Cách pha dung dịch thay thế oresol

Skip to content

Bù nước là việc cần làm khi bị tiêu chảy vì bạn bị mất nước và chất điện giải. Bạn có thể tham khảo cách pha nước muối đường trị tiêu chảy theo hướng dẫn sau khi cần mà không có sẵn sản phẩm bù nước tại nhà.

Nước muối đường trị tiêu chảy, bù nước cho cơ thể

Nước chiếm gần 70% trong cơ thể bạn và cũng như chất đạm, vitamin, nước có vai trò quan trọng với cơ thể là vật chất giúp duy trì hoạt động cơ bản của sự sống.

Nếu nước giúp máu lưu thông máu đi nuôi cơ thể thì trong cơ thể còn có các khoáng chất hay còn gọi là chất điện giải. Chất điện giải đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hằng định của áp suất thẩm thấu các ion, kali, magiê, phốt phát – là những thành phần quan trọng với dịch lỏng trong tế bào. Còn các ion, natri, clo là thành phần không thể thiếu được của huyết tương. Vì thế nếu cơ thể mất nước và chất điện giải thì cơ thể sẽ trong tình trạng suy kiệt, nếu không được bù nước và điện giải kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Chức năng chuyển hóa của toàn bộ cơ thể sẽ bị ảnh hưởng khi thiếu nước như thiếu máu, suy tuần hoàn… Thiếu chất điện giải bạn sẽ thấy người lờ đờ, nôn mửa, co giật, ngủ hay giật mình…

Cơ thể cần được bù nước nhiều hơn khi thời tiết nắng nóng hay khi bạn hoạt động mạnh như chơi thể thao, làm việc ngoài trời. Nếu chỉ khát mới uống nước thì nước trong nội tạng đã mất đi sự cân bằng. Tế bào trong cơ thể đã ở vào trạng thái mất nước nhẹ. Mỗi ngày bạn cần uống từ 2 – 3 lít nước, chia thành nhiều lần.

Cùng với các nguyên nhân gây mất nước thường gặp như nôn, đổ mồ hôi nhiều, tiểu đường thì tiêu chảy cũng là tình trạng có thể gặp. Tiêu chảy là một trong những bệnh lý gây tử vong nhiều nhất, đặc biệt ở trẻ em – đối tượng dễ bị tiêu chảy. Dấu hiệu mất nước ở trẻ là khát, uống nhiều, trẻ li bì, lừ đừ, mắt trũng, da bụng hằn lâu, thóp lõm, nước tiểu ít, huyết áp giảm, mạch nhanh.

Δ

Khi bị tiêu chảy, bạn cần phải bù nước và chất điện giải cho cơ thể kịp thời. Nếu không có sẵn các loại bù nước thì bạn có thể pha nước muối đường trị tiêu chảy để dùng.

Bạn cần chuẩn bị 8 thìa cà phê đường, 1 thìa nhỏ muối và 1 lít nước. Pha hỗn hợp này sao cho muối đường tan hết và dùng để uống 2 – 3 lần/ngày.

Chú ý khi pha nước muối đường trị tiêu chảy, nếu bạn nhiều nước, dung dịch quá loãng, hàm lượng chất điện giải sẽ không đủ, có thể gây nguy hiểm và ngược lại nếu pha đặc quá có thể sẽ bị ngộ độc muối, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng do lượng muối trong máu quá cao sẽ rút nước từ các tế bào ra, khiến cơ thể bị mất nước và rối loạn điện giải nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, chia làm nhiều bữa nhỏ. Cần cho trẻ ăn thêm trái cây chín hoặc nước trái cây như: chuối, cam, đu đủ… và uống sữa. Không nên dùng các loại thực phẩm có nhiều đường, nhiều chất xơ và khó tiêu hóa.

