Cách làm mứt dừa bằng đường phèn

Nhiều người vẫn cho rằng mứt dừa là một trong những loại mứt đơn giản, dễ làm nhất vì chỉ cần rửa qua, ngâm đường và sên mứt thôi. Thế nhưng, vẫn có nhiều chị em phải khóc ròng vì sên mứt dừa thế nào đường cũng không kết tinh được, mứt dừa dính, dẻo kẹo mà không biết lý do tại sao. Vậy là phải bỏ cả một mẻ mứt khi đã mất công sức nạo dừa mỏi tay.

Vì thế, chị em có thể tham khảo những thông tin dưới đây để biết cách ngâm và sên mứt dừa chuẩn và mứt có thể kết tinh được như ý muốn nhé:

Ngâm rửa mứt dừa

Sau khi nạo xong, chị em cần nhẹ nhàng rửa cùi dừa với nước 3-4 lần sau đó ngâm nước để cho ra bớt dầu dừa để khi ăn đỡ sực mùi dầu dừa và bớt bị đầy bụng. Thời gian ngâm tùy ý, có thể từ 30 phút đến vài tiếng nếu bạn có thời gian. Hơn nữa, bạn rửa bằng nước ấm thì dầu dừa sẽ ra nhiều hơn là rửa với nước lạnh.

Ngâm đường

Trước tiên, chị em cần lưu ý, không phải lượng đường cho vào ngâm với dừa bao nhiêu cũng được mà nó cần có tỉ lệ gần như chuẩn xác. Đường ít quá không thể kết tinh, còn nhiều quá, đường sẽ kết tinh vón cục, vừa không đẹp mắt lại khiến mứt dừa bị cứng.

Để đường có thể kết tinh chuẩn, với mỗi kg dừa đã nạo sợi xong thì cần ướp với khoảng 500g - 600g đường và ướp tầm 2 tiếng hoặc cho đến khi đường tan hoàn toàn sau đó mới đem sên mứt. Nếu có thời gian, bạn có thể ngâm lâu hơn, cho đến khi cùi dừa có màu trong, không còn màu trắng là được.

Riêng làm mứt dừa non thì 1kg cùi dừa ướp với 400g đường.

Tạo màu

Nếu muốn tạo màu cho mứt dừa, chị em tiến hành luôn trong quá trình ngâm với đường. Các loại nguyên liệu tạo màu tự nhiên cho mứt dừa sẽ gồm có lá dứa [màu xanh], màu vàng [chanh leo], màu cam [cà rốt, cam], màu tím [lá cẩm], màu nâu [cacao hoặc cà phê], màu đỏ [gấc]…

Cụ thể, lá dứa xay chung với nước để lọc lấy nước cốt rồi cho cùng vào với dừa, đường để ngâm. Còn cam vắt nước; cà rốt ép lấy nước; lá cẩm đun với nước để lấy nước cốt; cacao hay cà phê sữa hòa tan pha với chút nước; gấc nạo lấy thịt rồi xay cùng chút nước. Những nguyên liệu tạo màu này sau khi hoàn thành sẽ đem ngâm cùng dừa và đường.

Riêng với chanh leo, do nhiều người không biết đã xay tất cả lên rồi lọc lấy nước. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Vì khi hạt chanh leo vỡ ra, sẽ tạo ra chất keo làm mứt dừa bị dính, không thể kết tinh được. Do đó, khi lấy thịt chanh leo, chỉ lọc lấy nước rồi trộn cùng với dừa và đường để ngâm, chứ không xay nhé chị em.

Sên mứt

Đổ dừa ngâm đường hoặc ngâm cả cùng các chất tạo màu vào chảo rồi đun lửa to cho đến khi mứt sôi lên thì giảm lửa, để cỡ trung bình.

Khi nước đường bắt đầu cạn dần, đường keo lại, đảo thấy nặng tay thì chị em vặn nhỏ lửa ở mức nhỏ nhất, phải đảo liên tục để tránh mứt dừa không bị cháy. Ngoài ra đảo nhẹ tay để sợi mứt không bị đứt. Thời gian này nếu bếp để lửa to nước đường sẽ quá nóng, nhanh chóng chuyển sang màu caramel và không “lại” đường được, mứt dừa sẽ cháy.

