Cách làm hủ tiếu bột lọc

Sợi hủ tiếu khô dai và ngon nhất

Nguồn gốc của sợi hủ tiếu khô

Hủ tiếu khô còn được viết là hủ tíu khô, là món ăn dùng chế phẩm gạo dạng sợi, hủ tiếu khô phát triển rất mạnh ở miền Nam Việt Nam từ những năm 50, đặc biệt là tại Sài Gòn, rất dễ tìm thấy 1 quán hủ tiếu trên đường phố hoặc xe hủ tiếu đẩy ở đầu hẻm. Có thể nói Hủ tiếu khô là món ăn đặc trưng tại đây, tương tự như Phở ở Hà Nội thời trước. Hủ tiếu khô thường là món ăn sáng hoặc ăn tối, người miền Nam ít ăn trưa với hủ tiếu.

Quy trình sản xuất để có sợi hủ tiếu khô dai ngon

Quy trình sản xuất hủ tiếu khô để tạo được sợi hủ tiếu vừa Dai, Ngon thì ngoài quy trình tiên tiến trong đó kết hợp dùng tinh bột biến tính E1412 làm tăng độ dai và bảo quản sợi hủ tiếu khô lâu hơn. Sau đây Vinastarch xin giới thiêu quy trình sản xuất hủ tiếu khô sợi.

1. Nguyên liệu để sản xuất hủ tíu khô

Nguyên liệu chính để sản xuất hủ tiếu khô là gạo và tính bột biến tính, hai nguyên liệu này sẽ được kết hợp tùy vào từng cơ sở sản xuất sẽ có công thức khác nhau thì sẽ cho ra sợi hủ tíu khô ngon và dai khác nhau, đó cũng được coi là một phần bí quyết để có sợi hủ tiếu khô dai và ngon

2. Ngâm gạo đẻ làm hủ tiếu khô

Để sản xuất hủ tiếu khô công đoạn đầu tiên là ngâm gạo, công đoạn này giúp hạt gạo mềm, dễ xay mịn, trong khi ngâm, nước sẽ ngấm vào hạt gạo [Hydrat Hóa] làm mềm hạt gạo.

3. Xay gạo để làm hủ tiếu khô:
Quá trình xay sẽ giải phóng các hạt tinh bột trong gạo, chuyển khối gạo thành khối đồng nhất và mịn, sẽ giúp quá trình tráng hủ tiếu được dễ dàng và bề mặt của bánh được mịn và khả năng hút nước đồng đều khi nấu sau này.

xay bột để làm hủ tiếu khô

4. Lọc bột để làm dủ tiếu khô :
Sau khi xay ta sẽ thu được bột gạo, do tỉ lệ nước bổ sung khi xay khác với tỉ lệ pha bột để tráng bánh và thường không đều giữa các mẻ, nên ta cần lọc để lấy lại tinh bột. Nếu sản xuất hủ tiếu khô với lượng lớn ta nên dùng cách lắng và gạn nước.
5. Pha trộn bột để làm hủ tiếu khô:
Pha bột là một quá trình quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hủ tiếu. Khi quá trình hồ hóa xảy ra, tinh bột sẽ hút nước để trương nở và hình thành cấu trúc mạng. nếu cho nước quá ít, tinh bột không đủ nước để trương nở sẽ làm hủ tiếu bị cứng, khi phơi khô. Nếu cho nước quá nhiều khi hồ hóa, các hạt tinh bột nở quá lớn, làm cho màng bở, không dai, không thể cắt sợi. để tăng thêm độ dai và làm trong sợi hủ tiếu, người ta thường bổ sung tinh bột khoai mì, tinh bột biến tính.
6. Tráng hủ tiếu khô:
Bột sau khi được hòa với nước ở tỉ lệ nhất định sẽ được tráng lên mặt vải. Các mạch tinh bột cũng có thể liên kết với protein có trong gạo và bột khoai mì giúp tăng cường độ bền chắc của cấu trúc màng.

Máy tráng hủ tiếu khô

7. Phơi hủ tiếu lần 1:
Quá trình làm khô sẽ làm ráo và cố định hình dáng bánh, giúp tạo sự thuận tiện cho quá trình cắt.

Máy sấy hủ tiếu khô

8. Cắt sợi hủ tíu khô :
Nhằm mục đích tạo hình sợi cho hủ tiếu.

Máy cắt hủ tiếu khô

9. Phơi Khô:
Làm khô sẽ giảm lượng nước trong bột, ức chế sự phát triển của vi sinh vật, giúp kéo dài thời gian bảo quản cũng như tạo điều.

10. Thành phẩm hủ tiếu khô:
Đóng gói hủ tếu khô và đưa vào bảo quản chờ xuất hàng hóa.

Những vùng miền sản xuất hủ tiếu khô ngon nhất hiện nay

Một số vùng sản xuất hủ tiếu khô nhon nhất hiện nay như hủ tiếu khô Tây Ninh, hủ tiếu khô Sa Đéc, hủ tiếu khô Đồng Nai

Nhũng món ăn sử dụng hủ tiếu khô

Hủ tiếu khô với nước Lèo

Hủ tiếu với nước lèo

  • Hủ tiếu khô trộn với nước sốt
  • Hủ tiếu khô trộn

    Thông tin liên hệ muasợi hủ tiếu Vinastarch

    Điện thoại: 0931 489 363
    Hotline: 0985 21 41 31
    ĐC: 255 Hoàng Hoa Thám, P14, Tân Bình, Tp.HCM
    Email:
    Website: hutieumiennam.com

Bình luận

Video liên quan

Chủ Đề