.000 đ/m2 đơn giá xây thô là 3.200.000 đ/m2.

Cách tính:

Móng băng: 15% x 100m2 x 3.200.000 = 48.000.000 đ

Thân nhà: 100% x 3 tầng x 100m2 x 5.200.000 = 1.560.000.000 đ

Tầng tum: 100% x 50m2 x 5.200.000 = 260.000.000 đ

Sân thượng: 50% x 50m2 x 5.200.000 = 130.000.000 đ

Mái: 50% x 50m2 x 5.200.000 = 130.000.000 đ

Tổng chi phí phải chuẩn bị xây nhà : 48.000.000 + 1.560.000.000 + 260.000.000+ 130.000.000+ 130.000.000=2.128.000.000 đ

[ Hai tỷ một trăm hai mươi tám triệu đồng]

Cách 2:

Móng băng tính 30-50% diện tích 1 x đơn giá xây thô.

Diện tích xây dựng các tầng kể cả cầu thang, tầng tum tính 100% diện tích x đơn giá trọn gói.

Sân thượng tính 30-50% diện tích x đơn giá trọn gói.

Ví dụ: Công trình có kích thước rộng 5m x dài 20m = 100 m2 xây 3 tầng + 1 tầng tum 50m2 [1 trệt +2 lầu nghĩa là có 3 sàn bê tông chiều cao tầng từ 13.m-13.5m], đơn giá xây trọn gói 5.200.000 đ/m2 đơn giá xây thô là 3.200.000 đ/m2.

Cách tính là:

Móng băng: 50% x 100m2 x 3.200.000 = 160.000.000 đ

Thân nhà: 100% x 3 tầng x 100m2 x 5.200.000 = 1.560.000.000 đ

Tầng tum: 100% x 50m2 x 5.200.000 = 260.000.000 đ

Sân thượng: 50% x 50m2 x 5.200.000 = 130.000.000 đ

Tổng chi phí phải chuẩn bị xây nhà : 160.000.000 + 1.560.000.000 + 260.000.000+ 130.000.000 =2.110.000.000 đ

So sánh 2 cách tính trên khác nhau ở chỗ :

Cách 1: tính diện tích móng 50% diện tích sàn trệt, nhưng không tính diện tích mái bê tông cốt thép

Cách 2: tính diện tích móng 15% diện tích sàn trệt, nhưng tính diện tích mái 50%.

Ngoài ra cách tính chi tiết cho từng phần diện tích: 

Diện tích sàn xây dựng = diện tích sàn sử dụng + diện tích khác [phần móng, mái, sân và tầng hầm]

Diện tích sàn sử dụng: Diện tích sử dụng có mái [Bê tông cố thép, tôn, ngói đóng trần, ngói dưới là sàn Bê tông cốt thép trên mới lợp mái … tóm lại là cứ chỗ nào lợp mái, bao gồm cả ô cầu thang, và giếng trời …] tính 100%.

Phần diện tích khác được tính:

Đối với móng, dầm giằng, bể nước, bể phốt, và hố ga:

  • Móng đơn sẽ tính bằng 20%-25% phần diện tích tầng trệt
  • Móng cọc sẽ tính 30%-40% phần diện tích tầng trệt. Móng cọc nền bê tông cốt thép, hầm phân hố ga bê tông cốt thép treo đài & dầm giằng tính bằng 50-70% diện tích tầng trệt
  • Móng băng, móng bè sẽ tính bằng 40%-60% diện tích tầng trệt

Đối với nhà phố có tầng hầm:

  • Tầng hầm có độ sâu từ 1m đến 1.5m so với code vỉa hè tính 150% diện tích;
  • Tầng hầm có độ sâu từ 1.5m đến 2m so với code vỉa hè tính bằng 170% diện tích;
  • Tầng hầm có độ sâu lớn hơn 2m so với code vỉa hè tính bằng 200% phần diện tích.

