Cách phơi khô la tía to

“Ở quê tôi nhiều người từ lâu đã quen dùng những bài thuốc dân gian với lá tía tô tươi. Gần đây, tôi thấy có những dược phẩm quảng cáo chiết xuất từ tía tô khô. Xin hỏi cách dùng nào thì sẽ có hiệu quả hơn?” - Hồng Vân [TP.HCM]

Nếu sử dụng tía tô với liều lượng đủ khi ăn hoặc theo yêu cầu của việc điều trị thì công dụng của hai loại tươi và khô không khác nhau. Ảnh: TL

Từ nghìn năm trước, khi chưa có sự phát triển của nền y học hiện đại, con người tìm tòi trong thực phẩm và các phương tiện tự nhiên để chữa bệnh. Tía tô xuất hiện rất sớm và được sử dụng nó để điều trị khá nhiều loại bệnh cho cơ thể.

Tất cả bộ phận của cây tía tô đều được sử dụng làm thuốc điều trị. Trong Đông y, người ta gọi lá tía tô là tô diệp, hạt tía tô là tô tử, cành, thân là tô ngạnh, rễ là tô căn. 

Nếu sử dụng tía tô với liều lượng đủ khi ăn hoặc theo yêu cầu của việc điều trị thì công dụng của hai loại tươi và khô không khác nhau. Khi dùng trong thực phẩm, chúng ta có thể dùng tía tô tươi. Tuy nhiên, khi dùng làm thuốc để điều trị bệnh, chúng ta dùng tía tô khô sẽ tốt hơn. Bởi tía tô tươi có nhiều nước nên chúng ta phải dùng một lượng rất lớn. Khi chúng ta dùng 20g lá tía tô khô cùng với một số thành phần khác có thể có hiệu quả. Độc vị của tía tô có thể dùng tới 30g lá khô. Như vậy nếu sử dụng tía tô tươi với liều lượng 200 - 300g thì liệu rằng chúng ta có thể ăn nổi không. Để đảm bảo liều lượng cho yêu cầu khi điều trị bệnh, chúng ta nên dùng tía tô khô sẽ tốt hơn.

Trong toa thuốc đông y, các thầy thuốc thường kê 8g tô tử để điều trị ho, long đờm hoặc 12g để điều trị hen suyễn. Trong trường hợp bị viêm phế quản, viêm họng hoặc tiêu chảy, thầy thuốc dùng 20g tô diệp để điều trị.

Như vậy, trong Đông y, tía tô được dùng làm thuốc dưới dạng khô. Họ sẽ rửa sạch cây tía tô và đem phơi khô âm can, tức là phơi trong mát, không được phơi ngoài nắng. Hoặc có thể sấy khô tía tô với nhiệt độ thích hợp để loại bỏ hết nước. Các dược thảo được dùng làm thuốc dưới dạng khô để sử dụng được lâu và không bị mốc, bị ẩm do thành phần nước.

Do đó, dù là phơi hay sấy tía tô đều phải ở nhiệt độ thích hợp để loại bỏ hết nước nhưng không làm tổn hại các thành phần còn lại. 

Trong Đông y, tía tô thường được sử dụng dưới dạng khô với những tên gọi như trên, không dùng tên tía tô.

Lưu ý: Tía tô có rất nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên không phải ai cũng dùng được. Những người có cơ địa mồ hôi bị cảm nóng thì không nên dùng lá tía tô. Nếu không thì sẽ khiến cho cơ thể bị mệt mỏi, táo bón. Nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện khác thường khi tía tô thì hãy dừng lại ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Phụ nữ có thai nếu muốn dùng lá tía tô thì nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Từ lâu, lá tía tô được sử dụng như một phương pháp điều trị bệnh Thống phong – bệnh gout. Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh trong lá tía tô có tới 4 loại các chất khác nhau ức chế hiệu quả việc hình thành các axit uric trong cơ thể, giữ cân bằng nồng độ axit uric ở mức thấp hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh gout.

