Cách thành tố văn hóa du nhập vào việt nam năm 2024

Tiếp xúc và giao lưu văn hóa là hiện tượng phổ biến của xã hội loài người, là quy luật vận động, phát triển của mọi nền văn hóa. Giao lưu văn hóa phản ánh sự học hỏi và tiếp nhận tri thức, kinh nghiệm của các quốc gia trên nhiều lĩnh vực, trước hết là những thành tựu về trí tuệ, khoa học, công nghệ, về kinh nghiệm tổ chức, quản lý nhà nước. Lịch sử giao lưu văn hóa quốc tế đưa lại cho nhân loại ánh sáng trí tuệ, những phát minh, những kinh nghiệm trong lao động sáng tạo. Với đặc điểm gần gũi về không gian địa lý, với tính chất cởi mở, khoan dung, văn hóa Việt Nam từ rất sớm đã có điều kiện thuận lợi để tiếp xúc, giao lưu, tiếp biến với các nền văn hóa khác. Trong đó, tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc có thể nói là mối giao lưu lâu dài, thường xuyên, nhiều thăng trầm, đồng thời cũng là quan hệ bền vững, đạt nhiều thành tựu và có ảnh hưởng lớn đến mỗi quốc gia.

Trong lịch sử, những yếu tố văn hóa Trung Hoa đã đi vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau, đan xen chồng chéo, ở mức độ đậm nhạt khác nhau với cách ứng xử không giống nhau. Con đường triều đình và Nho sĩ được xem là con đường chính thống mà sử sách ghi chép khá đầy đủ. Đây là con đường chuyển tải có hệ thống và có chủ trương bằng chính sách đồng hóa áp đặt, nhưng thường hay vấp phải sự phản kháng từ phía tiếp nhận [chống đồng hóa]. Ở chiều ngược lại, con đường dân gian - đi từ thông thương, di cư, cộng cư, hòa nhập thường diễn ra âm thầm và lặng lẽ thông qua các tầng lớp nhân dân lao động người Hoa. Con đường này mang tính chất tự nguyện và theo quy luật: “truyền” và “tiếp nhận”. Cả hai dạng thức của tiếp xúc, giao lưu, tiếp biến văn hóa cưỡng bức và tự nguyện của mối quan hệ giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa đều là nhân tố cho sự vận động của văn hóa Việt Nam qua diễn trình lịch sử. Việc thâu hóa, bản địa hóa có ý thức những giá trị văn hóa Trung Hoa để làm giàu cho văn hóa dân tộc ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, biểu hiện phong phú trong các lĩnh vực: sinh hoạt đời sống [ăn, mặc, ở…], phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, ngôn ngữ, văn tự, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa...

Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu về quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc như là quy luật phát triển của văn hóa, quy luật tất yếu của đời sống, một nhu cầu tự nhiên của con người; ảnh hưởng từ quá trình này đối với văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật xuất bản cuốn sách Tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt - Hoa trong lịch sử của GS. Phạm Đức Dương và TS. Châu Thị Hải, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam [đồng chủ biên].

Cuốn sách tập hợp 12 bài viết của các chuyên gia, nhà nghiên cứu uy tín trong và ngoài Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, tập trung tìm hiểu những yếu tố Trung Hoa trong các loại hình văn hóa thuần túy bản địa cũng như vai trò của người Hoa trong việc chuyển tải văn hóa ở Việt Nam, nêu rõ những đặc điểm của sự hội nhập văn hóa Việt - Hoa và những biểu hiện cụ thể của sự hội nhập đó trên cơ sở sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh", trong đó hệ giá trị xã hội và tâm thức dân tộc đóng vai trò quan trọng là "màng lọc" để tiếp nhận những yếu tố văn hóa của các dân tộc khác, giúp cho văn hóa dân tộc phát triển mà vẫn giữ được sắc thái riêng của mình.

