Cách hiểu về trải nghiệm trong môn toán

Môn Toán ở Tiêu học là môn học quan trọng, góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Tất cả các kiến thức kĩ năng của môn Toán đều được ứng dụng trong thực tế cuộc sống và rất cần thiết cho người lao động. Toán học có liên hệ mật thiết với thực tiễn và có ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học, công nghệ cũng như trong sản xuất và đời sống. Với vai trò đặc biệt, Toán học trở nên thiết yếu đối với mọi ngành khoa học, góp phần làm cho đời sống xã hội ngày càng hiện đại và văn minh hơn. Bởi vậy, việc rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn là điều cần thiết đối với sự phát triển của xã hội và phù hợp với mục tiêu của Nghị Quyết số 29 – NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạocủa giáo dục.

Việc lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào giáo dục các môn học, đặc biệt trong môn Toán, là một trong những hình thức đổi mới phương pháp dạy học. Bởi lẽ học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm tức là hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tế giúp các em tìm ra kiến thức và vận dụng được kiến thức vào cuộc sống. Đồng thời, là sự khởi nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng của học sinh thành hiện thực để các em thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình. Ngoài ra, việc dạy học với các hoạt động trải nghiệm còn giúp học sinh thích thú hơn với việc tự mình lĩnh hội kiến thức, “học mà chơi, chơi mà học” …

Trải nghiệm trong dạy học nói chung và trong môn Toán nói riêng có thể được tiến hành trên cả ba hoạt động: Trải nghiệm suy nghĩ, ý tưởng; Trải nghiệm lời nói; Trải nghiệm hành động.

Trong mỗi tiết dạy, nếu các em được trải nghiệm đầy đủ theo các hoạt động trên, các em không chỉ nắm vững kiến thức, năng động, sáng tạo mà còn góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù.Thông qua các hoạt động trải nghiệm, các em được khám phá bản thân, rèn luyện bản thân, phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và cả người thân trong gia đình. Đặc biệt, ngôn ngữ toán học được chuẩn xác, khả năng lập luận trở nên logic, tư duy phát triển; kích thích thái độ học tập tích cực, phát huy tính năng động, sáng tạo.

.jpg]

.jpg]

.jpg]

Thực hiện kế hoạch chuyên đề của học kỳ II, năm học 2020- 2021, Ban chuyên môn trường Tiểu học Lương Điền đã triển khai chuyên đề “ Tăng cường dạy học trải nghiệm môn Toán ở Tiểu học”. Tháng 1/ 2021, chuyên đề dược triển khai với khối 2.

.jpg]

.jpg]

.jpg]

.jpg]

.jpg]

.jpg]

.jpg]

.jpg]

.jpg]

Tháng 4/2021, chuyên đề được tiếp tục triển khai với khối 4.

Sau các tiết dạy minh họa, đồng chí Lê Thị Hồng Thắng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nhà trường đã chủ trì thảo luận thống nhất việc áp dụng chuyên đề trong toàn trường nhằm đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục.

GD&TĐ - Dạy học trải nghiệm môn Toán là phương pháp khuyến khích học sinh tự khám phá, thử nghiệm trực tiếp với các kiến thức mới.

Hoạt động trải nghiệm trong môn Toán làm tăng tính hấp dẫn, giúp phát triển hứng thú, niềm tin học tập và phát triển sự say mê, yêu thích Toán với hình thức dạy học ngoài thực tế, trên vật thật.

Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và theo quan niệm dạy học mới hiện nay, qua quá trình giảng dạy, tôi đã vận dụng giải toán có nội dung hình học cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động trải nghiệm.

Dạy học trải nghiệm môn Toán là phương pháp khuyến khích học sinh tự khám phá, thử nghiệm trực tiếp với các kiến thức mới. Từ đó hình thành các khái niệm và đưa ra phân tích, kết luận của bản thân về kiến thức ấy. Trong phương pháp học này, giáo viên chỉ đóng vai trò là người định hướng và hỗ trợ học sinh.

Vai trò của hoạt động trải nghiệm: Giúp năng lực tổ chức, huy động và vận dụng kiến thức của học sinh tốt hơn, các em có khả năng đo được sự tiến bộ hằng ngày của mình, và có thể tự đánh giá bản thân, đánh giá bạn trong quá trình học tập, các em vận dụng được nhiều kiến thức của môn học vào bối cảnh tình huống trải nghiệm.

Học sinh được hình thành năng lực, khả năng tự tin khi đối phó với các thách thức, xử lí các tình huống mới. Các em phát huy được năng lực tự học, phong cách học tập cá nhân, thích ứng với thực tiễn cuộc sống, phát huy kĩ năng giá trị của bản thân.

Khi dạy các yếu tố hình học nói chung, dạy các nội dung về hình hộp chữ nhật, hình lập phương nói riêng, nhằm góp phần phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt chúng [nói và viết], cách phát hiện và giải quyết những vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống.

Qua đó củng cố về thực hành tính toán, giải toán và góp phần nâng cao năng lực cho học sinh. Các em vận dụng kiến thức vào cuộc sống một cách linh hoạt, không nhàm chán.

Khi dạy Toán 5 chương trình hiện hành, tôi đã vận dụng Công văn 3799/BGD ĐT-GDTH - hướng dẫn thực hiện kế hoạch giáo dục đối với học sinh lớp 5 đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo viên làm chủ chương trình, có thể linh động điều chỉnh gộp tiết Luyện tập chung [117] và không dạy bài Giới thiệu hình trụ, hình cầu [118] thay bằng tiết Hoạt động trải nghiệm: Tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

Yêu cầu cần đạt: Giúp học sinh nhận dạng nhanh các yếu tố hình học, các dạng hình theo yêu cầu bài tập qua các tình huống khác nhau một cách chính xác và liên hệ thực tế để phát triển bài toán, phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học thông qua giải toán.