Hướng dẫn pha nước muối đường trị tiêu chảy

Có nhiều phương pháp bù nước và chất điện giải đường uống được đưa ra để có thể giảm thiểu rủi ro khi cơ thể rơi vào tình trạng mất nước và chất điện giải do tiêu chảy nói riêng và nhiều nguyên nhân khác. Bạn có thể chọn một trong các cách bù nước dưới đây:

  • Oresol: Đây là dung dịch giúp bù nước nhanh chóng cho cơ thể và trị tiêu chảy hiệu quả. Bạn có thể mua Oresol ở các hiệu thuốc, cứ mỗi gói Oresol sẽ được pha với 1l nước. Đối với trẻ em dưới 2 tuổi thì uống 50- 100ml, trẻ từ 2-10 tuổi uống 100-200ml, trẻ trên 10 tuổi thì uống theo nhu cầu và tình trạng mất nước của cơ thể.
  • Nước dừa: Nước dừa có công dụng bổ sung chất điện giải cho cơ thể rất tốt lại dễ uống. Bạn nên uống nước dừa ngay khi vừa lấy ra khỏi quả dừa để đảm bảo vệ sinh và giá trị dinh dưỡng.
  • Nước hoa quả: Các loại nước cam, chanh, cà rốt đều thích hợp để bổ sung nước và điện giải cho cơ thể khi bị tiêu chảy.
  • Nước cháo muối: Với 50g gạo, 3,5g muối, 6 bát nước đem đun nhừ rồi chắt lấy nước cháo uống mỗi ngày là bạn đã có cách bù nước và điện giải an toàn, hiệu quả.

Trên đây là phương pháp trị tiêu chảy theo cách dân gian bằng cách bù nước và chất điện giải được nhiều người áp dụng khi bị tiêu chảy ngoài cách pha nước muối đường trị tiêu chảy. Cùng với việc bù nước và chất điện giải này để tình trạng tiêu chảy nhanh chóng được cải thiện bạn cần bổ sung lợi khuẩn cho đường tiêu hóa. Bởi khi tiêu chảy xảy ra có nghĩa là vi khuẩn có hại đang phát triển mạnh, lấn át vi khuẩn có lợi và làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Vì thế bạn cần bổ sung lợi khuẩn cho đường tiêu hóa bằng thực phẩm ăn hàng ngày như sữa chua, natto [đậu tương lên men], kim chi, dưa muối, một số loại phô mai… Cách bổ sung này tuy an toàn nhưng chưa thực sự hiệu quả vì khả năng hấp thu của mỗi người khác nhau hơn nữa lượng bổ sung chưa đủ đáp ứng nhu cầu đường tiêu hóa cần. Lúc này bạn có thể chọn bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh.

Đây là men vi sinh có nguồn gốc từ kim chi Hàn Quốc, có chứa lợi khuẩn Probiotics và Prebiotics. Mỗi loại lợi khuẩn này có một nhiệm vụ khác nhau khi vào đến đường tiêu hóa. Trong đó Probiotics chính là các chủng vi khuẩn có lợi giúp sinh acid lactic như L.plantarum, E.faecium, L.casei, L.acidophilus… Mỗi chủng vi khuẩn này có chức năng riêng biệt trên mỗi khu vực trong đường ruột như làm giảm tỷ lệ mắc và giảm thời gian tiêu chảy ở trẻ em lẫn người lớn, loại trừ và kìm hãm sự phát triển của những vi khuẩn có hại, tăng cường khả năng hấp thu của hệ tiêu hoá, giảm thiểu những rối loạn tiêu hoá bởi điều trị kháng sinh, chống táo bón, cải thiện bất dung nạp đường lactose do sữa gây nên, chống đầy hơi, chướng bụng, còn có tác dụng đặc biệt trong điều trị chàm trẻ em, dự phòng nhiễm nấm đường tiêu hoá, nấm miệng, nâng cao sức đề kháng cơ thể. Còn Prebiotics, chất xơ hòa tan Fos thì giữ vai trò là thức ăn của Probiotics giúp lợi khuẩn này có lợi cho sức khỏe.

Men vi sinh này được sản xuất bằng công nghệ Lab2pro nên hiệu quả hơn men vi sinh khác. Công nghệ bao kép Lab2pro sẽ giúp bảo vệ vi khuẩn trong suốt quá trình tiêu hóa, giúp vi khuẩn vẫn còn sống khi đến ruột và trong điều kiện tốt vi khuẩn sẽ định cư, tăng sinh và có lợi cho đường tiêu hóa.

Bạn có thể nhanh chóng dừng việc đi ngoài quá nhiều nếu biết cách pha nước muối đường trị tiêu chảy. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng sinh hoạt hợp lý để sức khỏe luôn đảm bảo bạn nhé.