Đảo đều tay, lúc dừa bắt đầu xuất hiện hạt đường trắng xung quanh sợi dừa thì tắt bếp, để nguyên mứt dừa trên chảo, đảo liên tục cho đường mau khô kết tinh lại là được. Không nên đun trên bếp đến khi đường kết tinh hết, bởi làm vậy mứt dừa sẽ bị cứng quá, thậm chí là cháy, không dẻo ngon nữa.

Lưu ý, chị em nên dùng chảo to và đáy dày, chống dính để chất lượng mứt dừa được tốt nhất.

Xem thêm các món mứt Tết ngon:

Cách làm mứt dừa khô tại nhà thơm ngon không hề khó như bạn vẫn nghĩ. Món mứt Tết hấp dẫn này không chỉ được dùng kết hợp ăn với chè, đây còn là một món ăn vặt được rất nhiều người yêu thích. Hôm nay, alittleitalian sẽ bật mí cho bạn 3 cách chế biến món mứt dừa khô cực đơn giản tại nhà tha hồ lựa chọn nhé!

Khi bạn mua dừa về làm mứt bạn có thể nhờ người bán dừa tách cùi dừa giúp bạn luôn cũng được nhé.

Trong 100 gram cơm dừa tươi chín vừa có chứa 354 Calo. Còn lượng calo trong cùi dừa non sẽ ít hơn, do cùi dừa non chứa nhiều nước hơn là cùi dừa chín vừa. Tương tự, lượng calo trong cùi dừa già cũng cao hơn, do dừa trở nên cô đặc hơn.

Bên cạnh lượng calo rất lớn này, thì cơm dừa chín vừa còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác. Chúng bao gồm:

Khác với công thức làm mứt dừa non ngon dẻo, cách làm mứt dừa khô tại nhà giòn ruộm cần các thành phần nguyên liệu chính như sau:

  • Dừa khô: 500 gram
  • Đường nâu: 550 gram
  • Nước vôi trong: 1 lít
  • Vani: 3 ống

1.2. Cách làm mứt dừa ngâm nước vôi trong

1.2.1. Sơ chế dừa khô

  • Dừa khô mua về, khoét lỗ nhỏ trên đỉnh, bỏ nước.
  • Dùng cán dao gõ xung quanh để tách cơm dừa ra khỏi vỏ.
  • Sau đó, dùng dao rạch một đường ngang, tách đôi quả dừa và nạo cơm.
Bổ đôi quả dừa lấy phần cơm. Ảnh Internet
  • Dùng dao làm sạch lớp vỏ cứng và ngâm cơm dừa với nước vôi trong khoảng 1 giờ. Cách làm dừa khô tại nhà dùng nước vôi trong ngâm dừa để tăng độ giòn.
  • Sau đó, vớt ra để ráo, rồi thái dừa thành miếng hoặc sợi tùy theo sở thích của mỗi người. Đối với mứt dừa khô, không cần nạo chiều ngang, dài, mỏng, chỉ cần thấy vừa ăn là được.

Xem ngay  Cách làm lạp xưởng bằng ruột heo tươi ngon tại nhà, không bị hôi

Ngâm cơm dừa với nước vôi trong khoảng 1 giờ. Ảnh Internet
  • Trộn cơm dừa với 500 gra

    m đường nâu, ngâm trong khoảng 5 giờ. Đặc trưng của đường nâu có vị ngọt đậm đà, giúp cách làm mứt dừa khô tại nhà cho thành phẩm có màu vàng cánh gián đẹp mắt.

  • Bật lửa lớn, cho toàn bộ hỗn hợp lên chảo.
  • Khi đường bắt đầu sệt lại, điều chỉnh lửa nhỏ và sên đều tay để mứt thấm đều.
  • Đến khi nhận thấy dừa khô ráo, đường bám xung quanh là được.
Sên mứt dừa đều tay. Ảnh Internet 1.2.3. Cách làm mứt dừa khô tại nhà giòn ngon ngày Tết
  • Cho toàn bộ mứt dừa vừa sên xong ra một mặt phẳng, trộn đều với 2 ống vani.
  • Tùy theo sở thích, bạn có thể sấy thêm 10 phút trên chảo để mứt khô hơn nữa.
  • Mứt dừa khô thành phẩm có thể sử dụng ngay hoặc bỏ vào lọ bảo quản dùng lâu.
Tự làm mứt dừa khô ăn Tết nhâm nhi trò chuyện cùng gia đình cũng là ý tưởng tuyệt vời.