Cuốn sách này đã được xuất bản lần đầu tiên năm 1998 với tiêu đề Bước đầu tìm hiểu sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt - Hoa trong lịch sử. Trong lần xuất bản này, ghi nhận những đóng góp khoa học của các tác giả mà đến nay phần lớn đã đi xa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cố gắng giữ đúng tinh thần các bài nghiên cứu và coi đây là kết quả tham khảo, góp phần tìm hiểu sâu sắc và đầy đủ hơn sự giao tiếp văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Lịch sử dân tộc Việt Nam là một quá trình diễn biến những sự kiện rất phong phú và đa dạng, thể hiện sự hùng tráng và cũng có sự bi thảm. Trong đó, văn hoá là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ quá trình ấy, làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và thác ghềnh để không ngừng phát triển, lớn mạnh, viết nên những trang sử hào hùng. Trải qua các giai đoạn lịch sử, đứng trước sự thách thức và ứng phó, văn hoá Việt Nam ngày càng phát triển. Trên bình diện chỉnh thể, nó cũng mang nét riêng của mỗi thời kỳ khác nhau. Bởi vậy, muốn hiểu được văn hoá Việt Nam, các nhà nghiên cứu phải phân chia sự phát triển của nó qua các giai đoạn. Trên thực tế, nhiều nhà nghiên cứu phân chia tiến trình văn hóa Việt Nam thành 6 giai đoạn là: 1] Văn hóa tiền sử; 2] Văn hóa Văn Lang - Âu Lạc; 3] Văn hóa thời chống Bắc thuộc; 4] Văn hóa Đại Việt; 5] Văn hóa Đại Nam; 6] Văn hóa hiện đại. Sáu giai đoạn này tạo thành ba lớp: lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây .

Nguyễn Thủy - Hồ Thủy

Về tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam

Lịch sử dân tộc Việt Nam là một quá trình diễn biến những sự kiện rất phong phú và đa dạng, thể hiện sự hùng tráng và cũng có sự bi thảm. Trong đó, văn hoá là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ quá trình ấy, làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và thác ghềnh để không ngừng phát triển, lớn mạnh, viết nên những trang sử hào hùng. Trải qua các giai đoạn lịch sử, đứng trước sự thách thức và ứng phó, văn hoá Việt Nam ngày càng phát triển. Trên bình diện chỉnh thể, nó cũng mang nét riêng của mỗi thời kỳ khác nhau. Bởi vậy, muốn hiểu được văn hoá Việt Nam, các nhà nghiên cứu phải phân chia sự phát triển của nó qua các giai đoạn. Trên thực tế, nhiều nhà nghiên cứu phân chia tiến trình văn hóa Việt Nam thành 6 giai đoạn là: 1] Văn hóa tiền sử; 2] Văn hóa Văn Lang - Âu Lạc; 3] Văn hóa thời chống Bắc thuộc; 4] Văn hóa Đại Việt; 5] Văn hóa Đại Nam; 6] Văn hóa hiện đại. Sáu giai đoạn này tạo thành ba lớp: lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây.

Cổng làng, một nét văn hóa tiêu biểu của người Việt

Lớp văn hóa bản địa được hình thành qua hai giai đoạn: giai đoạn văn hóa tiền sử và giai đoạn văn hóa Văn Lang - Âu Lạc. Ở giai đoạn văn hóa tiền sử với nội dung chính là hình thành xã hội loài người và đặc trưng nền kinh tế chủ yếu bằng hái lượm và săn bắn, với thành tựu quan trọng nhất là hình thành nghề nông nghiệp lúa nước. Ở giai đoạn văn hóa Văn Lang - Âu Lạc, văn hóa bản địa Việt cổ phát triển có sự kế tục thành tựu văn hoá giai đoạn trước cả về không gian và thời gian, sáng tạo nên những giá trị văn hoá mới, nghề nông nghiệp lúa nước và kỹ nghệ luyện kim phát triển, nổi bật là đồ đồng - văn hóa Đông Sơn, có chữ viết, cơ cấu tổ chức triều đình...

Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực được hình thành qua hai giai đoạn: giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc và giai đoạn văn hóa Đại Việt. Đặc trưng chung của lớp văn hóa này là sự song song tồn tại của hai xu hướng trái ngược nhau. Một bên là xu hướng Hán hóa về mặt văn hóa, bên kia là xu hướng chống Hán hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng Trung Hoa. Ở giai đoạn văn hóa thời chống Bắc thuộc, khởi đầu từ trước công nguyên và kéo dài đến khi Ngô Quyền giành lại được đất nước năm 938. Những đặc điểm chủ yếu của giai đoạn văn hóa này là: ý thức đối kháng trước nguy cơ xâm lăng của phong kiến phương Bắc; sự suy tàn của văn minh Văn Lang - Âu Lạc do suy thoái tự nhiên có tính quy luật và sự tàn phá của kẻ xâm lược; mở đầu cho quá trình giao lưu, tiếp nhận văn hoá Trung Hoa và khu vực, trong đó có văn hoá Ấn Độ. Ở giai đoạn văn hóa Đại Việt [thường tính từ năm 938 đến năm 1802], từ khi Ngô Quyền giành lại độc lập tự chủ đất nước đến hết nhà Tây Sơn. Văn hoá giai đoạn này thăng hoa nhanh chóng, trở thành đỉnh cao thứ hai trong lịch sử văn hoá Việt Nam, tiêu biểu là văn hoá thời Lý - Trần và thời Lê; sự phát triển văn hóa dân gian, chế độ thi cử, bộ máy hành chính; Phật giáo đời Lý - Trần, Nho giáo đời Lê đạt đến độ cường thịnh; các cuộc mở đất xuống phương Nam...

Lớp văn hóa giao lưu với văn hóa phương Tây, gồm hai giai đoạn: văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại. Ở đây cũng có hai xu hướng trái ngược. Một bên là xu hướng Âu hóa, bên kia là xu hướng chống Âu hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng phương Tây. Song, biểu hiện của chúng không phân rõ theo từng giai đoạn mà đan cài trong không gian và thời gian. Giai đoạn văn hóa Đại Nam được chuẩn bị từ thời các chúa Nguyễn, kéo dài đến thời chống Pháp thuộc, với một số nét tiêu biểu như: lần đầu tiên nước ta có được sự thống nhất về lãnh thổ và tổ chức hành chính từ Bắc tới Nam, tức từ Đồng Văn [Hà Giang] đến mũi Cà Mau; Nho giáo tuy được phục hồi nhưng có xu hướng ngày càng suy; khởi đầu thời kỳ hội nhập sâu sắc với văn hoá phương Tây và cũng là bắt đầu thời kỳ văn hoá Việt Nam hội nhập vào dòng chảy văn hoá nhân loại. Sự giao lưu, hội nhập này làm cho văn hoá nước ta biến đổi rất lớn về nhiều phương diện. Theo đó, lối tư duy phân tích phương Tây được bổ sung cho tư duy tổng hợp phương Đông truyền thống; ý thức về vai trò cá nhân được nâng cao, bổ sung dần cho ý thức cộng đồng truyền thống; đô thị ngày càng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng...

Giai đoạn văn hóa hiện đại được chuẩn bị từ trong lòng giai đoạn trước, có sự tiếp xúc với văn hoá phương Tây, ở dạng này hay dạng khác, qua con đường trực tiếp hoặc gián tiếp bởi khúc xạ của một nền văn hoá nào đó, để tạo nên diện mạo mới của văn hoá Việt Nam. Đặc biệt là từ những năm đầu thế kỷ XX, chủ yếu qua làn sóng Tân thư, một số văn thân, sỹ phu yêu nước tiến bộ tiếp thu tư tưởng mới từ bên ngoài thổi vào, nhất là tư tưởng cải cách của Minh Trị [Nhật Bản], Duy tân của Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi [Trung Quốc] cùng với tư tưởng khai sáng của Jean Jacques Rousseau, Charles Louis Montesquieu [Pháp]… Kết quả làm xuất hiện khuynh hướng cứu nước theo góc nhìn văn hoá mới, tiêu biểu là Phan Bội Châu với phong trào Đông du, Phan Châu Trinh với phong trào Duy tân, Lương Văn Can với phong trào Đông Kinh nghĩa thục... Tiếp ngay đó, cùng với hoạt động tích cực của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và những người theo khuynh hướng cách mạng vô sản, tư tưởng chủ nghĩa Mác, V.I. Lênin đã truyền vào Việt Nam, từng bước đến với đông đảo các tầng lớp nhân dân để rồi kết với một số yếu tố khác, tạo nên nền văn hoá Việt Nam hiện đại. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nền văn hoá ấy phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng thông qua nhiều chỉ thị, nghị quyết dẫn đường.