Bài viết liên quan:

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email :

Hiện tượng tiêu chảy khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, từ người lớn cho tới trẻ em. Kèm theo đó là tình trạng đau bụng, mất nước, đầy hơi, có thể xuất hiện máu trong phân… Vậy làm sao để đối phó với chứng bệnh này? Cùng tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây.

Các triệu chứng của tiêu chảy

Tiêu chảy là hiện tượng phân lỏng xảy ra thường xuyên hơn bình thường. Các triệu chứng của tiêu chảy thường chỉ xuất hiện trong một vài ngày. Nhưng đôi khi nó có thể kéo dài hàng tuần. Khi đó, tiêu chảy này là dấu hiệu của một rối loạn nghiêm trọng chẳng hạn như chứng viêm ruột, viêm đại tràng, hoặc hội chứng ruột kích thích…

Hiện tượng này khiến cơ thể người bệnh mất đáng kể một lượng nước và muối. Hầu hết các trường hợp tiêu chảy đều tự khỏi mà không cần điều trị. Nhưng nếu tiêu chảy kéo dài, mất nước hoặc máu trong phân cần gặp bác sĩ ngay.

Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến tiêu chảy có thể bao gồm:

  • Đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, đôi khi có thể thấy phân sủi bọt, phân có lẫn máu
  • Quặn bụng
  • Đau bụng
  • Đầy hơi
  • Sốt

Nếu là người lớn, cần gặp bác sĩ khi:

  • Hiện tượng tiêu chảy kéo dài quá 3 ngày
  • Mất nước, miệng hoặc da khô, ít hoặc không tiểu tiện, suy nhược nghiêm trọng, chóng mặt hoặc choáng hay nước tiểu có màu tối.
  • Có đau bụng dữ dội.
  • Có máu đỏ hoặc đen trong phân.
  • Nhiệt độ hơn 39 độ C

Nếu tiêu chảy ở trẻ em, cần gặp bác sĩ khi:

Gọi bác sĩ nếu bị tiêu chảy không cải thiện trong vòng 24 giờ hoặc nếu em bé:

  • Không có tã ướt nước tiểu trong ba hoặc nhiều giờ
  • Có một cơn sốt hơn 39 0 C
  • Phân có máu đỏ hoặc đen
  • Miệng khô hay khóc mà không có nước mắt
  • Bất thường buồn ngủ, không phản hồi hoặc dễ cáu kỉnh
  • Xuất hiện bụng chìm, mắt hoặc má trũng
  • Da không đàn hồi nếu bị chèn ép

Nguyên nhân gây tiêu chảy

Hiện tượng tiêu chảy xảy ra khi thực phẩm và các chất lỏng nhanh chóng vượt qua ruột già. Ruột già thường là nơi hấp thụ các chất lỏng từ thực phẩm và để lại phân rắn. Nhưng nếu các chất lỏng từ thực phẩm không được hấp thu kết quả là đi tiêu lỏng. Các nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy thường gặp như:

Virus gây tiêu chảy: Virus có thể gây tiêu chảy bao gồm Norwalk virus, cytomegalovirus và viêm gan siêu vi. Rotavirus là nguyên nhân phổ biến của tiêu chảy cấp tính ở trẻ em.

Vi khuẩn và ký sinh trùng gây tiêu chảy: Nếu thức ăn hàng ngày của chúng ta hoặc nước bị ô nhiễm dẫn tới lây truyền vi khuẩn và ký sinh trùng cho cơ thể. Ký sinh trùng Giardia lamblia như Crypxosporidium có thể gây ra tiêu chảy. Nguyên nhân thường gặp vi khuẩn tiêu chảy bao gồm Campylobacter, Salmonella, Shigella và Escherichia coli.

Thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra tiêu chảy, phổ biến là các thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu, làm nhiễu loạn sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn trong đường ruột. Sự rối loạn này đôi khi dẫn tới nhiễm trùng với vi khuẩn cũng có thể gây ra tiêu chảy.

Không dung nạp Lactose: Lactose là một loại đường được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm sữa khác. Nhiều người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa lactose và trải nghiệm tiêu chảy sau khi ăn các sản phẩm sữa.

Không dung nạp Fructose: Fructose, một loại đường tự nhiên được tìm thấy trong trái cây và mật ong và thêm vào như là một chất làm ngọt một số đồ uống có thể gây tiêu chảy ở những người gặp vấn đề tiêu hóa nó.

