Cách sao chép file trên máy tính

Sao chép [copy] và dán [paste] tệp tin [file] là một tác vụ cơ bản mà bất cứ người dùng Windows nào cũng đều đã từng thực hiện không nhiều thì ít. Việc copy-paste một tập tin về cơ bản không có gì phức tạp, nhưng nhiều tập tin cùng lúc sao cho thật nhanh chóng, ổn định, không gặp sự cố là điều mà không phải ai cũng biết.

Dưới đây là 4 cách sao chép lượng lớn tệp nhanh chóng trong Windows mà bạn có thể tham khảo.

1. Robocopy [Robust File Copy]

Có thể bạn chưa biết nhưng Robocopy là một công cụ dòng lệnh cực kỳ hữu ích được tích hợp sẵn trong Windows, cung cấp nhiều sức mạnh hơn khi bạn cần chạy các quy trình sao chép tệp lặp đi lặp lại hoặc có độ phức tạp cao.

Một tính năng khiến Robocopy trở nên đặc biệt [nhưng thường bị bỏ qua] là tính năng đa luồng [multi-threaded] cho phép bạn sao chép nhiều tệp cùng một lúc. Robocopy có thể giúp cho quy trình này diễn ra dễ dàng và nhanh hơn nhiều, đặc biệt là qua mạng.

Để sử dụng Robocopy, trước tiên, hãy mở menu Start, nhập từ khóa “Command Prompt” và nhấp mở kết quả tìm kiếm tương ứng trả về. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhấp chuột phải vào Start và chọn “Windows PowerShell.” Chọn một trong hai phương pháp, và nhập lệnh sau:

robocopy /?

Nhấn Enter để nhận hướng dẫn dựa trên các thông số sao chép mà bạn muốn.

Nếu bạn muốn thực hiện cùng một quy trình sao chép thường xuyên, bạn có thể tạo một tệp batch và nhấp đúp để chạy hoặc đặt tập lệnh chạy qua Task Scheduler như một quy trình tự động.

Để tìm hiểu kỹ hơn về cách sử dụng Robocopy, mời bạn tham khảo bài viết:

  • Sử dụng tính năng Robocopy đa luồng để tăng tốc độ sao chép file trên Windows 10

2. Nâng cấp ổ cứng

Nghe có vẻ không liên quan nhưng trong thực tế, ổ cứng đóng vai trò rất lớn trong việc quyết định tốc độ sao chép, di chuyển dữ liệu trên hệ thống. Ổ SSD cho tốc độ sao chép [truy xuất] dữ liệu nhanh hơn nhiều so với ổ HDD. Vì vậy nếu bạn muốn cải thiện tốc độ sao chép dữ liệu, hay nói đúng hơn là tốc độ truy xuất dữ liệu của cả hệ thống, hãy cân nhắc tới việc nâng cấp lên ổ SSD.

Điều tương tự cũng áp dụng khi sao chép dữ liệu trong hệ thống ra ổ đĩa rời. Nếu bạn sử dụng ổ đĩa flash với USB 2.0 hoặc ổ cứng rời HDD cũ, tốc độ truyền tệp chắc chắn sẽ không cao. Thay thế bằng ổ USB 3.0, bạn sẽ thấy mọi thứ được cải thiện rõ rệt.

3. Sử dụng phần mềm hỗ trợ sao chép

Khi sao chép file trên Windows thường có hai vấn đề: tốc độ và không thể tạm dừng quá trình. Mặc dù bạn có thể tăng tốc quá trình sao chép file với một số mẹo nhưng không thể tạm dừng quá trình chuyển file và tiếp tục sau đó được. Để tăng tốc độ sao chép file cũng như quản lý quy trình này tốt hơn, bạn có thể xem xét sử dụng các phần mềm hỗ trợ, chẳng hạn như TeraCopy.

  • Tải TeraCopy

TeraCopy là một trong những phần mềm hỗ trợ sao chép dữ liệu phổ biến nhất hiện nay với giao diện trực quan, giàu tính năng và dễ sử dụng. Đáng chú ý, công cụ này được tích hợp thuật toán có khả năng điều chỉnh bộ đệm động để giảm thời gian tìm kiếm và tăng tốc quy trình sao chép. Cùng với đó là khả năng xác minh tệp để đảm bảo chúng hoàn toàn giống hệt nhau, và thậm chí cảnh báo cho người dùng nếu có lỗi xảy ra trong quy trình.

TeraCopy sở hữu giao diện đẹp, tích hợp với Windows và được cập nhật thường xuyên. Ứng dụng cũng hỗ trợ thực hiện sao chép không đồng bộ, giúp tăng tốc độ truyền tệp giữa hai ổ cứng. Khả năng bỏ qua các tệp có vấn đề một cách thông minh để bạn có thể xem lại chúng sau mà không cần chấm dứt toàn bộ quá trình truyền dữ liệu cũng là một tính năng hữu ích của TeraCopy.

Ngoài TeraCopy, còn rất nhiều ứng dụng tương tự khác mà bạn có thể tham khảo:

  • 9 công cụ hỗ trợ quá trình copy nhanh hơn trong môi trường Windows

4. Nén tệp trước khi sao chép

Điều này sẽ rất hữu ích khi bạn cần di chuyển nhiều tệp nhỏ cùng lúc. Thông qua các công cụ như WinRAR hoặc 7zip, bạn có thể cách nhiều tệp nhỏ thành một tệp lớn với dung lượng nhỏ hơn nhiều, qua đó giúp việc sao chép tệp trở nên nhanh chóng và dễ quản lý hơn nhiều.

Sau khi quá trình sao chép hoàn tất, bạn chỉ cần giải nén tệp lớn và sử dụng các tệp nhỏ bên trong như bình thường.

Với một số người dùng Windows thì việc sao chép dữ liệu nhanh hay chậm đôi khi không quá quan trọng. Nhưng sẽ đặc biệt quan trọng nếu bạn thường xuyên sao chép dữ liệu với dung lượng lớn, việc tốc độ sao chép chậm sẽ tốn rất nhiều thời gian.

Chưa kể các sự cố tạm dừng hoặc “đứt gánh giữa đường” trong quá trình thực hiện sẽ làm mọi thứ trở nên lộn xộn. Dưới đây sẽ là những cách để bạn có thể tăng tốc độ sao chép tệp trong Windows 10 để sử dụng cho công việc của mình khi cần thiết. 

Sử dụng các phím tắt

Các phím tắt là một trong những cách tốt nhất để làm việc hiệu quả hơn trong hầu hết mọi phần mềm và File Explorer cũng không phải là ngoại lệ. Để sao chép, dán và di chuyển dữ liệu, dưới đây là những tổ hợp phím tắt phổ biến.

Ctrl + X: Thao tác này sẽ cắt dữ liệu và chuyển tệp vào bộ nhớ tạm để có thể dán sang vị trí khác. Khi được dán, dữ liệu đã cắt sẽ bị xóa khỏi vị trí ban đầu.

Ctrl + C: Lệnh này giống như cắt, ngoại trừ dữ liệu gốc vẫn còn sau khi đã dán sang vị trí khác.

Ctrl + V: Sử dụng tổ hợp phím này để di chuyển dữ liệu đã cắt hoặc tạo phiên bản thứ hai của dữ liệu đã sao chép ở một vị trí mới.

Ngoài ra trong File Explorer, bạn có thể sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Shift + N để tạo một thư mục mới và chuyển dữ liệu đã sao chép vào. Alt + Left/Right để chuyển đến các thư mục trước đó và tiếp theo tương ứng. 

Sử dụng tổ hợp phím Alt + Up để tăng một cấp trong hệ thống phân cấp thư mục. Cuối cùng là Ctrl + A sẽ chọn tất cả nội dung của thư mục hiện tại. 

Sử dụng các phím tắt chuột 

Nếu thường sử dụng chuột để sao chép dữ liệu thì không có nhiều thủ thuật để sao chép và dán dễ dàng. Nhưng bạn vẫn có thể sử dụng một số cách để sao chép và dán nhanh hơn.

Giữ phím Ctrl và kích chuột trái để chọn nhiều tệp khác nhau ở các vị trí không liền kề nhau. Để chọn nhiều tệp liên tiếp, hãy kích chọn tệp đầu tiên, sau đó giữ phím Shift trong khi kích chọn tệp cuối cùng. 

Ngoài ra có thể kích giữ chuột trái vào tệp cần di chuyển rồi kéo thả sang vị trí mới [giống như lệnh Cut và Paste]. Nhưng nếu bạn kích và kéo bằng nút chuột phải sẽ có một menu nhỏ xuất hiện. 

Điều này cho phép bạn chọn sao chép hoặc di chuyển tệp, vì vậy sẽ rất tiện lợi nếu không muốn sử dụng phím tắt vì bất kỳ lý do gì.

Sử dụng Windows 10 để sao chép nhanh hơn

Windows 8 và Windows 10 có giao diện sao chép dữ liệu tốt hơn nhiều so với Windows 7 trở về trước. Tốc độ sao chép nhanh hơn với biểu đồ hiển thị tốc độ theo thời gian thực.

