Cách lấy tóc rơi vào mắt trẻ sơ sinh

Bác sĩ BV Quốc tế Hạnh Phúc chia sẻ cách xử lý khi có vật lạ rơi vào mắt trẻ

Nếu chẳng may trẻ nhỏ bị vật lạ dính hoặc rơi vào mắt thì cha mẹ có thể lấy dị vật trong mắt trẻ bằng cách nào? Những thông tin dưới đây chắc chắn sẽ rất hữu ích cho các bậc phụ huynh có con nhỏ.

Dị vật khi rơi vào mắt thường gây ảnh hưởng đến giác mạc hoặc kết mạc. Tai nạn này nếu không được xử lý kịp thời có thể gây đau đớn cho trẻ, thậm chí có thể ảnh hưởng đến mắt của bé.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh Lê - Trưởng khoa Nhi, bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc, nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương mắt ở trẻ em chính là té ngã, khiến mắt bị tổn thương.

Bên cạnh đó, việc cho trẻ chơi với những đồ sắt nhọn như: bút bi, kéo... cũng có thể gây nguy hiểm cho mắt bé nếu chẳng may bị đâm vào mắt. Ngoài ra, những loại hóa chất, nước nóng, dầu mỡ... cũng có thể là nguyên nhân gây chấn thương mắt ở trẻ em nếu bị văng trúng vào mắt.

1. Cách xử lý giúp lấy dị vật trong mắt trẻ

Đối với những tổn thương ở mắt trẻ nhỏ, cha mẹ cần nắm vững cách sơ cứu cơ bản cũng như cách lấy dị vật trong mắt trẻ ra trước khi đưa trẻ đến bệnh viện như sau:

Nếu mắt trẻ bị tổn thương mắt do té ngã, sưng tím quanh vùng mắt cha mẹ có thể áp nước đá để giúp tan máu bầm trên mắt trẻ. Cần sử dụng nước đá sạch và khăn sạch khi thực hiện sơ cứu.

Sau khi trẻ đã bớt đau, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, kiểm tra những tổn thương bên trong mắt. Nếu được chẩn đoán an toàn thì cha mẹ có thể đưa bé về nhà nhưng cũng cần phải nghe theo những chỉ định tiếp theo của bác sĩ [nếu có].

1.2 Trường hợp có vật lạ rơi vào mắt trẻ

Đây là trường hợp tương đối nguy hiểm, bởi trẻ nhỏ thường không biết cách tự điều tiết mắt để đẩy vật lạ ra ngoài và lúc này bé đang cần đến sự trợ giúp từ người lớn. Do đó, cha mẹ cần học được cách xử lý để lấy dị vật trong mắt trẻ bằng các cách xử lý dưới đây:

  • Tuyệt đối không để trẻ dùng tay dụi mắt.
  • Cha mẹ có thể dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ mở to 2 mí mắt của trẻ. Dạy trẻ cách đảo mắt sang trái – phải – lên – xuống, để mắt chuyển động, từ đó có thể tìm ra vật lạ. Nếu thấy vật lạ nằm ở lòng trắng mắt thì có thể dùng 1 góc khăn sạch nhẹ nhàng khều ra.
  • Nếu không thể lấy vật lạ ra được, cha mẹ lấy một chậu nước lạnh to, sạch, sau đó kéo căng mắt trẻ và áp vào trong nước, bảo trẻ chớp mắt với những trẻ lớn. Với trẻ nhỏ cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý nhỏ vào mắt bé để kích tuyến lệ chảy nước giúp dị vật rơi ra ngoài
  • Trong trường hợp đã áp dụng các cách trên nhưng vẫn không thể lấy dị vật trong mắt trẻ ra được hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý hiệu quả.

Với trẻ nhỏ có thể sử dụng nước muối sinh lý nhỏ vào mắt để kích tuyến lệ đẩy dị vật ra ngoài [Nguồn: Internet]

Lưu ý:  Cha mẹ không được tự ý dùng tay lấy vật lạ trong mắt trẻ ra vì có thể sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến mắt của trẻ.

1.3 Trường hợp hóa chất dính vào mắt trẻ

Nếu trẻ bị các loại hóa chất, dung dịch tẩy rửa dính vào mắt, cha mẹ cần phải ngay lập tức rửa sạch mắt cho bé. Sau khi rửa xong dùng khăn khô lau sạch và chuyển ngay trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu đúng cách.

Tuyệt đối không nghe theo các kinh nghiệm dân gian bằng cách dùng xà phòng, nước rửa chén... để ‘đối kháng’ lại với việc hóa chất bị dính vào mắt. Vì việc này vô cùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến giác mạc, kết mạc mắt, thậm chí gây mù lòa.

Bạn có thể nghe lại toàn bộ chia sẻ của bác sĩ  Nguyễn Thị Hạnh Lê tại audio bên dưới:

NGUỒN THAM KHẢO

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Hữu Thắng - Bác sĩ Hồi sức - Cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Dị vật trong mắt thường rất đa dạng gồm: bụi, côn trùng, hạt cát, thực vật,... Dị vật có thể nằm ở giác mạc, kết mạc hay thậm trí là xuyên thủng vào nhãn cầu. Vì vậy, tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà có hướng giải quyết khác nhau. Việc dụi mắt có thể làm cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn gây ra suy giảm thị lực, nhiễm trùng mắt, tổn thương giác mạc,...

Khi cảm thấy có bụi bay vào mắt hay các dị vật khác thì phản xạ tự nhiên của mắt sẽ là chớp. Chớp mắt nhanh giúp loại bỏ dị vật và nước mắt có thể làm rửa trôi dị vật.

Chỉ với một hành động nhỏ này nhưng có thể gây nguy hiểm cho mắt của bạn. Động tác dụi mắt có thể vô tình đẩy dị vật vào sâu trong mắt, thậm chí là đâm vào giác mạc. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể làm mắt tổn thương vĩnh viễn gây mù lòa và kèm theo là cảm giác đau nhức.

  • Sử dụng dung dịch nhỏ mắt để rửa trôi dị vật

Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều loại dung dịch rửa mắt. Đa phần chúng để được sử dụng bằng cách nhỏ trực tiếp dung dịch vào mắt.

Bạn nên sử dụng cốc rửa, vệ sinh mắt với nước sạch để loại bỏ dị vật trong mắt. Trong trường hợp không có cốc rửa mắt, bạn có thể dùng bát nhỏ hoặc cốc để đựng nước, sau đó dội nước vào mắt. Ngoài ra, bạn để mắt dưới vòi nước chảy chậm hoặc vòi hoa sen để loại bỏ dị vật nhanh hơn.

  • Sử dụng tăm bông hoặc một góc khăn mặt sạch

Dùng tay nhấc nhẹ mí mắt lên, sau đó luồn đầu tăm bông vào sau mí mắt kết hợp với đảo tròng mắt. Kiểm tra tăm bông xem lấy được dị vật ra hay chưa.

Dùng tăm bông hoặc góc khăn lau nhẹ nhàng bằng cách chấm lên chấm xuống, tuyệt đối không được quẹt khắp mắt. Tuy nhiên để bảo vệ giác mạc, bạn nên nhìn về phía ngược lại với vị trí có dị vật nên dùng tăm bông và khăn màu trắng để dễ dàng kiểm tra sau mỗi lần lau.

  • Nhờ đến sự giúp giúp đỡ từ người ngoài:

Nhờ người khác lấy dị vật trong mắt, giữ 2 mí mắt kết hợp với đảo mắt để họ có thể nhìn thấy được toàn bộ bề mặt.

Những dị vật có kích thước lớn hơn hạt bụi có nguy cơ làm tổn thương mắt rất cao, khi đó rất cần đến sự trợ giúp từ phía nhân viên y tế. Nếu dị vật sắc, kích thước lớn đâm vào mắt gây chảy máu, đau dữ dội thì việc đến gặp bác sĩ là điều cần thiết. Cần quan sát kỹ sự thay đổi của mắt đặc biệt là màu sắc, chảy máu, sự bất thường có trong mắt, thị lực giảm, xuất hiện dịch tiết ra từ mắt.

Đối với các dị vật như mảnh thủy tinh, móng tay,... cần phải được chuyên viên y tế xử lý. Nếu dị vật nằm bên trong mắt cần làm tiểu phẫu để loại bỏ. Trong trường hợp này không nên cố gắng tự lấy dị vật ra, điều này có thể làm cho tình trạng cảng nguy hiểm hơn.

