Cách làm cà na ngâm đường ngon nhất

Nếu như người miền Bắc kết nhất sấu dầm, bạn trẻ Nam thích ăn vặt với me, xoài, cốc ngâm thì người miền Tây lại kết nhất là trái cà na ngào đường chua chua, chát chát.

Trái cà na [người miền Bắc gọi là quả trám xanh] được xem là đặc sản của miền Tây sông nước vì không phải lúc nào cũng có cà na, muốn ăn cà na phải chờ vào khoảng thoáng 8, 9, thời điểm này cũng là mùa nước lũ dâng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Cà na ngào đường tưởng chừng đơn giản nhưng lại là cả một kì công, để trái cà na vừa ngon mà không bị nát là tuỳ thuộc rất nhiều vào tay nghề cùng kinh nghiệm của người ngào.

Đầu tiên phải đem cà na rửa thật sạch, dùng dao cắt phần đầu và đuôi trái cà na, kế đến dùng dao khứa bốn đường đều nhau nơi phần cơm từ trên xuống dưới. Sau đó ngâm cà na vào muối khoảng 2 tiếng, rồi xả lại với nước lạnh hai lần để giảm bớt vị chát của cà na.

Dùng tay vắt nhẹ cà na cho thật ráo. Sau đó, trụng cà na qua nước sôi hai lần, kế tiếp xếp cà na vào một chiếc keo, cuối cùng là đổ nước đường đã nấu vào keo, chờ cà na ngấm khoảng một ngày là có thể để dành ăn từ từ được.

Đây chính là phương pháp mà Cao Nghệ Fruit chế biến nên món mứt cà na thơm ngon, giữ được độ chua ngọt dai mà không bị ngán.

Lưu ý : Bạn nên bảo quản cà na ngào đường trong tủ lạnh sẽ để được lâu và khi ăn sẽ giòn ngon hơn nhé.

Hỏi đáp

Nguyên liệu

Cà na 4 kg [lựa chọn lại còn tầm 3 kg]

0,7 kg muối thường

2.5 kg đường

Muối tôm, ớt

Cà na còn có tên gọi là quả trám. Ảnh: Internet.

Cà na có hình trứng, dài khoảng 3 cm, nhọn ở đầu. Quả khi già có màu xanh đậm, vị chát, khi chín có màu xanh nhạt, vị chua. Thịt quả dày bên trong có hạt cứng. Mùa hoa vào tháng 10 – 3 năm sau. Mùa quả vào tháng 7 – 9 hàng năm.

2. Công dụng của trái cà na

Theo y học cổ truyền cà na là vị thuốc bổ máu, hỗ trợ lọc máu, chữa đau răng, dị ứng sơn, giải rượu, chữa cổ họng sưng đau, có nhiều đờm. Một số công dụng của trái cà na có thể kể đến như:

  • Điều trị viêm Amidan, ho ra nhiều đờm
  • Làm thuốc chữa, cổ họng, yết hầu sưng đau
  • Trái cà na chín có thể chữa an thần, chữa động kinh
  • Vỏ cây cà na có thể chữa đau răng, dị ứng sơn
  • Tăng cường hệ thống hóa và khả năng hấp thụ thức ăn
  • Nhân hạt cà na có thể trị giun và hóc xương
  • Chữa viêm ruột, kiết lỵ, tiêu chảy
  • Cà na chứa hàm lượng dinh dưỡng cao cho cơ thể như sắt, canxi, vitamin C. Chính vì thế đây là loại quả rất thích hợp cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người trung niên bị suy nhược cơ thể.

Cà na có nhiều công dụng chữa bệnh và còn được làm thành món ăn vặt hấp dẫn cho tuổi teen. Ảnh: Internet.

  • Bên cạnh những công dụng chữa bệnh, cà na còn được xem như là món ăn vặt khoái khẩu của các bạn học sinh. Cà na có thể ăn trực tiếp hoặc dùng để muối theo nhiều cách khác nhau. Một số cách chế biến cà na có thể kể đến như cách làm cà na ngào đường, cà na ngâm chua ngọt, cà na ngâm muối ớt, cà na ngào cay, cà na sên đường.

3. Cách làm cà na ngào đường cát, muối tôm ngon nhất

3.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • 3kg cà na
  • 2.5 kg đường cát [hoặc dùng đường phèn nghiền nhuyễn]
  • 7 gram muối
  • Ớt bột, muối tôm

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm cà na ngào đường. Ảnh: Internet.

3.2. Cách làm cà na ngào đường cát với muối tôm giòn ngon không bị chát

3.2.1. Cách sơ chế quả cà na làm món ăn vặt ngào đường

  • Cà na mua về lựa những trái xanh, không bị hư hay sâu đục.
  • Rửa cà na cho sạch hết bụi bẩn và mủ bám bên ngoài vỏ rồi để cho ráo nước.
  • Dùng dao khứa vài đường lên phía ngoài cà na cho ra bớt chất chát và giúp cà na mau thấm gia vị khi ngào.
  • Cho muối vào một thau nước và cho cà ngan vào ngâm. Dùng một đồ vật nặng nè lên để cà na ngập trong nước.
  • Ngâm cà na trong nước muối qua đêm cho cà na ngấm muối và bớt chất nhớt.
  • Sau một đêm, bạn vớt cà na ra và lửa lại vài lần với nước cho sạch. Dùng tay bóp cà na cho để giảm bớt vị mặn của muối và vị chua chát trong trái cà na.

Dùng dao khứa vài đường bên ngoài rồi ngâm cà na trong nước để giảm bớt vị chua và chát. Ảnh: Internet.

3.2.2. Tiến hành làm cà na ngào đường

  • Bắc nồi lên bếp, cho nước vào đun sôi rồi cho cà na vào luộc trong 10 phút. Sau đó vớt cà na ra và cho ngay vào thau nước lạn, bóp thêm khoảng 2 lần nữa.
  • Tiếp theo vớt cà na ra rổ để cho ráo nước.
  • Cho 1,5 lít nước cùng đường cát vào một cái nồi bắc lên bếp nấu sôi cho đường tan hết.
  • Tiếp theo cho cà na vào nồi hạ lửa vừa.
  • Đảo đều tay cà na cho đến khi thấy nước đường ngấm toàn bộ vào cà na thì tắt bếp.
  • Đổ toàn bộ cà na ra âu cho hết nóng và có thể thưởng thức ngay.
  • Nếu muốn ăn cà na ngào đường cay bạn có thể cho thêm ớt bột vào đảo đều.
  • Để bảo quản cà na bạn cho cà na vào bình thủy tinh bỏ vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
  • Khi thưởng thức cà na, bạn cho cà na ra tô hoặc dĩa và dùng tăm, nĩa để ăn.

Các công đoạn làm cà na ngào đường. Ảnh: Internet.

  • Cà na ngào đường khi ăn sẽ thấy vị chua chua của cà na, vị ngọt của đường xen vào đó chút mặn của muối. Nếu thêm chút muối ớt, vị cay sẽ khiến bạn thêm ngon miệng hơn.

4. Một số lưu ý nhỏ để làm cà na ngào đường đúng cách

  • Khi chọn cà na làm cà na ngào đường bạn không nên chọn những quả còn quá non sẽ dễ bị chát, chọn quả chín quá sẽ bị bở. Nên ưu tiên chọn những trái cà na vừa già tới, có màu chín hơi vàng, bóp thử không thấy mềm khi ngâm sẽ ngon hơn.
  • Cà na ngâm trong nước muối sẽ giúp làm giảm vị chua và chát giúp thành phẩm thêm ngon hơn.
  • Khi cà na luộc vừa chín tới phần thịt sẽ dễ dàng tách ra khỏi hạt giúp cà na mềm, dẻo và ngon hơn.
  • Tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi người mà bạn có thể tăng giảm lượng đường ngâm cà na.

Cà na ngào đường nên chọn trái vừa già tới để không bị chát và cũng không quá mềm. Ảnh: Internet.

Như vậy chỉ với vài bước đơn giản bạn đã có ngay một hũ cà na ngào đường căng bóng hấp dẫn rồi. Miếng cà na giòn giòn hòa quyện đủ vị chua, cay, mặn, ngọt thêm chút chát nhẹ tạo cảm giác cuốn hút khiến gia đình bạn thích mê. Mùa cà na sắp đến rồi, hãy lưu ngay cách làm cà na ngào đường trên đây để về làm món ăn vặt cho cả nhà nhé.

Hồng Ngọc

Video liên quan

Chủ Đề