Thậm chí nếu sao chép nhiều tệp cùng một lúc, nó sẽ kết hợp mọi thứ lại với nhau để không có nhiều cửa sổ nổi xung quanh. Bạn cũng có thể tạm dừng và tiếp tục các quy trình riêng khi cần ưu tiên một thao tác hoặc tạm dừng quá trình chuyển dữ liệu lâu trong khi cần sử dụng máy tính cho việc khác.

Dùng TeraCopy

Các phương pháp trên đều là những cách khá đơn giản để tăng tốc độ sao chép trên Windows 10. Nhưng nếu cần một giải pháp tốt hơn nữa thì phải cần đến phần mềm chuyên dụng và TeraCopy miễn phí là một trong số đó.

Ứng dụng này tiên tiến hơn nhiều so với những gì Windows 10 cung cấp. Nó sử dụng các thuật toán khác nhau để tăng tốc quá trình sao chép, có thể xác minh các tệp đã sao chép để đảm bảo rằng chúng giống nhau 100%. 

Bên cạnh đó TeraCopy còn tích hợp với File Explorer để mọi thao tác sao chép/dán đều sử dụng TeraCopy theo mặc định. Tất nhiên, phần mềm cũng bỏ qua các tệp có vấn đề và cho phép xem lại chúng sau thay vì đóng băng toàn bộ hoạt động. 

Có thể nói đây là một công cụ tốt cho những ai thường xuyên sao chép tệp. 

Sử dụng Robocopy

Nếu bạn không ngại việc sử dụng cửa sổ lệnh Command Prompt thì có thể thử một công cụ tích hợp tiện dụng có tên là Robocopy [viết tắt của Robust File Copy]. 

Mặc dù người dùng trung bình không thực sự cần phải thực hiện theo cách này, nhưng Robocopy cung cấp nhiều tính năng tốt hơn cho những người dùng cao cấp muốn chạy các hoạt động sao chép tệp phức tạp.

Sử dụng Robocopy nếu việc sao chép dữ liệu lặp đi lặp lại nhiều lần và những người cần một phương pháp sao chép nhanh qua mạng sẽ thấy Robocopy rất cần thiết.

Để sử dụng Robocopy, hãy mở cửa sổ lệnh Command Prompt hoặc PowerShell rồi nhập lệnh robocopy để bắt đầu. Như đã nói ở trên việc sử dụng lệnh Robocopy để sao chép dữ liệu sẽ phức tạp hơn nên không dành cho đa số người dùng trung bình. 

Nếu cần chạy cùng một thao tác sao chép thường xuyên, có thể tạo một để chạy hàng loạt lệnh cùng một lúc chỉ với một cú kích chuột, thậm chí có thể lên lịch chạy tự động thông qua Task Scheduler.

Nâng cấp ổ đĩa để tăng tốc độ sao chép tệp

Mặc dù ở trên là tất cả các tinh chỉnh phần mềm, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là phần cứng đóng một vai trò quan trọng trong việc sao chép dữ liệu nhanh như thế nào.

Như bạn có thể biết, ổ đĩa cứng cũ [HDD] có tốc độ chậm hơn nhiều so với ổ cứng thể rắn [SSD]. Việc sao chép dữ liệu trên ổ cứng HDD sẽ mất nhiều thời gian hơn so với trên ổ SSD. Nếu bạn chưa có ổ SSD trong máy, hãy cân nhắc nâng cấp để giúp việc di chuyển và sao chép tệp nhanh hơn.

Không chỉ vậy, việc chuyển sang sử dụng ổ SSD còn giúp Windows 10 khởi động nhanh hơn, tốc độ truy xuất dữ liệu tốt hơn. Với trường hợp sao chép với ổ đĩa di động gắn ngoài, nếu sử dụng ổ cứng ngoài hoặc ổ flash cũ hơn sử dụng USB 2.0 thì tốc độ truyền sẽ kém hơn.

Để có kết quả tốt nhất, hãy sử dụng ổ USB 3.0 hiện đại hỗ trợ truyền dữ liệu nhanh hơn nhiều.

Trên đây FPTShop vừa cùng các bạn tìm hiểu một số phương pháp để sao chép nhanh hơn trong Windows. Có thể có rất nhiều chương trình khác thực hiện một công việc như TeraCopy, nhưng tất cả chúng đều khá giống nhau và hầu hết mọi người đều hài lòng với những gì TeraCopy cung cấp.

Video liên quan

Chủ Đề