Đối với phần mái & sân thượng:

  • Sân thượng, và ban công có mái che tính 75% diện tích mặt bằng sàn.
  • Sân thượng và ban công không có mái che tính bằng 50% diện tích mặt bằng sàn.
  • Sân thượng có giàn lam bê tông, sát trang trí [dàn phẹc, pelgolas] được tính bằng 75% diện tích mặt bằng sàn.
  • Sân thượng có giàn hoa, lát nền, xây tường bao cao 1m sẽ tính từ 75% đến 100% diện tích mặt bằng sàn tùy độ phức tạp
  • Sân thượng lát nền & xây tường bao cao 1m sẽ tính bằng 50% phần diện tích mặt bằng sàn.
  • Mái láng, chống thấm xây bao cao từ 20cm đến 30cm tính 15% diện tích mặt bằng sàn; mái chống nóng, xây cao tính 30% đến 50% diện tích mặt bằng sàn
  • Mái tôn của nhà tầng tính bằng 75% diện tích sàn
  • Mái ngói nếu bên dưới có làm trần giả sẽ được tính 100% diện tích mặt sàn chéo theo mái. Nếu mái kiểu đổ sàn bê tông rồi mới lợp thêm ngói thì được tính bằng 150% đến 175% diện tích mặt sàn chéo theo mái. Mái ngói trần thạch cao được tính 125% diện tích sàn

Đối với 1 số diện tích khác:

  • Diện tích giếng trời bằng 30% đến 50% diện tích mặt bằng ô thang. Đối với những ô trống trong nhà, nếu diện tích nhỏ hơn 8m2 sẽ tính 100% diện tích mặt bằng sàn, còn nếu diện tích lớn hơn 8m2 sẽ tính 50% diện tích.
  • Diện tích bản thang được tính theo mặt bằng chiếu của bản thang
  • Diện tích bể phốt, bể nước tính bằng 75% diện tích mặt bằng một sàn theo đơn giá xây thô [hay được tính thoe diện tích phủ bì của bể]
  • Lô gia tính bằng 100% phần diện tích mặt bằng sàn

ví dụ : 1 căn nhà phố 3 tầng, mọt tum, móng cọc bê tông cốt thép, diện tích 100m2/sàn, tầng tum diện tích 30m2, giàn hoa phía trước tầng mái là 40m2, sân thượng phía sau nhà diện tích là 30m2, xây cao 1m. 

Như vậy, tổng diện tích sàn xây dựng = diện tích sàn sử dụng + diện tích khác [móng, giàn bông, và sân thượng]

Diện tích sàn sử dụng = 3*100+30 [dt tum] = 330m2

Diện tích móng = 30%*100 = 30m2

Diện tích giàn bông và sân thượng = 75%*40+50%*30 = 30+15=45m2

Vậy Tổng diện tích sàn xây dựng = 405m2.

Như vậy tùy theo cách tính của mỗi nhà thầu mà sẽ có đơn giá khác nhau nhưng nhìn chung lại thì sự chênh lệch về chi phí của các nhà thầu là không nhiều vì vậy bạn hãy chọn cho mình một nhà thầu xây nhà uy tín và có tâm với chi phí xây dựng nhà

Một số khái niệm cần lưu ý :

Kết quả tính toán bóc khối lượng chi tiết công trình được gọi là hồ sơ dự toán. Một bộ hồ sơ dự toán cho chúng ta 3 bảng tính sau:

Bảng tiên lượng dự toán: là bảng tính khối lượng chính xác của hạng mục từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành.

Bảng tổng hợp kinh phí vật tư : là bảng tính diện tích xây dựng nhà cấp 4, nhà 1 tầng hay nhiều tầng với số lượng chính xác và đơn giá thị trường của các loại vật tư được sử dụng.

Bảng tổng hợp dự toán: là bảng tính chi phí phần vật liệu.