2. Hướng dẫn cách làm mứt dừa khô tại nhà bằng phèn chua

Cùng với các nguyên liệu cơ bản ở công thức ban đầu, chỉ cần thay thế nước vôi trong bằng phèn chua, ta sẽ có thêm một lựa chọn để làm mứt dừa khô đơn giản ngay tại nhà. Phèn chua là một nguyên liệu rất thông dụng mà hầu như bếp nhà nào cũng có.

Đây là sự lựa chọn rất hữu ích để làm mứt dừa trong trường hợp không có nước vôi trong. Nhìn chung, cả 2 nguyên liệu này cũng không có gì quá khác biệt về công dụng. Tùy theo điều kiện của từng gia đình mà bạn lựa chọn nguyên liệu phù hợp nhé!

Phèn chua dùng ngâm cơm dừa khô làm mứt giòn ngon. Ảnh Internet

3. Cách làm mứt dừa khô không cần dùng nước vôi trong và phèn chua

Một số gia đình không thích làm mứt dừa khô bằng nước vôi trong và phèn chua nói riêng, trong nấu ăn nấu chung. Bởi vì, họ sợ 2 nguyên liệu này không đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn cách làm mứt dừa khô tại nhà khác nữa rất đơn giản – đó là dùng nước ấm. Cơm dừa sau khi cắt xong, bạn cho vào ngâm trong nước ấm 2 – 3 lần. Mỗi lần ngâm kéo dài 30 phút sẽ giúp loại bỏ sạch dầu dừa. Đồng thời, giúp cơm dừa mềm, nhanh ngấm đường hơn. Bạn cũng có thể cho thêm sữa đặc vào trong lúc sên dừa để tăng độ béo và dậy mùi thơm đặc trưng cho mứt nhé.

Mứt dừa khô thành phẩm. Ảnh Internet

4. Bí quyết làm mứt dừa khô tại nhà mà cực ngon ngày Tết

  • Nếu muốn làm mứt dừa 5 màu sắc hấp dẫn hơn, bạn có thể dùng thêm nguyên liệu tạo màu tự nhiên. Ví dụ: nước cốt lá dứa giúp tạo màu xanh, hay làm mứt dừa atiso có màu đỏ vô cùng kích thích. Tùy khẩu vị, hãy chọn nguyên liệu thích hợp nhé.
  • Cách làm mứt dừa khô tại nhà cần lưu ý chọn dừa khô trái già. Hơn nữa, dừa càng có cùi dày, chắc khỏe càng tốt.
Chọn dừa khô có cùi càng dày, cứng, càng làm mứt ngon.

Cách làm mứt dừa khô tại nhà vừa giúp tiết kiệm chi phí, đảm bảo nguồn gốc nguyên liệu tươi chất lượng, lại không tốn quá nhiều thời gian chỉ với vài bước chế biến đơn giản.

5. Làm mứt dừa bằng nồi chiên không dầu

Ảnh: Internet

  • Dừa xiêm non: 1 kg
  • Sữa tươi có đường: 200 ml
  • Đường: 400 – 500 gram

Nếu bạn làm số lượng mứt dừa lớn, hãy căn chỉnh lượng đường và sữa tăng lên cho phù hợp nhé!

Dừa mua về rửa sạch, bạn gọt bớt phần vỏ nâu bên ngoài đi, thái dừa thành từng miếng, dùng khuôn cho miếng dừa được đẹp mắt. Hoặc bạn cũng có thể nạo thành những sợi nhỏ dài, kích thước ngang tầm chiếc đũa. Vì mình thấy nếu thái thành miếng thì thời gian sên mứt sẽ lâu hơn so với bào sợi đấy.

Cách làm mứt dừa non bằng nồi chiên không dầu

Tiếp đó, bạn đem dừa đã thái đi rửa sạch với nước, phần dầu dừa ở trong miếng dừa rất nhiều, vì vậy bạn phải ngâm và rửa cho đến khi nào nước trong, không đục nữa thì mới chứng tỏ là dừa đã ra hết dầu.