Với sự ra đời Đề cương văn hóa Việt Nam của đồng chí Trường Chinh năm 1943 và Mấy nguyên tắc lớn của cuộc vận động văn hóa Việt Nam mới lúc này của Đảng năm 1945 đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong tiến trình văn hoá Việt Nam. Nội dung Đề cương về văn hóa Việt Nam trình bày ngắn gọn gồm 5 phần. Phần I: Cách đặt vấn đề; Phần II: Lịch sử và tính chất văn hóa Việt Nam; Phần III: Nguy cơ của văn hóa Việt Nam dưới ách phát xít Nhật, Pháp; Phần IV: Vấn đề cách mạng văn hóa Việt Nam; Phần V: Nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa mác xít Đông Dương và nhất là của những nhà văn hóa mác xít Việt Nam.

Ba phương châm dân tộc - khoa học - đại chúng đã biến thành nội dung hoạt động văn hóa trong suốt cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Sau thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Tám, với vị trí “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát huy sức mạnh vĩ đại của nền văn hóa mới Việt Nam đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 1998, sau 12 năm của sự nghiệp đổi mới, Đảng ban hành Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nội dung của nó cũng là một sự tiếp thu, bổ sung và phát triển Đề cương văn hóa Việt Nam 1943.

Nghị quyết Trung ương 5 có vai trò, vị trí, ý nghĩa như một cương lĩnh văn hóa của Đảng trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước ta liên tục có những chủ trương, chính sách về xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng sự phát triển bền vững đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; gần đây nhất là Nghị quyết Trung ương IX, khóa XI [tháng 6/2014] về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Đình làng, tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam

Một số đặc điểm của văn hóa Việt Nam

Diễn biến lịch sử lâu dài gắn với sự mở rộng địa bàn địa lý từ Bắc chí Nam, đưa đến sự hình thành những giá trị văn hoá, hợp thành một hệ thống mà chúng ta gọi là nền văn hoá Việt Nam. Đi sâu nghiên cứu nền văn hoá ấy, chúng ta thấy nổi lên tính cộng đồng bao gồm ba trục: gia đình - làng - nước và xu thế nhân văn hướng về con người, về cộng đồng dân tộc, tìm thấy ở con người những tiềm lực của những đức tính tốt đẹp. Hai điểm ấy gắn bó hữu cơ với nhau, tạo nên hạt nhân của nền văn hoá Việt Nam, từ đó tạo nên nhiều giá trị văn hoá khác nữa.

Nền văn hoá Việt Nam hiện nay đang xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Những đặc điểm cơ bản của nó có thể được khái quát qua một số nét sau đây:

Về triết học và tư tưởng: Tư tưởng, triết học Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng tư tưởng của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo; nó được dung hợp và Việt hóa đã góp phần vào sự phát triển của xã hội và văn hóa Việt Nam.

Xã hội nông nghiệp có đặc trưng là tính cộng đồng làng xã với nhiều tàn dư nguyên thủy kéo dài đã tạo ra tính cách đặc thù của con người Việt Nam. Đó là một lối tư duy thiên về kinh nghiệm cảm tính hơn là duy lý, ưa hình tượng hơn khái niệm, nhưng uyển chuyển linh hoạt, dễ dung hợp, dễ thích nghi. Đó là một lối sống nặng tình nghĩa, đoàn kết gắn bó với họ hàng, làng nước. Đó là một cách hành động theo xu hướng giải quyết dung hoà, quân bình, dựa dẫm các mối quan hệ, đồng thời cũng khôn khéo giỏi ứng biến đã từng nhiều lần biết lấy nhu thắng cương, lấy yếu chống mạnh trong lịch sử. Trong các bậc thang giá trị tinh thần, Việt Nam đề cao chữ Nhân, kết hợp chặt chẽ Nhân với Nghĩa, Nhân với Đức, bất nhân bất nghĩa đồng nghĩa với thất đức. Chữ Phúc cũng đứng hàng đầu bảng giá trị đời sống, người ta khen nhà có phúc hơn là khen giàu, khen sang.

Về phong tục, tập quán: Các phong tục hôn nhân, tang ma, lễ tết, lễ hội của người Việt Nam nói chung đều gắn với tính cộng đồng làng xã. Các tết chính là tết Nguyên đán, Rằm tháng Giêng, tết Hàn thực, tết Đoan ngọ, tết Rằm tháng Bảy, tết Trung thu,... Việt Nam là đất nước của lễ hội quanh năm, nhất là vào mùa xuân, nông nhàn. Mỗi vùng thường có lễ hội riêng, quan trọng nhất là các lễ hội nông nghiệp như cầu mưa, xuống đồng, cơm mới...; các lễ hội nghề nghiệp như đúc đồng, rèn, pháo, đua ghe... Ngoài ra, còn có các lễ hội kỷ niệm các bậc anh hùng có công với nước, các lễ hội tôn giáo và văn hóa, hội chùa. Lễ hội có hai phần, phần lễ mang ý nghĩa khấn cầu và tạ ơn; phần hội là sinh hoạt văn hóa cộng đồng gồm nhiều trò chơi, cuộc thi dân gian.

Về tín ngưỡng và tôn giáo: Tín ngưỡng dân gian Việt Nam từ cổ xưa đã bao hàm tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người.

Từ thế kỷ XV, do nhu cầu xây dựng đất nước thống nhất, chính quyền tập trung, xã hội trật tự, Nho giáo thay chân Phật giáo trở thành Quốc giáo dưới triều Lê. Nho giáo đã bám chắc vào cơ chế chính trị - xã hội, vào chế độ học hành khoa cử, vào tầng lớp nho sĩ, dần chiếm lĩnh đời sống tinh thần xã hội. Nhưng Nho giáo cũng chỉ được tiếp thụ ở Việt Nam từng yếu tố riêng lẻ, nhất là về chính trị - đạo đức, chứ không bê nguyên xi cả hệ thống. Kitô giáo đến Việt Nam vào lúc chế độ phong kiến khủng hoảng, Phật giáo suy đồi, Nho giáo bế tắc, để trở thành chỗ an ủi tinh thần cho một bộ phận dân chúng nhưng trong một thời gian dài không hoà đồng được với văn hóa Việt Nam. Chỉ khi hoà Phúc âm trong dân tộc, nó mới đứng được ở Việt Nam.

Các tôn giáo bên ngoài du nhập vào Việt Nam không làm mất đi tín ngưỡng dân gian bản địa mà hoà quyện vào nhau làm cho cả hai phía đều có những biến đổi nhất định, tạo nên nét riêng của tín ngưỡng Việt Nam.

Về ngôn ngữ: Trải qua nghìn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, dưới các triều đại phong kiến, ngôn ngữ chính thống là ngôn ngữ Hán, nhưng cũng là thời gian tiếng Việt tỏ rõ sức sống đấu tranh tự bảo tồn và phát triển. Chữ Hán được đọc theo cách của người Việt, gọi là cách đọc Hán - Việt và được Việt hóa bằng nhiều cách tạo ra nhiều từ Việt thông dụng. Tiếng Việt phát triển phong phú đi đến ra đời hệ thống chữ viết ghi lại tiếng Việt trên cơ sở văn tự Hán vào thế kỷ X, gọi là chữ Nôm.