2. Cách tính đá, cát và xi măng cho 1m3 vữa, bê tông

Mac bê tông và quy chuẩn theo nhà sản xuất

Phân loại Đá dăm [m3] Cát vàng [m3] Xi măng PCB40 [kg] Nước

[lít]

Vữa xây tông mác 75   1,09 247 110
Vữa bê tông mác 200 0,86 0,483 248 185
Vữa bê tông mác 250 0,85 0,466 324 185
Vữa bê tông mác 300 0,84 0,45 370 185

Tính sắt thép theo khối lượng của sàn bê tông

Ø Ø 10 đến 18 Ø > 18
Móng cột 20kg 50kg 30kg
Dầm móng 25kg 120kg  
Cột 30kg 60kg 75kg
Dầm 30kg 85kg 50kg
Sàn 90kg    
Lanh tô 80kg    
Cầu thang 75kg 45kg

Cách tính chi phí xây móng nhà

Móng là 1 bộ phận quan trọng nhất của căn nhà vì vật liệu này chịu toàn bộ khối lượng của ngôi nhà. Do đó, việc tính toán chi phí phần móng cũng sẽ phức tạp hơn. Cụ thể như sau:

Tính toán chi phí làm phần móng đòi hỏi sự phức tạp hơn

  • Móng đơn: Đã bao gồm trong bảng đơn giá xây dựng.
  • Móng băng 1 phương: 50% x Diện tích tầng một x Đơn giá phần thô.
  • Móng băng 2 phương: 70% x Diện tích tầng một x Đơn giá phần thô.
  • Móng cọc [ép tải]: [250.000đ/m x Số lượng cọc x Chiều dài cọc] + [Nhân công ép cọc: 20.000.000đ] + [Hệ số đài móng: 0,2 x Diện tích tầng một [+sân] x Đơn giá phần thô].
  • Móng cọc [khoan nhồi]: [450.000đ/m x Số lượng cọc x Chiều dài cọc] + [Hệ số đài móng: 0,2 x Diện tích tầng một [+sân] x Đơn giá phần thô].

Ghi chú: Đơn giá móng cọc và công nhân trên chỉ mang tính tham khảo, tùy thuộc vào từng vùng mà đơn giá có thể khác nhau.

Cách tính định mức vật liệu xây tường gạch

Tường được chia thành 2 loại, tường 10 và tường 20. Đối với miền Bắc, tường dày 10 có chiều dày là 110mm & tường 20 có chiều dày là 220mm, tương ứng với gạch phổ biến có kích thước 6,5 x 10,5 x 22cm. Còn đối với miền Nam, tường 10 lại có chiều dày là 100mm & tường 20 có chiều dày là 200mm, chủ yếu sử dụng gạch kích thước 4 x 8 x 19cm và 8 x 8 x 19cm.

Với phần gạch xây tường, bạn có thể tính được theo công thức: [Dài + Rộng] x 2, sau đó tiếp tục nhân với chiều cao của bức tường mà bạn muốn xây tường gạch. Khi bạn đã tính toán ra được kết quả, bạn đem trừ đi phần diện tích cửa đứng & cửa sổ trong phạm vi bức tường, lúc này bạn sẽ biết được số viên gạch cần sử dụng để ốp cho bức tường ấy.

Từ đó, bạn tính toán được số lượng gạch cho tổng thể căn nhà. Tùy theo loại gạch [gạch ống, gạch thẻ,…], kích thước của viên gạch và loại tường [tường thẳng, tường cong,…], chiều dày của tường [tường 10, tường 20,…] mà có định mức hao phí số viên gạch cụ thể.

Tuy nhiên thông thường, đối với loại tường 100mm, trung bình 55 viên/m2; đối với tường 200mm, trung bình 110 viên/m2 và tường 220mm thì nhỉnh hơn 1 chút. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo 1 số định mức gạch ống và gạch thẻ theo các bảng số liệu dưới đây.

Định mức số lượng gạch ống cho 1m2

Loại Tường gạch Đơn vị tính Vật liệu dùng cho một đơn vị định mức
Loại vật liệu Quy cách

[cm]

Đơn vị Số lượng
Xây tường bằng gạch ống dày 20cm 1m2 xây Gạch ống 8 x 8 x 19 viên 58
Vữa   lít 43
Xây tường bằng gách ống dày 20cm 1m2 xây Gạch ống 8 x 8 x 19 viên 118
Vữa   lít 51
Xây tường bằng gạch ống dày 10cm 1m2 xây Gạch ống 10 x 10 x 20 viên 46
Vữa   lít 15
Xây tường bằng gạch ống dày 20cm 1m2 xây Gạch ống 10 x 10 x 20 viên 90
Vữa   lít 33
Xây tường bằng gạch ống dày >= 30cm 1m2 xây Gạch ống 10 x 10 x 20 viên 443
Vữa   lít 169

Ghi chú: Thông số trên chỉ mang tính chất để tham khảo. Tùy theo tình trạng tường nhà mà số lượng tính có thể bị thay đổi, như xây nối tiếp theo tường gạch cũ hoặc gạch bị vỡ.

2. Định mức số lượng gạch thẻ cho 1m2

Loại tường gạch Đơn vị tính Vật liệu dùng cho một đơn vị định mức
Loại vật liệu Quy cách

[cm]

Đơn vị Số lượng
Xây tường bằng gạch thẻ dày 10cm 1m2 xây Gạch thẻ 5 x 10 x 20 viên 83
Vữa   lít 23
Xây tường bằng gạch thẻ dày 20cm 1m2 xây Gạch thẻ 5 x 10 x 20 viên 162
Vữa   lít 45
Xây tường bằng gạch thẻ dày >= 30cm 1m2 xây Gạch thẻ 5 x 10 x 20 viên 790
Vữa   lít 242
Xây tường bằng gạch thẻ dày 10cm 1m2 xây Gạch thẻ 4 x 8 x 19 viên 103
Vữa   lít 20
Xây tường bằng gạch thẻ dày 20cm 1m2 xây Gạch thẻ 4 x 8 x 19 viên 215
Vữa   lít 65
Xây tường bằng gạch thẻ dày >= 30cm 1m2 xây Gạch thẻ 4 x 8 x 19 viên 1.068
Vữa   lít 347

Ghi chú: Thông số trên chỉ mang tính chất để tham khảo. Tùy theo tình trạng tường nhà mà số lượng tính có thể bị thay đổi, như xây nối tiếp theo tường gạch cũ hay tường gạch bị vỡ.

Lưu ý khi tính số lượng gạch xây nhà

Bên cạnh việc tính toán số lượng gạch, gạch cũng cần được đảm bảo một số tiêu chuẩn khác nhau trong quá trình xây. Ngoại trừ 1 số trường hợp đã được quy định riêng, công tác xây phải bảo đảm những điều kiện kỹ thuật sau:

  • Trước khi xây: Gạch phải được nhúng nước kỹ để gạch ngậm no nước nhằm tránh tình trạng để gạch hút nước của xi măng khiến chất lượng của công trình bị giảm sút.
  • Trung bình, mạch nằm dày khoảng 12mm, mạch đứng dày khoảng 10mm [khoảng cách giữa hai viên gạch]. Giới hạn của mạch dày từ 7mm đến 15mm. Đối với loại gạch xây, mạch dày tối đa là 12mm.
  • Khi xây tường gạch 220mm, hàng gạch dưới cùng bao giờ cũng cần phải quay ngang nhằm phân bố lại mạch xây & chia đều tải trọng sang hai bên.
  • Khi cần xây những chỗ hẹp nhỏ hơn quy cách viên gạch, không chặt gạch lành ra để thi công xây dựng mà phải sử dụng gạch vỡ.

Cách tính nguyên vật liệu xây dựng nhà cấp 4

Trong thời điểm mà giá cả bất động sản tăng cao như hiện nay. Nhà cấp 4 là chọn lựa tốt nhất khi chúng ta thiết kế xây dựng cho mình một căn nhà giá rẻ mà vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu.

Cách tính diện tích của nhà cấp 4

Phương pháp để tính mét vuông sàn xây dựng nhà cấp 4 như sau:

  • Sân trước & sau nhà: Thường tính 50% diện tích hay 50% đơn giá thôi.
  • Ban công hoặc phần sân thượng: Thường tính được tính  50% diện tích.
  • Móng nhà: Có mốt số nhà thầu tính 30% diện tích và có nhà thầu sẽ không tính, cái này cần hỏi rõ.
  • Mái nhà bê tông: Nhà thầu tính từ 30% đến 50% diện tích không giống nhau
  • Mái tôn: Có nhà thầu tính 50% diện tích có nhà thầu tính 30%. Hoặc nhà thầu tính theo độ dốc thì sẽ nhiều hơn.

Cộng tổng diện tích nhân với đơn giá sẽ có tổng số tiền.  Và đây là kết quả cuối cùng quan trọng nhất.

Tổng diện tích = [diện tích thi công xây dựng nhà] x 1.3

Diện tích xây dựng nhà là diện tích phía bên trong được bao bọc bởi tường.

Hệ số 1.3 chính là cách tính tiền của mỗi nhà thầu. Nhưng chung quy lại nhân hệ số 1.3 là cách dễ tính nhất.

Nếu bạn có làm gác lửng thì dự toán cần cộng thêm diện tích của gác lửng vào.

VÍ DỤ CỤ THỂ:

  • Diện tích đất của nhà bạn ngang 5,5 m, sâu 20 m: 5,5×20=110 m2
  • Bạn chừa sân trước là 3 m, sân sau 1m, còn lại chiều sâu nhà là 16 m
  • Diện tích xây còn lại của bạn sẽ được tính là 5×16=88 m2
  • Với diện tích thi công xây dựng là 88 m2 bạn có thể làm được nhà 1 tầng với hai phòng ngủ, phòng khách, bếp, vệ sinh.
  • Diện tích tính tiền là: 88×1.3=114.4 m2 .

Các khai toán sau sẽ được lấy theo ví dụ trên để tính.

Chi phí công nhân xây nhà cấp 4 1 tầng:

  • Đơn giá nhân công dao động trong khoảng từ 1.3-1.5 triệu/m2
  • Chi phí công nhân trung bình: 1.4 triệu x 114,4m2 = 160,16 triệu

Đây chỉ là giá công nhân, còn tất cả nguyên vật liệu bạn tự mua.

Chi phí xây nhà cấp 4 phần thô + công nhân hoàn thiện

  • Đơn giá dao động trong khoảng từ 2.8-3 triệu/m2
  • Chi phí trung bình: 2.9triệu x 114,4m2 = 331,76 triệu

Đây chỉ là tất cả tiền công, tiền nguyên vật liệu thô như : sắt, thép, đá, cát, gạch, xi măng 7 điện nước,…. Không bao gồm vật tư hoàn thiện như: Gạch ốp lát, đá granite, sơn nước và trần thạch cao,…]

Chi phí xây nhà cấp 4 trọn gói:

  • Đơn giá dao động trong khoảng từ 4-5 triệu/ m2
  • Chi phí trung bình là: 4.5triệu x 114 m2 = 513 triệu

Đây là tất tần tật chi phí để hoàn thiện căn nhà chỉ dọn vào ở. Không bao gồm bàn ghế, tủ giường, tivi tủ lạnh hay máy giặt,…tóm lại không bao gồm nội thất rời.

Một vài kinh nghiệm chung khi chọn mua nguyên vật liệu xây nhà

Hầu như ai cũng sẽ bỡ ngỡ với việc chọn mua nguyên vật liệu xây nhà. Hiểu được vấn đề này, sau đây là 1 số kinh nghiệm chung giúp bạn chọn lựa được vật liệu xây dựng đẹp và phù hợp, tiết kiệm chi phí tối đa mà vẫn có thể bảo đảm sự an toàn, bền vững cho kết cấu ngôi nhà.