Do sorbitol: Là loại chất ngọt nhân tạo được tìm thấy trong kẹo cao su và các sản phẩm đường khác, có thể gây tiêu chảy ở một số người khỏe mạnh.

Ảnh hưởng sau phẫu thuật: Có một số người có trải nghiệm tiêu chảy sau khi trải qua phẫu thuật ổ bụng hoặc phẫu thuật loại bỏ túi mật.

Do các rối loạn tiêu hóa: Bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh celiac, viêm đại tràng kính hiển vi và hội chứng ruột kích thích là nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính. [Xem phân tích chi tiết: Tiêu chảy kéo dài là do bệnh gì gây nên?]

Xét nghiệm và chẩn đoán tiêu chảy

Kiểm tra lâm sàng: Bác sĩ có thể kiểm tra bụng để xác định vị trí của bất kỳ đau bụng. Bác sĩ cũng có thể nghe bụng với một ống nghe.

Xem xét các loại thuốc thuốc đang sử dụng: Bác sĩ có thể hỏi về bất cứ loại thuốc đang dùng hiện tại để xét xem liệu chúng có phải là nguyên nhân gây ra tiêu chảy hay không.

Nuôi cấy phân: Xét nghiệm này soi mẫu phân của người bệnh để đánh giá tính chất của phân, đồng thời tìm kiếm tác nhân gây ra tiêu chảy là do vi khuẩn, virus, hay kí sinh trùng.

Thử máu: Một số thử nghiệm máu có thể giúp xác định những gì gây ra tiêu chảy và loại trừ một số bệnh.

Nội soi: Nội soi đường ruột để kiểm tra các tăng trưởng bất thường trong đại tràng.

Siêu âm: Giúp loại trừ các tình trạng bất thường liên quan đến cấu trúc giải phẫu của hệ tiêu hóa.

Đối với hiện tượng tiêu chảy nhẹ, không nghiêm trọng, người bệnh có thể tự khỏi trong 1 -2 ngày. Đối với những trường hợp này, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà. Còn đối với các trường hợp nặng hơn  hoặc tiêu chảy kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm cần phải đến các trung tâm y tế để thăm khám và xác định nguyên nhân gây tiêu chảy. Đồng thời, phải chú ý vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và vệ sinh trong chế biến thực phẩm. Chăm sóc người bệnh cần rửa tay với xà phòng, dùng riêng dụng cụ ăn uống…

Các phương pháp chữa trị tiêu chảy

Thông thường tiêu chảy sẽ tự khỏi trong vài ngày mà không cần điều trị. Nhưng nếu cố gắng thay đổi lối sống và khắc phục tại nhà mà tiêu chảy vẫn không dứt thì có một số phương pháp điều trị như sau:

Dùng thuốc

Kháng sinh có thể giúp điều trị tiêu chảy gây ra bởi vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Nếu vi-rút gây ra bệnh tiêu chảy, thuốc kháng sinh sẽ không giúp đỡ gì.

Trong trường hợp này, bạn nên tới bệnh viện để được bác sĩ kê đơn cụ thể, tuyệt đối không tự ý mua thuốc cầm tiêu chảy khi chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh là gì. Uống sai loại thuốc có thể khiến tiêu chảy trầm trọng hơn

Điều trị để thay thế chất lỏng

Người bị tiêu chảy được điều trị chủ yếu bằng cách bù nước và điện giải bằng oresol. Nếu có sẵn oresol thì hòa đúng như hướng dẫn trên bao bì. Trẻ dưới 2 tuổi uống 50 – 100ml cho một lần đi ngoài, uống từng thìa nhỏ, tiếp tục cho bú mẹ. Trẻ 2 – 10 tuổi uống 100 – 200ml cho một lần đi ngoài, uống dần từng ngụm nhỏ. Người lớn uống mỗi lần 200ml hoặc uống theo nhu cầu Khi vẫn còn tiêu chảy nhiều lần cần phải đưa tới cơ sở y tế khám và điều trị.

Ngoài ra, để bổ sung nước và điện giải một cách tự nhiên, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh thực hiện các bước để thay thế chất lỏng và muối bị mất trong thời gian tiêu chảy. Thay thế chất lỏng được hiểu là nước uống, nước trái cây thường dùng trong ngày. Nếu rối loạn dạ dày khi uống các chất lỏng hoặc là tiêu chảy nguyên nhân, bác sĩ có thể khuyên nên nhận được dịch qua tĩnh mạch ở cánh tay.