Đến thời kỳ thuộc Pháp và chống Pháp thuộc, chữ Hán dần bị loại bỏ, thay thế bằng tiếng Pháp dùng trong ngôn ngữ hành chính, giáo dục, ngoại giao. Chữ Quốc ngữ là sản phẩm của một số giáo sĩ phương Tây trong đó có Alexandre de Rhodes hợp tác với một số người Việt Nam dựa vào bộ chữ cái Latinh để ghi âm tiếng Việt dùng trong việc truyền giáo từ hồi thế kỷ XVII. Chữ Quốc ngữ dần được hoàn thiện, phổ cập, trở thành công cụ văn hóa quan trọng. Đến cuối thế kỷ XIX đã có sách báo xuất bản bằng chữ Quốc ngữ. Với sự ra đời chữ Quốc ngữ, có lợi thế đơn giản về hình thể kết cấu, cách viết, cách đọc, văn xuôi tiếng Việt hiện đại thực sự hình thành, tiếp nhận thuận lợi các ảnh hưởng tích cực của ngôn ngữ văn hóa phương Tây.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tiếng Việt và chữ Quốc ngữ giành được địa vị độc tôn, phát triển dồi dào, là ngôn ngữ đa năng dùng trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp học, phản ánh mọi hiện thực cuộc sống. Tuy vậy, bên cạnh tiếng Việt phổ thông, một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có chữ viết riêng ngôn ngữ riêng.

Về văn học: Văn học Việt Nam xuất hiện khá sớm, có hai thành phần là văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian chiếm vị trí quan trọng ở Việt Nam, có công lớn gìn giữ phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Sáng tác dân gian gồm thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, câu đố, tục ngữ, ca dao... với nhiều màu sắc các dân tộc ở Việt Nam. Văn học viết xuất hiện sau văn học dân gian, với nhiều tác giả, tác phẩm nổi tiếng, có giá trị lớn trong kho tàng văn học nước nhà và thế giới.

Về nghệ thuật: Việt Nam có khoảng 50 nhạc cụ dân tộc. Thể loại và làn điệu dân ca Việt Nam rất phong phú khắp ba miền Bắc, Trung, Nam: từ ngâm thơ, hát ru, hò đến hát quan họ, trống quân, xoan, đúm, ví - giặm, ca Huế, bài chòi, lý, ngoài ra còn có hát xẩm, chầu văn, ca trù. Nghệ thuật sân khấu cổ truyền có chèo, tuồng tương đối phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó, nghệ thuật chạm khắc đá, đồng, gốm đất nung ra đời rất sớm. Sau này gốm tráng men, tượng gỗ, khảm trai, sơn mài, tranh lụa, tranh giấy phát triển đến trình độ nghệ thuật cao. Đã có hàng nghìn di tích văn hóa, lịch sử được Nhà nước xếp hạng.

Thế kỷ XX, tiếp xúc với văn hóa phương Tây, nhất là sau khi nước nhà độc lập, các loại hình nghệ thuật mới ra đời và phát triển mạnh, thu được những thành tựu to lớn với nội dung phản ánh hiện thực đời sống và cách mạng. Hiện nay, Việt Nam có 10 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới. Những nét văn hóa dân tộc cổ truyền hiện đang có nguy cơ bị mai một theo thời gian. Vì thế, vấn đề bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề cấp thiết và lâu dài, đòi hỏi sự quan tâm của các ngành, các cấp và toàn thể quần chúng nhân dân, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Các làng nghề truyền thống cũng là một nét văn hóa của người Việt

Những giá trị cơ bản của truyền thống văn hóa Việt Nam

Văn hóa truyền thống có tính giá trị, tính lưu truyền, tính ổn định tương đối và tính cộng đồng.