Ngoài ra trong lá tía tô có chứa nhiều hoạt chất chống viêm, giảm đau, ngăn nhiễm khuẩn, có tác dụng lợi tiểu, khích thích tuyến tiết mồ hôi đào thải độc tố ra ngoài cơ thể...Lá tía tô là nguyên liệu làm đẹp của các phụ nữ quý tộc Nhật Bản thời xưa, sử dụng lá tía tô làm đẹp giúp dưỡng ẩm và làm trắng da, chất kháng viêm và sát khuẩn có trong lá tía tô ngăn ngừa mụn hiệu quả.

Với công dụng tuyệt vời để chữa bệnh và làm đẹp của lá tía tô, chúng ta cùng học cách làm bột lá tía tô ngay để tận dụng loại lá quý giá này nhé!

2. Cách làm bột lá tía tô

Bước 1: Chọn nguyên liệu

Chọn lá tía tô sạch và an toàn không nhiễm chất kích thích hay thuốc trừ sâu - Ảnh Internet

Lá tía tô được trồng và thu hoạch tại nhà là tốt và an toàn nhất. Nếu nhà không trồng tía tô bạn cũng nên mua lá tía tô từ những người quen biết và đảm bảo độ sạch và an toàn của lá. Nếu như mua lá tía tô ngoài chợ chúng ta sẽ khó biết được lá tía tô có bị phun thuốc hay chứa chất trừ sâu, chất kích thích hay không.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

Lá tía tô đem rửa sơ, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 5 phút rồi đem rửa sạch. Rửa sạch với nước xong vớt ra để ráo.

Bước 3: Phơi khô

Phơi lá tía tô trên mặt phẳng sạch sẽ, tránh bụi bẫn bị nhiễm vào. Phơi lá cho khô, khoảng 2 nắng là lá tía tô đã khô giòn. Với lá tía tô đã phơi khô, chúng ta đã có thể cất giữ và sử dụng để nấu nước uống. Uống nước trà tía tô có công dụng lợi tiểu, thanh lọc cơ thể, làm đẹp da từ bên trong và ngăn ngừa bệnh gout.

Bước 3: Nghiền, giã lá tía tô thành bột

Nghiền lá tía tô đã phơi khô thành bột mịn

Lá tía tô đã khô rang cho vào cối giã nát thành bột hoặc cho vào máy xay xay cho mịn. Cho bột tía tô vào hũ nhựa, hũ thủy tinh để bảo quản. Bảo quản bột tía tô ở nơi khô ráo, thoáng mát.

3. Sử dụng bột lá tía tô

Bột lá tía tô pha với nước nóng sử dụng uống hàng ngày có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Sử dụng trà tía tô vừa ngăn ngừa được bệnh gout, giải độc cơ thể vừa có tác dụng lợi tiểu, tăng sức đề kháng...Ngoài ra uống trà tía tô còn giúp các chị em phụ nữ giảm cân, làm đẹp da từ sâu bên trong.

Bột tía tô kết hợp với các nguyên liệu làm đẹp khác như sữa tươi không đường, sữa chua, mật ong...làm mặt nạ dưỡng da. Sử dụng mặt nạ tía tô có tác dụng ngừa mụn hiệu quả, giữ ẩm và làm trắng da.

Trà tía tô giúp bảo vệ sức khỏe, giảm cân và làm đẹp từ bên trong - Ảnh Internet

Với bột tía tô chúng ta còn còn có thể dưỡng da toàn thân bằng cách pha bột tía tô với nướng nóng để tắm rửa. Phương pháp tắm rửa toàn thân với tía tô sẽ giúp làn da trên cơ thể trắng trẻo, mịn màng. Chúng ta còn có thể dùng bột tía tô pha với nước ấm để ngâm chân để khắc phục sự thô ráp hoặc chai cứng mắt cá chân.

Vậy là chỉ bằng những bước vô cùng đơn giản chúng ta đã bỏ túi được cách làm bột lá tía tô ngay tại nhà cực kì đơn giản và dễ dàng rồi. Với công dụng làm đẹp và chữa bệnh tuyệt vời, chúng ta còn chờ gì mà không làm ngay cho mình một hũ bột lá tía tô để sử dụng dần nào. Chúc các bạn thành công với cách làm bột lá tía tô nhé!

Chủ Đề