Nếu dị vật kích thước lớn, nguy hiểm bạn nên nhờ sự trợ giúp từ phía nhân viên y tế để lấy dị vật trong mắt

  • Trước khi đến gặp bác sĩ bạn nên dùng băng gạc sạch để băng mắt
  • Không nên sử dụng móng tay để chạm vào mắt đặc biệt là con ngươi
  • Trước khi đưa tay lên mắt cần rửa tay thật sạch để tránh tình trạng nhiễm trùng hoặc kích ứng. Điều này áp dụng với cả người hỗ trợ
  • Đối với trường hợp mắt bị dính hóa chất cần thực hiện rửa mắt ít nhất 10-15 phút và đi cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Tuyệt đối không dùng nhíp hay các vật gắp khác để lấy dị vật trong mắt điều này rất dể làm tổn thương mắt của bạn

Mắt là một bộ phận rất nhạy cảm trên cơ thể con người, vì vậy khi thực hiện lấy dị vật trong mắt cần hết sức chú ý. Tốt nhất bạn nên đến các cơ sở tế và nhận sự trợ giúp từ bác sĩ để tránh xảy ra các hậu quả đáng tiếc.

Chuyên khoa Mắt - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chuyên tiếp nhận và điều trị tất cả các vấn đề thường gặp ở mắt. Mọi quy trình thăm khám tại bệnh viện luôn được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kết hợp cùng trang thiết bị hiện đại. Do đó, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng y tế Vinmec.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Tình trạng trẻ sơ sinh bị rụng lông mi khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy hoang mang và lo lắng. Chính vì vậy, hãy tham khảo chi tiết về tình trạng này về nguyên nhân cũng như cách khắc phục. Ngoài ra, giải đáp cho bạn thắc mắc chúng có nguy hiểm hay ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Trẻ sơ sinh khác những người trưởng thành bởi chưa biết thể hiện cảm xúc nên rất khó để nhận biết trẻ đang gặp vấn đề gì hay đang muốn gì. Chính vì vậy nên đôi khi lông mi rụng vào mắt trẻ sơ sinh nhưng nhiều người lại không hề biết khiến trẻ cảm thấy khó chịu.

Trẻ sơ sinh chưa biết cách thể hiện cảm xúc bên ngoài

Chưa kể đến việc trẻ sơ sinh thường có hệ miễn dịch kém, các bộ phận trên cơ thể đều trong quá trình phát triển nên không phát hiện lông mi rơi vào mắt kịp thời có nhiều nguy hiểm và để lại biến chứng về sau. Một số biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị rụng lông mi rơi vào mắt cho bạn nhận biết bao gồm:

  • Bé quấy khóc, cảm thấy khó chịu và thường xuyên đưa tay lên dụi mắt.
  • Mắt bé đỏ và chảy nước mắt, hoặc thậm chí chảy dịch nhờn, làm mí mắt dính vào nhau.
  • Một số tình trạng nặng hơn có thể làm sưng mắt.

Tùy trẻ sẽ có những biểu hiện ra bên ngoài khác nhau. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bạn cần hết sức cẩn thận và kiểm tra mắt bé thường xuyên. Nếu bắt gặp một trong những tỉnh trạng phía trên cần bình tĩnh để tiếp tục giải quyết thay vì rối rắm.

Có thể bạn chưa biết nhưng trẻ sơ sinh vẫn như chúng ta, với sự phát triển nhanh chóng giữa các tế bào trong cơ thể nên lông mi rụng để thế chỗ cho những sợi mi mới mọc lên.

Tuy nhiên, quá trình này được diễn ra với một tần suất vừa phải, vì vậy khi thấy trẻ sơ sinh bị rụng lông mi quá nhiều, hãy nhanh chóng kiểm tra lại tình trạng sức khỏe cho bé.

Trẻ sơ sinh bị rụng lông mi nhiều thường sẽ để từ 4 nguyên nhân phổ biến

Trên thực tế, có rất nhiều các nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng lông mi rụng nhiều. Phổ biến là một số các nguyên nhân sau đây:

Một trong những nguyên nhân làm cho trẻ sơ sinh bị rụng lông mi nhiều nhất là ảnh hưởng của thói quen dụi mắt của bé. Trong khi lông mi của trẻ sơ sinh rất dễ rụng, mắt nhạy cảm nên việc dùng tay dụi mắt dễ làm mi rụng hơn hết. Chưa kể đến việc tay của bé có chứa nhiều vi khuẩn nên khi tiếp xúc với mắt tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại khác.

Thói quen dùng tay dụi mắt của trẻ sơ sinh làm mi rụng

Nếu bé của bạn đang có thói quen này, hãy khắc phục ngay trước khi xuất hiện những tình trạng xấu cho sức khỏe các mẹ nhé.

Các mẹ thường chỉ tập trung vệ sinh cơ thể, vệ sinh mặt của các bé sơ sinh mà quên rằng mắt cũng là bộ phận được chăm sóc cẩn thận. Nếu không được vệ sinh mắt thường xuyên, bụi bẩn tích tụ ở mắt khiến bé càng cảm thấy khó chịu và làm mi rụng nhiều hơn so với bình thường.

Ngoài những tác động từ bên ngoài vừa đề cập ở hai nguyên nhân phía trên, trẻ sơ sinh bị rụng lông mi còn xuất hiện do mí mắt của bé bị viêm nhiễm. Mí mắt ở trạng thái bình thường sẽ có tần suất mi rụng bình thường, khi mí mắt bị viêm thì mắt cũng trở nên nhạy cảm và yếu hơn, từ đó làm lông mi rụng nhiều hơn.

Nếu cảm thấy mắt của các bé có các biểu hiện bất thường, hãy nhanh chóng kiểm tra và đưa bé đến bác sĩ để được chứa trị nhanh chóng các mẹ nhé!

Một nguyên nhân phổ biến làm mi rụng nhiều hơn so với bình thường ở trẻ sơ sinh là mắt đang trong tình trạng bị nhiễm khuẩn. Có thể thấy mắt bị nhiễm khuẩn làm mắt yếu hơn nhiều so với bình thường. Trong giai đoạn này, nước mắt cũng tiết ra nhiều hơn, từ đó làm lông mi yếu dần và rụng nhiều hơn.

Mắt trẻ sơ sinh yếu hơn nhiều so với người trưởng thành

Ngoài những nguyên nhân vừa đề cập phía trên, tình trạng trẻ sơ sinh bị rụng lông mi còn xuất hiện do sử dụng nhiều Vitamin A trong thuốc điều trị, viêm tuyến bã nhờn, lông mi rụng vào mắt không hay nên mắt khó chịu dẫn đến mi rụng nhiều hơn… Vì vậy, tùy cơ thể khác nhau của mỗi bé mà các nguyên nhân cũng khác nhau.

Nhiều mẹ bỉm sữa khi thấy trẻ sơ sinh bị rụng lông mi nhiều hơn so với bình thường sẽ bắt đầu hoang mang, lo lắng và không biết nên giải quyết như thế nào. Tuy nhiên, hãy bình tĩnh trong mọi tình huống, đặc biệt là trong khi chăm sóc trẻ sơ sinh.

Cần phát hiện tình trạng mi rụng vào mắt trẻ kịp thời để xử lý nhanh chóng

Nếu người trưởng thành có thể giải quyết tình trạng này dễ dàng thì trẻ sơ sinh cần cẩn trọng hơn nhiều. Hãy giúp bé cải thiện việc lông mi rụng nhiều và bảo vệ mắt bằng các thao tác sau đây:

Khi phát hiện mắt bé đang trong tình trạng khó chịu do lông mi rụng, đừng vội sử dụng thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh. Thay vào đó, hãy dùng một tấm khăn bông mềm mại, sạch sẽ thấm nước ấm rồi nhẹ nhàng vệ sinh xung quanh mắt trẻ theo chiều từ trong ra ngoài để làm sạch những dịch nhờn tiết ra. Hành động này cũng góp phần loại bỏ vi khuẩn hiệu quả.

Sau khi xử lý xong các bước vừa nêu, nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để bé được các bác sĩ chuyên khoa xử lý, tư vấn và giải quyết đúng cách. Đặc biệt lưu ý, sau khi vệ sinh mặt cho bé, mẹ hãy rửa tay sạch bằng xà phòng để tránh trường hợp lây từ người sang người ở bệnh viêm mí nhé.

Có thể thấy khi trẻ sơ sinh bị rụng lông mi nhiều hơn so với bình thường, mi rụng vào mắt gây nên nhiều ảnh hưởng xấu. Vì vậy, mẹ bỉm sữa không chỉ cần biết những cách nhận biết hoặc cách giải quyết vấn đề mà nên tìm cách ngăn chặn tình trạng này xảy ra trong cuộc sống hằng ngày.

Các mẹ bỉm sữa nên biết những biện pháp phòng ngừa việc rụng lông mi ở trẻ

Vậy đã bao giờ các mẹ bỉm sữa nghĩ đến những hành động ngăn chặn mi rụng, giúp mi của bé chắc khỏe hơn chưa? Nếu chưa, cùng dừng lại một tí và tham khảo một số biện pháp dù đơn giản nhưng lại hết sức hiệu quả sau đây nhé:

Dù là trẻ sơ sinh hay người trưởng thành vì việc vệ sinh mắt mỗi ngày đều đóng vai trò quan trọng, giúp mắt phát triển tốt nhất. Nếu người trưởng thành có thể tự vệ sinh mắt cho bản thân một cách dễ dàng thì trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cần nhờ sự trợ giúp của người lớn. Chính vì vậy, khi chăm sóc trẻ sơ sinh, các mẹ đừng quên thao tác này.

Để vệ sinh mắt cho bé, hãy sử dụng một chiếc khăn bông mịn, sạch sẽ [nên dùng khăn vệ sinh mắt chuyên biệt] thấm nước ấm và nhẹ nhàng lau qua vùng xung quanh mắt cho bé. Thực hiện hành động lau này từ 2 đến 3 lần đến khi mắt của bé hết các dịch nhờn bám lại bên ngoài.

Đồng thời, không quên kết hợp cùng thao tác massage nhẹ nhàng vùng mắt nhằm kích thích sức khỏe của nang lông mi, hỗ trợ máu huyết lưu thông tốt hơn. Thường xuyên massage còn giúp mắt của bé sáng và phát triển tốt hơn, đồng thời hạn chế được tình trạng trẻ sơ sinh bị rụng lông mi.

Thường xuyên vệ sinh và massage mắt cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Nếu để ý, chúng ta vẫn thường xuyên bắt gặp các bậc phụ huynh cho trẻ sơ sinh tắm nắng. Vậy hành động này có ý nghĩa như thế nào? Trên thực tế, tắm nắng cho trẻ sơ sinh giúp bé hấp thụ một lượng vitamin D dồi dào, thúc đẩy quá trình phát triển của các bộ phận trên cơ thể như mi, tóc và lông.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, thời điểm thích hợp nhất để tắm nắng cho trẻ sơ sinh là từ 6 đến 7 giờ sáng. Thời điểm này nắng nhẹ nhàng, không ảnh hưởng đến làn da của bé. Tuy nhiên, trong quá trình tắm nắng, bạn cũng cần chú ý đến nhiệt độ, nếu tắm dưới ánh nắng quá gắt sẽ gây ra tác động ngược, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Cuối cùng, muốn ngăn chặn trường hợp lông mi rụng quá nhiều, vượt quá tần suất so với bình thường ở trẻ sơ sinh, bạn cần chú ý đến cách chăm sóc sức khỏe từ bên trong. Cụ thể, cung cấp thêm cho bé nhiều các dưỡng chất cần thiết như Vitamin D, C, E, sắt, magie,canxi và kẽm hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển nang lông, tóc, móng.

Ngoài ra, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, khói bụi từ môi trường bên ngoài. Nếu muốn cho trẻ ra ngoài thì không quên che chắn cẩn thận để mi bé luôn được bảo vệ chắc khỏe.

Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển

Những cách chăm sóc trên đây rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị rụng lông mi nhiều. Bên cạnh đó, những việc làm trên còn giúp mắt và sức khỏe của bé được cải thiện đáng kể đấy nhé.

Ngoài ra, khi chăm sóc trẻ sơ sinh, các mẹ bỉm cần thường xuyên kiểm tra các bộ phận trên cơ thể của trẻ để xử lý tình huống kịp thời. Đặc biệt, một tâm lý bình tĩnh, giải quyết vấn đề cũng là yếu tố quan trọng mà các mẹ cần tập luyện.

Bài viết trên vừa giải đáp chi tiết cho tình trạng trẻ sơ sinh bị rụng lông mi cũng như cho bạn nguyên nhân và cách giải quyết hiệu quả. Ngoài ra, bài viết cũng đã giúp bạn biết được những ảnh hưởng và hậu quả của tình trạng này. Hy vọng kiến thức trong bài sẽ hữu ích, đừng quên theo dõi thêm các thông tin khác ở những bài viết tiếp theo của Seoul Spa nhé!

Video liên quan

Chủ Đề