Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí lớp 9

=> Cùng theo dõi tiếp các bài soạn văn lớp 9 tại đây: soạn văn lớp 9

Cũng giống như các kiểu văn nghị luận khác chúng ta đã học, văn nghị luận về tư tưởng đạo lí cũng có cách làm theo trình tự nhất định. Bằng việc trả lời các câu hỏi và làm bài tập trang 51 SGK Ngữ văn 9 tập 2, các em sẽ lần lượt được tìm hiểu trình tự làm một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí có gì giống và khác so với các kiểu văn nghị luận khác. Để giúp các em giải quyết các vấn đề còn vướng mắc trong khi soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, chúng tôi cung cấp lời giải chi tiết các bài tập cho em, các em theo dõi tài liệu soạn văn lớp 9 phần soạn bài này để tìm hiểu nội dung chi tiết.

Mục lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

SOẠN BÀI: cách làm NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ, NGẮN 1

SOẠN BÀI: cách làm NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ, NGẮN 2

I. Đề bài nghị luận về một ố vấn đề tư tưởng, đạo lý 

a. Các đề bài trên có điểm giống nhau là:

- Đều viết về vấn đề tư tưởng, đạo lý 

- Các đề 1, 3,10 đều đưa ra vấn đề cụ thể. Còn các đề còn lại không nêu yêu cầu rõ ràng nhưng người viết cần tự biết cách giải thích, chứng minh và bàn luận 

b. Các đề bài tương tự như:

- Đoàn kết là sức mạnh 

- Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao 

- Suy nghĩ về câu nói: 

Gạo đem vào giã bao đau đớn

Gạo giã xong rồi trắng tựa bông

Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công.

[Hồ Chí Minh]

 ……..

II. Luyện tập 

Lập dàn ý cho đề 7, mục I

a. Mở bài: 

- Giới thiệu và khái quát ý nghĩa của tự học.

- Dẫn ra câu nói

b. Thân bài: 

- Giải thích câu nói [nghĩa đen, nghĩa bóng].

- Biểu hiện của tinh thần tự học [dẫn chứng qua các nhân vật nổi tiếng như Nguyễn Hiền, ….]. 

- Ý nghĩa của tinh thần tự học trong đời sống hôm nay của mỗi người học sinh 

- Học tập là quá trình cả đời, cần có ý thức tinh thần tự học. 

c. Kết bài 

- Khẳng định sự cần thiết của ý thức tự học và liên hệ với bản thân.

------------------HẾT--------------------

Nội dung hướng dẫn soạn bài sau, chúng ta cùng học cách soạn bài Mùa xuân nho nhỏ, các em nhớ theo dõi.

Ngoài ra, Phân tích đoạn trích chị em Thúy Kiều là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tớ với phần So sánh hình ảnh người lính cách mạng ở bài thơ Đồng chí và Tiểu đội xe không kính để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn lớp 9 của mình.

Hướng dẫn Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí được biên soạn dựa trên nội dung chương trình bài học trong SGK, tham khảo bài soạn, các em không chỉ biết cách nhận diện đề bài mà còn biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí Nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5: Nghị luận xã hội, Ngữ văn lớp 9 Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện [hoặc đoạn trích], Ngữ văn lớp 9 Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học, soạn văn lớp 9 Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6, văn nghị luận, soạn văn lớp 8

Trước khi đi đến chi tiết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí riêng, mời các em học sinh cùng điểm qua những yêu cầu về dạng bài văn này. Thông thường, các đề thi sẽ yêu cầu nghị luận về tư tưởng, nghị luận về phẩm chất, tính cách như tính trung thực, lòng nhân ái, sự dũng cảm… Hoặc dạng nghị luận về lối sống: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Tôn sư trọng đạo”…

1.1. Cách làm mở bài bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

  • Học sinh cần giới thiệu được vấn đề cần nghị luận và vai trò, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí đó trong cuộc sống.
  • Trong vấn đề nghị luận có thể được chia làm hai loại: [1] Mang tính thời sự. [2] Mang tính xuyên suốt thời gian.
  • Với đề bài có trích dẫn thì học sinh cần viết lại phần trích dẫn này chính xác. Bên cạnh đó các em nhớ đặt trích dẫn này trong dấu ngoặc kép nhé.

1.2. Cách làm thân bài bài văn nghị luận tư tưởng, đạo lí

  • Học sinh cần trình bày từng đoạn nhỏ để các ý, các luận điểm. Đây là bước quan trọng để người chấm thi dễ dàng cho điểm.
  • Thân bài nên chia thành nhiều đoạn cho dễ đọc. Đồng thời mỗi đoạn sẽ giúp bài văn mạch lạc, sáng rõ, thẩm mỹ hơn.
  • Học sinh cần áp dụng các thao tác lập luận phù hợp. Cụ thể như sau: [1] Giải thích vấn đề [giải thích các từ ngữ quan trọng, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật…]. [2] Bình luận [Nêu quan điểm của bản thân về vấn đề]. [3] Chứng minh [Đưa lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục cho quan điểm đã nêu]. [4] Bàn luận mở rộng [bổ sung suy nghĩ].
  • Cần liên hệ bản thân và rút ra bài học. Phần cuối thân bài các em nhớ liên hệ với thực tế và bản thân để rút ra bài học về nhận thức và hành động cụ thể nhé.

1.3. Cách làm kết bài

  • Khẳng định lại vấn đề.
  • Nêu ra ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí cần nghị luận trong cuộc sống hằng ngày.
Đề thi nghị luận về tư tương, đạo lí thường có ở kỳ thi chuyển cấp lên lớp 10. Ảnh: Internet

2. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí tinh thần tự học

Trong các đề thi nghị luận về tư tưởng đạo lí thì tinh thần tự học được ra khá nhiều. Dưới đây là cách làm văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí tinh thần tự học mà chúng tôi giới thiệu để các em tham khảo.

2.1. Tìm hiểu đề và tìm ý

  • Vấn đề nghị luận là bàn về tinh thần tự học.
  • Học sinh cần tìm các ý bằng cách đặt câu hỏi: Tự học là gì? Tại sao phải tự học? Tự học có tác dụng, ưu thế gì? Người có tinh thần tự học là người như thế nào? Em đã biết đến những tấm gương tự học nào? Em đã có tinh thần tự học chưa?

2.2. Lập dàn ý bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí tinh thần tự học

Sau khi tìm hiểu đề, tìm ý xong, các em học sinh hãy lập dàn ý chi tiết. Cụ thể dưới đây là một vài gợi ý của chúng tôi.

2.2.1. Cách làm mở bài

  • Trong nhà trường, ngoài việc tiếp thu kiến thức do các thầy cô truyền đạt, người học sinh cần có biện pháp mới có thể giỏi được.
  • Một trong số những biện pháp có kết quả là phương pháp tự học.

2.2.2. Cách làm thân bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí tinh thần tự học

  • Giải thích: Tự học nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn. Tự học là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.
  • Chứng minh: Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng.
  • Phê phán: Những kẻ không tự học thường không kịp thời nắm bắt kiến thức.
  • Đánh giá: [1] Việc tự học ở nhà của người học sinh thường là soạn bài, làm bài, học bài, xem trước bài mới. [2] Người học lên kế hoạch cho mình, học vào lúc nào, học những gì? Cài gì trước, cái gì sau. [3] Học sinh chuẩn bị bài trước khi vào lớp sẽ dễ hiểu hơn,sẽ trả lời được các câu hỏi của thầy cô đặt ra, đồng thời tạo ra hứng thú hơn trong việc học.
  • Khẳng định: Tự học là cách giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức. Qua đó, giúp chúng ta năng động hơn trong học tập. Ngoài ra việc tự học còn thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học, làm chủ chính mình.

2.2.3. Cách làm kết bài

  • Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.
  • Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.
  • Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.
Với đề bài nghị luận tư tưởng đạo lí học sinh cần tìm ý, lập dài bài chi tiết. Ảnh: Internet

3. Hướng dẫn cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí uống nước nhớ nguồn

Ngoài nghị luận về tinh thần tự học thì hiện nay nghị luận về tư tưởng đạo lí uống nước nhớ nguồn cũng thường xuyên xuất hiện trong đề thi. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo, lí này cụ thể như sau.

3.1. Cách làm mở bài

  • Giới thiệu về câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”.
  • Khẳng định đây là truyền thống quý báu của dân tộc ta.

3.2. Cách làm thân bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí về uống nước nhớ nguồn

  • Giải thích: [1] Uống nước theo nghĩa bóng là là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gì hết. Nguồn là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dùng để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng được. Như vậy, qua đó nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước.
  • Chứng minh: Trong cuộc sống các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc, không do sức lao động của con người tạo nên. Của cải có hôm nay là do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng.
  • Khẳng định: Lòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn.
  • Đánh giá: Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc. Bên cạnh đó, cần bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước. Ngoài ra chúng ta cũng cần gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài. Hơn thế, cuộc sống hôm nay cần tiết kiệm, tránh lãng phí thành quả cha ông để lại.
  • Phê phán những biểu hiện đi ngược lại với đạo lí, sống vô ơn.

3.3. Cách làm kết bài văn nghị luận

  • Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”.
  • Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ.
  • Liên hệ bản thân đã sống như thế nào.
Nghị luận về tư tưởng đạo lí thường xuất hiện trong đề thi. Ảnh: Internet

Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là một cách làm bài văn dễ gặp nhất. Mặc dù dạng đề này khá dễ đạt điểm trung bình, nhưng để có điểm số cao học sinh cần làm đủ ý, viết hay. Hy vọng với những gợi mở ở trên sẽ giúp các em hoàn thành bài thi của mình thật tốt nhé!

Đức Lộc

Video liên quan

Chủ Đề