Lưu ý: Nếu dừa vẫn còn dầu mà bạn mang đi làm mứt ngay thì mứt sẽ nhanh bị hỏng, không bám đường và bị ẩm ướt.

Bạn đun sôi 1 nồi nước trên bếp, khi nào nước sôi thì bỏ dừa vào trụng sơ khoảng 1 phút rồi vớt ra ngay, đổ vào rổ cho nhanh ráo nước. Để dừa nghỉ 10-20 phút cho dừa khô hoàn toàn nhé mọi người.

Ảnh: Internet

Khi dừa đã khô, bạn cho đường và sữa tươi vào ướp cùng dừa. Nếu bạn không thích làm mứt dừa non bằng nồi chiên không dầu màu trắng, hoặc muốn làm nhiều màu khác nhau cho đẹp thì có thể bổ sung các loại bột như bột trà xanh, bột cacao, bột hoa đậu biếc hoặc bột atiso để mứt dừa non có nhiều màu nha.

Lưu ý: Không nên cho quá nhiều phẩm màu[tối đa 10% lượng đường ướp mứt dừa] nếu không mứt dừa sẽ dễ bị cháy. Mứt dừa này bạn nào không thích ăn ngọt thì giảm đường, còn nếu ăn ngọt thì tăng đường nha. Vì chúng ta có cho thêm cả sữa tươi có đường nên mọi người cân nhắc và lưu ý nhé.

Bạn ướp đường. sữa với dừa khoảng 3-5 tiếng cho đường tan hết, cứ cách 30 phút thì bạn lại xóc nồi 1 lần để đường tan và thấm đều hơn. Nhiều bạn hỏi mình không cho sữa có sao không, thì thực ra cũng không cần nhưng mà mình muốn cho sữa để mứt cho mùi béo ngậy hơn.

Trước khi sên mứt, bạn hãy đặt vào trong nồi chiên 1 tờ giấy bạc và set nhiệt độ 180 trong 5 phút để làm nóng nồi.

Khi nồi đã nóng và ổn định nhiệt, bạn lần lượt rải mứt dừa vào nồi, thêm 1 ít nước đường ngâm dừa cho đỡ khô.

Ảnh: Internet

Bật nhiệt độ 130 độ trong 5 phút. Sau 5 phút lại mở ra đảo lại lần 2. Sau lần này thì giảm nhiệt còn 90 độ 3 phút đảo 1 lần. Khi nào thấy mứt dừa non khô lại thì được. Tùy vào công suất mỗi loại nồi chiên mà mọi người nên kiểm tra và điều chỉnh thường xuyên cho hợp lý nhé.

Trong quá trình làm mứt dừa non bằng nồi chiên không dầu, bạn có thể mở nồi ra mà không cần rút điện hay ngắt nhiệt. Cứ rút ra bình thường, khi nào lật mứt xong lắp nồi vào thì nó sẽ tiếp tục chạy bình thường.

Khi mứt dừa khô đến 95%, bạn lấy ra và phơi ở 1 cái mâm hoặc 1 mặt phẳng sạch cho nguội hoàn toàn. Mứt dừa ăn vừa ngọt vừa thơm, không quá đậm vị đường mà còn thoang thoảng mùi dừa non. Thế này thì đúng là ăn đứt ngoài hàng rồi.

Ảnh: Internet

Mứt dừa non làm bằng nồi chiên không dầu này bạn có thể bảo quản được tầm 1 tháng nếu để trong ngăn mát tủ lạnh nhé. Khi bảo quản mứt dừa non, bạn nên để vào lọ thủy tinh hoặc túi nilong, tránh để mứt tiếp xúc với không khí, ánh nắng mặt trời hoặc nước. Điều này sẽ làm mứt nhanh hỏng.

Cách làm dừa sấy khô không đường

Cách chọn nguyên liệu

Mứt dừa sấy khô hay còn gọi là mứt dừa sấy giòn làm bằng cùi dừa già. Các bạn nên nhớ chọn loại cùi dừa càng già càng tốt nhé. Mình hay chọn bằng cách khi mua dừa ở chợ mình vạch ra xem. Trên đầu quả dừa thấy có nhú mầm thì mình lấy. Loại này làm mứt hay làm dầu dừa đều ngon. Dừa già khi làm sẽ giòn ngon hơn.

Nguyên liệu chuẩn bị để làm dừa sấy.