Ở tính giá trị, văn hóa trở thành một bộ phận thiết yếu của cuộc sống và góp phần phát triển cuộc sống. Nó là chuẩn mực, là thước đo hành vi đạo đức, quan hệ ứng xử giữa người với người trong một cộng đồng, một giai cấp, một quốc gia, một dân tộc nhất định. Giá trị văn hóa truyền thống của một dân tộc là những nguyên lý đạo đức lớn mà con người trong một nước thuộc các thời đại, các giai đoạn lịch sử đều dựa vào để phân biệt phải trái, đúng, sai; để định hướng cho các hoạt động vì mục đích xây dựng cuộc sống tự do và tiến bộ của dân tộc đó.

Ở tính lưu truyền, văn hóa ra đời, phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Những giá trị của nó được chuyển giao tiếp nối, qua nhiều thế hệ và giá trị văn hóa truyền thống đó được giữ gìn phát huy lên một tầm cao mới. Qua hàng nghìn năm lịch sử, các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam như chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, ý thức cộng đồng được lưu truyền phát triển tạo thành một hệ giá trị mới của dân tộc Việt Nam.

Ở tính ổn định tương đối, những giá trị của văn hóa truyền thống được gạn lọc, khẳng định qua nhiều thế hệ, nó trở thành cái chân, thiện, mỹ đã được lịch sử thừa nhận. Nó là một trong những hệ giá trị của văn hóa dân tộc, một thành tố ổn định của ý thức xã hội. Do đó, văn hóa truyền thống trở thành những khuôn mẫu được cố định hóa dưới dạng nghệ thuật, phong tục tập quán, nghi lễ, dư luận xã hội, pháp luật… Ví như đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống “lá lành đùm lá rách” trở thành những giá trị ổn định; là một trong những thước đo, khuôn mẫu đánh giá nhân cách con người, hành vi của mỗi cá nhân và cả cộng đồng xã hội.

Chợ quê, nơi thể hiện tính cộng đồng rõ nét

Ở tính cộng đồng, thể hiện ở chỗ, truyền thống bao giờ cũng là truyền thống của một cộng đồng nhất định nào đó. Ở Việt Nam, tính cộng đồng biểu thị tập trung ở ba kết cấu xã hội chủ yếu là: nhà - làng - nước. Nhà [được hiểu là gia đình - gia tộc] vừa là tế bào xã hội, vừa là đơn vị sản xuất trong nền kinh tế tiểu nông. "Nhà" Việt Nam là kiểu gia đình phụ hệ, hay là cả một họ tộc, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nuôi dạy và giáo dục con cái, hình thành nhân cách và các phẩm chất đạo đức ban đầu cho các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ. Làng là tập hợp nhiều gia đình tụ cư trong một khu vực địa lý nhất định. Làng Việt Nam là một cấu trúc cộng đồng gồm nhiều cấp độ, quan hệ... liên kết chặt chẽ với nhau. Trong lịch sử dân tộc, làng Việt Nam là đơn vị cộng đồng tạo ra sức mạnh liên kết trong lao động sản xuất, trong đời sống tinh thần, trong việc giáo dục, dạy dỗ con em. Nước là cộng đồng lớn bao trùm, tập hợp nhiều làng, nhiều vùng, nhiều tộc. Nước Việt Nam ta đã hình thành và phát triển rực rỡ từ hàng ngàn năm nay và mang những cái tên thể hiện lòng tự hào dân tộc như: Đại Việt, Đại Nam, Việt Nam... Các cộng đồng nhà - làng - nước là nơi tiếp nhận, gìn giữ và lưu truyền qua ngàn đời các truyền thống của dân tộc và truyền lại cho con cháu.

Chú thích

Trần Ngọc Thêm: Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hn, 1999, tr.38.

Tân thư là khái niệm được các nhà khoa học dùng để chỉ sách, báo có nội dung tư tưởng mới, hàm ý phân biệt với sách, báo mang nội dung tư tưởng cũ.

Chủ Đề