1. Kinh nghiệm mua nguyên vật liệu xây dựng phần thô

a. Xi măng xây dựng

Đây là loại nguyên vật liệu xây dựng dễ chọn và có ít rủi ro nhất. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại xi măng để bạn dễ dàng chọn lựa, tuy nhiên 1 số đơn vị thiếu uy tín có thể ăn bớt, rút ruột làm bao xi măng không đủ cân. Do vậy khi mua bạn nên cân thử 1 số bao xi măng để kiểm tra.

b. Cát xây dựng

Cát đen & cát vàng là 2 loại cát phổ biến phục vụ cho các công việc xây, đúc, san lấp,…Khi lựa chọn mua cát xây dựng, bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Xác định được loại cát chất lượng: Lấy 1 vốc cát và nắm chặt lại, nếu tay có nhiều bụi và bùn bám lại thì đây là loại cát bẩn. Hoặc có thể thả cát vào bình nước thủy tinh, cát sạch sẽ lắng xuống còn bụi bẩn sẽ nổi lên trên, từ đó bạn có thể kiểm tra được hàm lượng cát bẩn trong công trình xây dựng.
  • Kiểm tra cát có bị nhiễm phèn hay nhiễm mặn không để đảm bảo được chất lượng của công trình.

c. Gạch xây dựng

Gạch là một trong những laoị nguyên vật liệu quan trọng nhất khi thi công nhà ở. Có nhiều loại để bạn chọn lựa như gạch đất nung, gạch không nung,…Khi chọn gạch để xây dựng, bạn nên lựa các viên có hình dáng chuẩn với góc cạnh sắc 7 màu sắc tương đồng với nhau.

Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra gạch kỹ hơn bằng một số mẹo nhỏ sau:

  • Đập hai viên gạch vào nhau, nếu âm thanh phát ra đanh và dứt khoát thì gạch đó có chất lượng tốt.
  • Ngâm gạch vào nước trong khoảng 24h, nếu gạch nặng trên 15% trọng lượng thì loại gạch này có chất lượng không tốt.
  • Làm rơi một viên gạch ở độ cao khoảng 1m, gạch có chất lượng tốt đảm bảo sẽ không bị vỡ.Đập vỡ 1 viên gạch, nếu viên gạch đó vỡ ra thành nhiều các mảnh nhỏ thì loại gạch này không tốt.

d. Sắt, và thép xây dựng

Khi bạn chọn sắt, thép xây dựng bạn cần phải tìm đến những nhà thầu uy tín trên thị trường bởi sắt, thép chất lượng có độ bền, dẻo cao sẽ hỗ trợ tốt hơn cho những lớp bê tông cứng. Bên cạnh đó, chủ nhà cũng cần xác định được ố lượng, chi phí, loại thép phù hợp để mua cho công trình, việc này KTS có thể giúp bạn.

e. Đá xây dựng

Đá xây dựng có khả năng làm tăng sức chịu lực của bê tông, phổ biến hiện nay là đá 1×2 và 2×3. Khi mua, bạn cần lựa chọn các loại đá sạch, có ít tạp chất để hạn chế công thợ. Tạp chất trong đá xây dựng có thể được loại bỏ bằng biện pháp sàng qua lưới thép hay rửa qua bằng nước.

2. Nên sử dụng nguồn vật tư gần địa điểm thi công

Một số vật liệu xây nhà nhỏ như cát rất dễ bị rơi hay vương vãi trong quá trình vận chuyển. Do đó bạn nên lựa chọn những đơn vị cung cấp cát xây dựng gần với công trình nhất để có thể giảm thiểu tối đa khối lượng cát bị hao hụt trong quá trình vận chuyển.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC NỘI THẤT ELKAY

AMERICA: 15612 Coolidge Ave, Silver Spring, MD 20906 USA
Hà Nội: Shophouse số 4NV4B- 18, khu đô thị The Manor Central Park, đường Nguyễn Xiển
Tp Hồ Chí Minh: Số nhà 16 đường số 7 khu cityland center hill
Đà Nẵng: 223 Đ. Trần Phú, Phước Ninh, TP, Đà Nẵng

Điện thoại: 0867 607 551 – 0869 555 051

Chủ Đề