  • Cùi dừa : 1kg
  • Đường vàng : 1kg
  • Đường trắng : 200gr
  • Vani : 1 ống

Khâu vất vả nhất là cạy lấy phần cùi dừa. Cách cạy lấy cùi dễ dàng nè.

  • Cách 1 : đục lấy hết nước, cho vào lò nướng để nhiệt độ 170ºC nướng trong 30 phút. Để lò tự nguội rồi lấy ra gõ nhẹ là dừa tự bung ra. Nếu không có lò nướng có thể hơ trên bếp ga, hơ bếp ga thì chặt quả dừa ra làm đôi rồi mới hơ.
  • Cách 2 : lấy hết nước trong dừa ra rồi để trong ngăn đá tủ lạnh qua đêm. Bạn lấy ra gõ xung quanh vỏ là dừa bung ra. Cách này mất thời gian chờ nhưng tách được cả phần vỏ nâu luôn không cần gọt lại.

Cách làm dừa sấy khô không đường

Cách làm dừa sấy giòn đơn giản tại nhà

Sơ chế nguyên liệu.

Pha 50g vôi với 2 lít nước khuấy đều cho vôi tan hết nhé. Sau đó để qua đêm cho vôi lắng xuống, vớt lấy phần nước trong ở trên. Với 1kg dừa chỉ cần vớt khoảng 1 lít nước vôi là đủ rồi. Khuấy đều tay nhiều để khi vôi không bị động làm đục nước các bạn nhé. Nếu không có nước vôi bạn cũng có thể dùng phèn chua pha với nước cũng được.

Cách làm dừa sấy khô

Cùi dừa các bạn đem rửa sạch, sau đó đem ngâm vào nước vôi trong khoảng 2 giờ. Bước này có thể để cùi dừa nguyên miếng hay thái ra đều được nhé. Món dừa sấy khô có giòn hay không quan trọng ở bước này nha.

Các bạn vớt dừa ra rửa lại thật sạch, rửa năm sáu nước cho đảm bảo. Sau đó các bạn đem thái lát mỏng, không cần thái dài như làm mứt đâu. Thái vừa miếng theo thớ dừa để khỏi bị gãy nát nhé.

Các bước thực hiện món dừa sấy khô.

Ướp dừa :

Ướp phần dừa đã sơ chế xong với 1kg đường vàng. Đảo cho đường bám đều lên dừa rồi để khoảng 6 giờ cho đường tan hết và ngấm vào dừa. Đường vàng giúp màu dừa sấy khô sẽ hơi vàng đẹp mắt hơn. Không dùng phẩm màu nhé các bạn.

Nấu:

Sau khi ướp và thấy đường đã tan hết tiếp tục đem dừa nấu chín. Cho thêm một ít nước vào nấu lửa vừa cho cạn bớt nước. Chú ý khi nước gần cạn hết bạn giảm cho thật nhỏ lửa kẻo đường bị chạy nhé. Cho 1 ống vani vào và canh nước gần rút hết thì tắt bếp.

Sấy khô dừa:

Chờ dừa nguội bớt bạn cho dừa ra khay, lót một lớp giấy nến để dừa không bị dính vào khay.

Sấy bằng lò nướng : cho dừa vào khay nướng bánh, lót giấy bạc hay giấy nến đều được.Chọn sấy lửa trên, sấy ở nhiệt độ 100ºC trong 20 phút, sau đó đảo mứt và sấy tiếp 20 phút nữa là dừa khô.

Chú ý : sấy bằng lò nướng khi đảo bạn rút điện nguồn rồi mới đảo nhé. Lò nướng sử dụng một thời gian khi dính nhiều dầu mỡ hay bị rò rỉ điện ra vỏ máy.

Khi làm dừa sấy bằng 2 cách trên bạn nên quan sát liên tục vì dừa có ướp đường rất dễ bị cháy khét nhé.

Món mứt dừa khô có vị ngọt vừa, giòn ruộm, nhai vào tan đều trong miệng, giúp cho những câu chuyện kể bên gia đình ngày Tết thêm đậm đà hương vị, rôm rả niềm vui và hạnh phúc. Nếu yêu thích món ăn vặt hấp dẫn này, hãy chọn thực hiện ngay một công thức nấu ăn phù hợp ngay trên đây, bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề