Cách sử dụng củ đinh lăng tươi

Củ đinh lăng được biết đến như một loại nhân sâm của người nghèo. Cây đinh lăng không chỉ được sử dụng làm rau để ăn kèm với một số món ăn, mà còn được sử dụng như vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, đồng thời có khả năng chữa được nhiều chứng bệnh. Bài viết sẽ phân tích sâu hơn về tác dụng của loại cây này.

Đinh lăng hay còn gọi nam dương sâm có tên khoa học Polyscias fruticosa [L.] Harms [Panax fruticosum L, Nothopanax fruticosum [L] Miq., Tieghentopanax fruiticosus [L.] R. Vig. thuộc họi Nugx gia bì.

Cây đinh lăng thường được lấy lá để sử dụng ăn cùng với món gỏi cá. Thân cây nhỏ, nhẵn, không có gai, và thường có độ cao trong khoảng từ 0.8m đến 1.5 m. Lá đinh lăng kép 3 lần xẻ lông chim dài, cuống lá dày, phiến lá có răng cưa không đều và mùi hương đặc trưng. Cây đinh lăng được trồng khá phổ biến ở nước ta, và có thể sử dụng để làm cây cảnh.

Đinh lăng được sử dụng nhiều chủ yếu phần lá và rễ đinh lăng hay còn gọi củ đinh lăng. Rễ cây được thu hoạch vào mùa đông và thường có tuổi từ 4-5 tuổi trẻ lên. Như vậy, rễ đinh răng mới có nhiều hợp chất tốt mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Trước đây, cây đinh lăng ít được thấy với vai trò sử dụng làm thuốc. Gần đây do các nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu xem củ đinh lăng có tác dụng gì? đã khiến cho mọi người quan tâm nhiều hơn đến thành phần này.

Thành phần các hợp chất có chứa trong đinh lăng bao gồm: Alcoloid, glucosid, saponin, flavonoid, tanin, vitamin nhóm B, cùng với các acid amin được xem như có vai trò thiết yếu đối với cơ thể như: Lysin, systein, methionin...

Củ đinh lăng chứa những thành phần tốt cho sức khỏe

Rễ cây đinh lăng được chiết xuất hợp chất dược liệu và được thực hiện nghiên cứu bởi khoa dược lý, dược liệu và giải phẫu bệnh lý của Viện y học quân sự Việt Nam vào năm 1991 thử nghiệm tác dụng của đinh lăng trong việc tăng cường sức dẻo dai của cơ thể và nghiên cứu cũng đóng góp được một số kết luận:

  • Rễ cây đinh lăng được sắc lấy nước uống có tác dụng trong việc làm tăng sức dẻo dai của cơ thể trên thí nghiệm cấp tính tương tự như nhân sâm. Khi so sánh với củ tam thất và các cây khác trong cùng họp cũng có tác dụng làm tăng tính dẻo dai của cơ thể. Nhưng trên thí nghiệm kéo dài, tác dụng này nhanh chóng bị mất hoặc có thể được tích lũy đến một liều lượng nhất định.
  • Sử dụng liều 0.1mm đinh lăng ở dạng cao lỏng cho 20 gam thể trọng sống làm giả hoạt động của chuột nhắt trắng.
  • Khi thử nghiệm đinh lăng tác dụng trực tiếp lên cơ tim ếch kết hợp cùng với việc cô lập theo phương pháp straub với liều nhất định giúp làm giảm trương lực cơ tim, từ đó làm tim co bóp tần suất yếu và thưa, thậm chí có thể tiến tới tình trạng tim ngừng đập.
  • Sử dụng liều dùng với hàm lượng dung dịch nước 0.2% đến 1% rễ cây đinh lăng gây co mạch tai thỏ cô lập theo phương pháp Kravkov.
  • Sử dụng liều 0.5 ml dung dịch cao đinh lăng với hàm lượng 100 - 200% trên 1kg thể trọng khi tiêm tĩnh mạch vành tai thấy có khả năng tăng cường hô hấp cả về biên độ và tần số: huyết áp nhất thời hạ xuống.
  • Trên tử cung tại chỗ, sử dụng liều 1ml đinh lăng ở dạng dung dịch cao với hàm lượng 100% cho 1kg thể trọng với phương pháp tiêm tĩnh mạch vành tai làm co bóp tử cung nhẹ.
  • Đinh lăng có tác dụng giúp tăng tiết niệu gấp 5 lần so với bình thường khi được sử dụng với liều uống 2ml dung dịch đinh lăng với hàm lượng 100% cho 100 gam thể trọng được thực hiện trên chuột bạch.
  • Một thực nghiệm với đinh lăng ở trên người: các nhà nghiên cứu đã nhận thấy đinh lăng có tác dụng tốt đối với các nhà du hành vũ trụ khi luyện tập trong tư thế tĩnh, đầu dốc người. Và viên bột được tán từ rễ đinh lăng còn giúp làm tăng khả năng chịu đựng của bộ độ, vận động viên thể dục thể thao với các nghiệm pháp gắng sức trong quá trình luyện tập.

Củ đinh lăng có tốt không? Dựa trên các kết quả nghiên cứu của Viện y học quân sự Việt Nam năm 1964 với thí nghiệm áp dụng trên người sử dụng bột đinh lăng dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu nhẹ với hàm lượng là 0.23 gam đến 0.5 gam bột, và thí nghiệm cho kết quả giúp tăng khả năng sức khoẻ dẻo dai của cơ thể như khi nghiên cứu thực hiện trong phòng thí nghiệm.

Trong dân gian, cây đinh lăng ngoài công dụng sử dụng lá để ăn gỏi cá, thì còn có tác dụng chữa ho đặc biệt là ho ra máu, thông tiểu, thông sữa, kiết lỵ nặng. Hơn nữa, một nghiên cứu được tiến hành tại Ấn Độ của tác giả K.M.Naikarai cũng cho kết quả về lợi ích của đinh lăng trong việc sử dụng để chữa sốt và làm săn da.

Củ đinh lăng ngâm rượu là cách dùng thông dụng hiện nay

  • Sử dụng rễ đinh lăng thái mỏng, phơi khô với hàm lượng 0.5 gam, thêm 100ml nước và đun sôi trong khoảng thời gian 15 phút. Sau đó, để nguội và chia thành 2-3 lần để uống trong ngày.
  • Sử dụng 30 gam đến 40 gam cùng với 500ml nước và sắc hỗn hợp này đến khi còn 250 ml. Nên uống nóng nước sắc và uống trong thời gian từ 2 đến 3 ngày. Tác dụng của bài thuốc này giúp thông tia sữa, căng vú sữa từ đó giúp cho vú hết nhức, và sữa chảy bình thường.
  • Có thể sử dụng đinh lăng được giã nát và đắp lên trên vết thương, thành phần trong đinh lăng có tác dụng chữa lành vết thương.
  • Sử dụng 40 gam đinh lăng, giã nhuyễn, và đắp vào vết thương hoặc chỗ sưng đây. Như vậy, có khả năng chữa sưng đau cơ khớp.
  • Sử dụng đinh lăng phơi khô và có thể sử dụng lót trong vỏ gối hoặc trải xuống giường cho trẻ nằm như vậy có thể giúp trẻ phòng chống được các cơn co giật.
  • Sử dụng 20 gam đến 30 gam đinh lăng sau đó sắc lấy nước và uống khoảng 3 lần trong ngày. Có thể sử dụng phối hợp với cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây để tăng khả năng chữa đau lưng mỏi gối ở những người mắc bệnh liên quan đến xương khớp.
  • Sử dụng 12 gam rễ đinh lăng, 12 gam kỷ từ, 12 gam, cám nếp, 8 gam trâu cổ, 8 gam cao ban long, 6 gam sa nhân. Đem hỗn hợp này đi sắc lấy nước uống. Hỗn hợp này có tác dụng chữa liệt dương.
  • Sử dụng 12 gam rễ đinh lăng, 12 gam biển đậu, 12 gam rễ cỏ tranh, 8 gam nghệ. Đem hỗn hợp này đi sắc và uống mỗi ngày một thang. Bài thuốc này có tác dụng tốt đối với bệnh viêm gan.
  • Sử dụng 100 gam rễ đinh lăng tán thành bột và sắc uống hàng ngày có tác dụng chữa bệnh thiếu máu.
  • Sử dụng 10 gam đinh lăng khô sắc chung với 200ml mước và uống hàng ngày có tác dụng chữa dị ứng, ban sơi, ho và kiết lỵ.
  • Sử dụng 8 gam rễ đinh lăng, 8 gam đậu săng, 8 gam tang bạch bì, 8 gma nghệ vàng, 8 gam tần dày lá, 6 gam bồ công anh, 4 gam gừng khô, cùng với 600 ml được đem đi sắc để lấy 250ml. Chia hỗn hợp này ra làm 2 lần uống trong ngày và uống khi còn nóng. Bài thuốc này có tác dụng chữa ho suyễn lâu năm.