Nước là cách hay để thay thế chất lỏng nhưng nó không chứa muối và chất điện phân – khoáng chất như natri và kali – cần để duy trì các dòng điện giữ nhịp đập trái tim. Tổn hại của chất dịch của cơ thể và mức khoáng chất tạo ra sự mất cân bằng điện giải có thể nghiêm trọng. Có thể giúp duy trì mức điện bằng cách uống nước trái cây cho kali hoặc ăn súp cho natri.

Điều chỉnh loại thuốc đang dùng

Nếu nguyên nhân gây ra tiêu chảy là thuốc kháng sinh, bác sĩ có thể thay đổi kế hoạch điều trị bằng cách giảm liều lượng hoặc chuyển sang thuốc khác cho người bệnh.

Điều trị khi tiêu chảy do bệnh lý

Nếu tiêu chảy do bệnh lý nào gây nên như viêm ruột, hội chứng ruột kích thích thì bác sĩ có thể điều trị theo nguyên nhân gây ra triệu chứng đó.

Mẹo dân gian chữa tiêu chảy hiệu quả

Tiêu chảy làm người bệnh phải đi tiêu nhiều lần trong ngày, phân lỏng đôi khi chỉ là nước, nguyên nhân do ruột tăng cường sự co thắt và nước không hấp thu được qua niêm mạc ruột để vào máu. Dưới đây là một số cách dân gian khá đơn giản nhưng lại chữa tiêu chảy khá hiệu nghiệm.

Lá ổi non

Dùng 15 lá ổi non, 1,5 cốc nước sạch và muối. Sau đó, lá ổi rửa sạch ngâm nước muối 10 – 15 phút. Cho lá ổi vào nấu với 1,5 chén nước, đun sôi tầm 30 phút rồi cho thêm chút muối. Cho bé uống hàng ngày.

Lá nhót

Dùng lá nhót tươi [20-30g] hoặc lá khô [6-12g], thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

Hồng xiêm xanh

Cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải ngập hồng xiêm. Sau đó đổ ra lấy nước uống mỗi ngày 2 lần.

Rau sam

Dùng 100 – 200g rau xam ăn hoặc nấu cháo hàng ngày.

Bài 4: Hàng ngày dùng từ 100-200g rau sam làm rau ăn hoặc nấu cháo ăn hàng ngày.

Lá củ cải tươi, trần bì

  • Lá củ cải tươi 120g
  • Trần bì: 30g

Hai thứ lá này bỏ đun chung chắt lấy hai bát con nước dùng uống hai lần/ ngày. Sau 2-3 ngày dùng thuốc, bệnh sẽ khỏi.

Vỏ quả lựu

Vỏ quả lựu 15g, sắc 3 lần, mỗi lần với một bát nước, cô lại còn 250ml, chia làm 3-4 lần uống trong ngày cho đến khi khỏi bệnh.

Lá mơ, trứng gà

Lá mơ rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng, vớt ra để ráo nước. Sau đó, giã lá mơ thật nhỏ, cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, thêm một chút muối trộn đều.

Chuối tiêu xanh

Gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong [hoặc tước vỏ cũng được], xay nhuyễn trộn với cháo rồi nấu chín cho bé ăn trong khoảng 3 ngày.

Vỏ quả măng cụt

Lấy 10 vỏ quả măng cụt cho vào nồi đất, đậy kín bằng tàu lá chuối. Sau đó đun sôi thật kỹ cho đến khi nước có màu thật sẫm. Uống ngày 3 – 4 chén.

Gạo lứt

Gạo lứt rang cho vàng, khi thấy thơm. Mỗi lần lấy khoảng 100g gạo rang nấu với 2 lít nước và chút muối, nấu đến khi hạt gạo chín mềm là được. Lấy nước này cho bé uống từ 3 đến 5 ngày là khỏi.

Xem thêm: Bị tiêu chảy nên ăn uống thế nào?

Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về tình trạng tiêu chảy của bạn, cũng như các bệnh về đường ruột khác [viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn…] mà bạn đang quan tâm.

Video liên quan

Chủ Đề