Tương tự như các loại cây có nhựa mủ, thì đinh lăng cho nhựa nhiều ở phần vỏ. Phần nhựa này cũng nằm trong thành phần dược chất được chiết xuất từ đinh lăng. Và liều lượng dùng quá mức quy định có thể gây độc đối với người dùng. Liều chết LD50 xác lập trên chuột của đinh lưng là 32.9 gam/kg, còn với nhân sâm 16.5 gam/kg; ngũ gia bì 14.5 gam/kg.

Ngoài ra, thành phần độc tố saponin trong đinh lăng có thể gây vỡ hồng cầu. Nếu uống quá nhiều đinh lăng có thể dễ gặp phải tình trạng say, mệt mỏi và tiêu chảy.

Hãy thường xuyên theo dõi website Vinmec [www.vinmec.com] để cập nhật thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích và để lại thông tin khi cần bác sĩ tư vấn hỗ trợ nhé!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Rễ đinh lăng [củ đinh lăng] là vị thuốc quý, thuộc họ hàng với nhân sâm, thậm chí còn được ca ngợi bổ hơn nhân sâm. Rễ đinh lăng ngâm rượu, nấu nước uống được cho là có công dụng trị thiếu máu, giúp tăng cân, bồi bổ sức khỏe rất hiệu quả. Sự thật rễ đinh lăng có tác dụng gì? Có thật sự tốt như lời đồn thổi hay không?

Rễ đinh lăng

Tìm hiểu về rễ [củ] cây đinh lăng – Vị thuốc bổ hơn nhân sâm

Rễ đinh lăng là phần rễ của cây đinh lăng, có dạng củ, tên khoa học là Polyscias fruticosa L. Cây đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá hay nam dương sâm, thuộc họ Ngũ gia bì [Araliaceae]. Thân cây nhỏ, chiều cao trung bình chỉ 1 – 2m và không có gai.

Rễ này được thu hoạch vào mùa đông. Người ta sẽ chọn rễ của những cây 4, 5 tuổi trở lên để làm thuốc, vì thời điểm này rễ chứa nhiều hoạt chất nhất.

Củ đinh lăng 20 năm

Sau khi đào đem về rửa sạch, cắt bỏ phần sát với gốc thân. Nếu rễ nhỏ, đem thái lát, phơi khô dùng dần. Nên chọn rễ đinh lăng lá nhỏ vì loại này tốt hơn lá lớn. 

Nếu rễ to, chắc khỏe, người ta thường điêu khắc thành nhiều hình thù ngụ ý may mắn, tài lộc, sau đó ngâm rượu vừa chưng, vừa uống. Để ngâm rượu ngon, chúng tôi đã chia sẻ chi tiết trong bài viết: “Cách ngâm rượu đinh lăng“, nếu bạn chưa biết có thể xem qua.

Bên cạnh đó, lá đinh lăng cũng có nhiều tác dụng hữu ích trong đời sống, đặc biệt là đối với phụ nữ sau sinh và trẻ nhỏ, mời bạn tham khảo bài viết về “lá đinh lăng” để tìm hiểu thêm.

Sự thật không ngờ về “thần dược” rễ đinh lăng 

Củ đinh lăng được cổ nhân ví như nhân sâm của người nghèo, bởi nó rẻ, thông dụng và phù hợp với mọi đối tượng. Đặc biệt tốt cho người thiếu máu, thể lực kém, hay mắc bệnh vặt.

Gặp một thầy thuốc người Hoa họ Lý trên đường An Dương Vương [quận 5, TpHCM], ông chỉ cho chúng tôi tường tận về công dụng của thảo dược: “Rễ đinh lăng thường để ngâm rượu là hiệu quả nhất, dùng tươi hay khô đều được, nấu uống cũng tốt nhưng không thể sánh bằng ngâm rượu đâu.

Uống rượu đinh lăng vào là thấy người khác hẳn, ngủ dậy 1 đêm sáng ngày dậy thấy tươi tỉnh, khoan khoái kỳ lạ lắm. Nhiều bệnh nhân đến tôi bốc thuốc, uống xong cũng thấy ngỡ ngàng, không hiểu sao thần kỳ như vậy. Đinh lăng là cây trời ban mà, mình phải biết tận dụng chứ”.

Rễ đinh lăng khô

Theo GS. Ngô Ứng Long [Học viện Quân Y Việt Nam], rễ cây đinh lăng chứa rất nhiều vitamin B1, B2, B6, C, hơn 20 acid amin cần thiết cho cơ thể và chất saponin giống như ở nhân sâm. Nó có tác dụng tăng cường sức dẻo dai cũng như khả năng chịu đựng cho bộ đội hành quân.

Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, dung dịch cao chiết xuất từ rễ đinh lăng có khả năng làm tăng biên độ điện thế não, giảm tỷ lệ xuất hiện sóng delta, tăng tỷ lệ phát sóng alpha và beta.

Còn theo TS. Nguyễn Thị Kim Hương [Trung tâm Sâm và Dược liệu TP. HCM], rễ cây chứa nhiều hoạt chất rất tốt cho não bộ, giúp tăng lưu lượng máu lên não, phòng ngừa tai biến mạch máu não, điều trị suy giảm trí nhớ, điều trị rối loạn tuần hoàn não. Bên cạnh đó, dùng đinh lăng có tác dụng chống mệt mỏi, tăng thể lực rất tốt cho nam giới. 

Củ cây đinh lăng có thể dùng ở dạng tươi hoặc khô, cao, thuốc bột, thuốc viên, ngâm rượu,… Trong đó, cách ngâm rượu được cho là có thể tận dụng tối đa tác dụng, có thể kết hợp thêm bạch tật lê hoặc sâm cau để nâng cao hiệu quả.

Rễ cây đinh lăng

Thành phần dược chất trong rễ đinh lăng

Thành phần dược chất chứa trong rễ đinh lăng bao gồm: glycosid, alcaloid, saponin, tanin, triterpen, vitamin B1, 13 loại acid amin có vai trò thiết yếu đối với cơ thể [systein, lysin, methionin,…] và một số nguyên tố vi lượng khác.

Xem thêm: Sâm đại hành – Thuốc bổ huyết, trợ tiêu hóa mang hình dáng củ hành.

Công dụng của rễ đinh lăng

Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc, có tác dụng bồi bổ khí huyết, thông huyết mạch và nhiều công dụng tuyệt vời khác. Một số tác dụng của rễ đinh lăng có thể kể đến như sau:

  • Lợi tiểu, bồi bổ cơ thể suy nhược gầy yếu.
  • Giảm trương lực cơ tim, giảm huyết áp.
  • Giúp tăng cân.
  • Tăng cường sức khỏe hô hấp.
  • Chống oxy hóa, kích thích miễn dịch.
  • Bảo vệ gan.
  • Co bóp tử cung nhẹ.
  • Tăng sức dẻo dai của cơ thể tương tự như nhân sâm, đương quy, tam thất, ba kích,… 
  • Rượu đinh lăng giúp bổ thận tráng dương, cải thiện chức năng sinh lý, tăng chất lượng tinh trùng, nâng cao đời sống tình dục của vợ chồng.

Xem ngay: Sâm ngọc linh – Loại sâm đắt “tựa vàng rồng” bạn không nên bỏ qua.

Bài thuốc sử dụng đinh lăng trong điều trị bệnh

Chữa đau lưng, mỏi gối: Sử dụng 20 – 30g đinh lăng sắc lấy nước uống. Dùng bài thuốc này 3 lần/ngày. Có thể kết hợp với cây xấu hổ, cam thảo dây và cây cúc tần để nâng cao hiệu quả chữa đau lưng, mỏi gối ở những người mắc bệnh xương khớp.

Hỗ trợ điều trị liệt dương: Chuẩn bị rễ đinh lăng, ý dĩ, hoài sơn, hà thủ ô, hoàng tinh, long nhãn, kỷ tử, cám nếp [mỗi vị 12g]; cao ban long, trâu cổ [mỗi vị 8g]; sa nhân 6g. Đem tất cả vị thuốc sắc uống 1 thang/ngày.

Chữa bệnh mỏi mệt, suy nhược: Dùng rễ nấu nước uống hàng ngày để tăng thể lực. Hoặc kết hợp thêm sâm bố chính, đảng sâm đem ngâm rượu để tăng sinh lực.

Chữa thiếu máu: Đinh lăng lấy rễ, thục địa, hà thủ ô, hoàng tinh [mỗi vị 100g]; tam thất bắc 20g. Sau đó, đem các vị thuốc tán thành bột mịn rồi sắc uống 100g/ngày.

Thông tia sữa, căng vú sữa: Đem 30 – 40g củ đinh lăng, sao vàng hạ thổ, sắc với 1,5 lít nước, đến khi cạn còn ½ thì ngưng. Nên uống nước sắc từ rễ cây đinh lăng lúc còn nóng khoảng 2 – 3 ngày. Bài thuốc này được Danh y Hải thượng Lãn Ông áp dụng cho nhiều phụ nữ giúp thông sữa.

Chữa ho suyễn lâu năm: Sử dụng rễ đinh lăng, tang bạch bì, đậu săng, tần dày lá, nghệ vàng [mỗi vị 8g], cây bồ công anh 6g, gừng khô 4g. Đem các vị thuốc sắc cùng 900ml nước, đến khi cạn còn ½ thì ngưng, dùng lúc còn nóng. Chia nước sắc ra làm 2 lần uống trong ngày. Kiên trì thực hiện chứng ho suyễn sẽ thuyên giảm đáng kể.

Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, ho, đau, tức ngực, nước tiểu vàng: Dùng 30g đinh lăng [rễ, cành]; 30g rau má tươi; 30g cam thảo; 20g sài hồ [rễ, lá, cành]; 20g chua me đất; 20g lá tre tươi; 10g vỏ quýt [trần bì]; 10g lá hoặc vỏ chanh. Đem các vị thuốc cắt nhỏ, đổ ngập nước và sắc đặc lấy 300ml. Sau đó chia ra làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa mẩn ngứa do dị ứng: 20g đinh lăng khô thái lát, nấu với 1 lít nước và uống hàng ngày.

Chữa vết thương sưng đau: Giã nhuyễn 40g đinh lăng tươi rồi đắp lên vết thương hay chỗ sưng đau, một thời gian chỗ bị đau sẽ thuyên giảm.

Xem thêm: Hạt thì là – Bí kíp giảm cân, đẹp da thần kỳ.

Đối tượng sử dụng rễ đinh lăng là ai?

Rễ đinh lăng [củ đinh lăng] phù hợp cho mọi đối tượng, đặc biệt:

  • Người yếu ớt, suy nhược có nhu cầu bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực.
  • Người ngồi nhiều hoặc thường xuyên lao động trí óc.
  • Người bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
  • Người gặp vấn đề về xương, khớp.
  • Nam giới bị yếu sinh lý, xuất tinh sớm, chất lượng tinh trùng kém gây hiếm muộn, khó có con.
  • Người mắc các bệnh về gan.
  • Người thiếu máu, gầy gò, muốn tăng cân.
  • Người bình thường cũng có thể sử dụng để bồi bổ cơ thể, giúp khỏe mạnh hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng rễ đinh lăng

Đinh lăng cho nhựa nhiều ở phần vỏ, điều này cũng tương tự như những cây có nhựa mủ khác. Do đó, không nên dùng trực tiếp rễ đinh lăng tươi, nên thái lát, phơi khô để nhựa tiết ra hết.

Hoạt chất saponin trong rễ đinh lăng có thể gây choáng váng, mệt mỏi, tiêu chảy. Vì vậy bạn chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa phải, tránh lạm dụng quá mức cần thiết.

Củ đinh lăng 5 năm

Xem thêm: Tam thất Nam – Thuốc đại bổ cho người suy nhược, thiếu máu.

Mua rễ đinh lăng ở đâu, giá bán rễ đinh lăng

Nếu bạn chưa biết mua rễ đinh lăng ở đâu uy tín thì có thể đến với Omega Việt Nam. Chúng tôi Omega Việt Nam tự tin là địa chỉ bán rễ đinh lăng chất lượng nhất TP HCM, dược liệu được thu hái 100% từ củ đinh lăng tự nhiên, tất cả đều tuyển chọn từ những cây trên 4 năm tuổi, đảm bảo dược chất cao nhất.

Sản phẩm được cung cấp bởi Omega Việt Nam có mức giá vô cùng hợp lý so với mặt bằng chung trên thị trường. Rễ đinh lăng được thái lát, phơi khô tự nhiên và đóng gói kỹ lưỡng. Bạn hoàn toàn có thể an tâm đặt mua củ đinh lăng tại Omega Việt Nam để bồi bổ sức khỏe.

Thông tin mua hàng:

Omega Việt Nam – Vì sức khoẻ cộng đồng

  • Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P14, Quận Tân Bình, TP HCM.
  • Đặt hàng: 0902 743 250.
  • Website: //omega3.vn/.
  • Giá bán rễ đinh lăng: 350.000 đồng/kg.

Khách hàng sẽ được miễn phí vận chuyển khi mua từ 2kg trở lên [trong khu vực Tp HCM]. Đặc biệt, mua 5kg sẽ được tặng thêm 1kg.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ về rễ đinh lăng mà bạn có thể tham khảo. Nếu có ai đang tìm dược liệu này, bạn hãy chia sẻ bài viết cho họ để giúp đời, giúp người bạn nhé.

Cảm ơn bạn đã theo dõi.

Video liên quan

Chủ Đề