Hoạt động 1 [Khởi động]: Trò chơi - Hộp quà bí mật

Mục tiêu: Học sinh chơi trò chơi “Hộp quà bí mật” để nêu cách tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

Sau khi chơi xong các em chỉ cho nhau nghe về các kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều cao của phòng học các em đang ngồi học hoặc học sinh có thể ước lượng được các kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều cao của phòng học [cho phép sai số ước lượng với mức gần bằng] từ đó đưa các em hòa nhập, gây tò mò vào các tình huống thực tế.

Hoạt động 2: Giải và phát triển bài toán gắn với thực tế cuộc sống

Ảnh minh họa/INT

Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử đại diện lên bốc thăm [mỗi thăm là một bài toán], học sinh chọn các vị trí khác nhau để cùng thảo luận cách tính và phát triển bài toán liên quan thực tế dạng tương tự rồi ghi vào bảng phụ.

Bài toán 1. Một cái thùng không nắp dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,5 m, chiều rộng 0,6 m và chiều cao 8 dm. Người ta sơn mặt ngoài của thùng. Hỏi diện tích quét sơn là bao nhiêu mét vuông?

Bài toán 2. Người ta gò một cái thùng tôn không nắp hình lập phương có cạnh 40 cm. Tính diện tích tôn dùng để gò thùng [không tính mép hàn].

Bài toán 3. Một bể hình hộp chữ nhật có chứa 675 l nước. Tính chiều cao của mực nước trong bể, biết rằng lòng bể có chiều dài 25 dm, chiều rộng 20 dm.

Bài toán 4. Biết thể tích của một hình lập phương là 125 cm3, hãy tính diện tích toàn phần của hình lập phương đó.

Sau khi học sinh bốc thăm xong, các em thảo luận về nội dung bài toán, các bước minh họa cho các nhóm thảo luận và thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1. Tìm hiểu nội dung bài toán.

Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

Bước 2. Huy động kiến thức, phân tích, tìm cách giải quyết vấn đề.

Chẳng hạn ở bài toán 1: Quét sơn mặt ngoài của thùng tức là cần tính diện tích toàn phần của thùng có dạng hình hộp chữ nhật đó. Đây là thùng không nắp nên diện tích toàn phần chỉ là diện tích xung quanh cộng với diện tích 1 mặt đáy, chiều cao không cùng đơn vị đo với các đại lượng nên phải đổi cùng đơn vị đo.

Ở bài toán 2: Gò thùng tôn không nắp dạng hình lập phương, vậy tính diện tích toàn phần chỉ tính tổng diện tích 5 mặt.

Với bài toán 3: Bài toán đã biết thể tích là 675 l nước tức là 675 dm3, từ đó dễ dàng tìm ra chiều cao.

Hoặc ở bài toán 4: Từ thể tích hình lập phương để suy ra cạnh của hình lập phương.

Bước 3: Trình bày lời giải:

Bài 1. Đổi 8 dm = 0,8 m

Diện tích xung quanh của cái thùng là:

[1,5 + 0,6] x 2 x 0,8 = 3,36 m2

Diện tích quét sơn của thùng là:

3,36 + 1,5 x 0,6 = 4,26 m2

Đáp số: 4,26 m2

Bài 2. Vì thùng không nắp nên diện tích toàn phần của thùng là 5 mặt. Diện tích tôn dùng để gò thùng là:

40 x 40 x 5 = 8000 cm2

Đáp số: 8000 cm2

Bài 3. 675 l = 675 dm3

Diện tích mặt đáy là:

25 x 20 = 500 dm2

Chiều cao của mực nước trong bể là:

675 : 500 = 1,35 dm

Đáp số: 1,35 dm

Bài 4. Vì 125 = 5 x 5 x 5 nên cạnh của hình lập phương bằng 5 cm.

Diện tích toàn phần của hình lập phương là:

5 x 5 x 6 = 150 cm2

Đáp số: 150 cm2

Bước 4: Phát triển bài toán

Các bạn trong nhóm tự nêu thêm một số bài tập vận dụng, ưu tiên các bài toán liên hệ thực tế. Học sinh có thể phát triển thành một số bài tập như sau:

Bài 1. Nhà bạn Lan có một cái bể chứa nước hình hộp chữ nhật. Đo ở trong lòng bể chiều dài 30 dm, chiều rộng 2,4 m, chiều cao 1,8 m. Hỏi khi bể chứa đầy nước thì được bao nhiêu lít [biết 1l = 1 dm3].

Bài 2. Một hộp giấy ăn hình hộp chữ nhật, phía nắp trên có một lỗ nhỏ hình tròn có bán kính 3 cm để rút giấy ra. Người ta phải in hình quảng cáo phía bên ngoài hộp. Tính diện tích phần được in quảng cáo của hộp giấy ăn đó, biết hình hộp có chiều dài 18 cm, chiều rộng 13 cm, chiều cao 10 cm.

Bài 3. Bố bạn Nam muốn quét xi măng trong lòng bể nước dạng hình hộp chữ nhật có kích thước ghi trong lòng bể là chiều dài 2,5 m, chiều rộng 2 m, chiều cao 1,5 m. Bạn hãy tính giúp bố bạn Nam diện tích phần quét xi măng đó?

Bài 4. Nhân Ngày lễ 8/3 bạn Hà muốn làm cái hộp quà hình lập phương có cạnh 2 dm. Hỏi diện tích bìa để làm chiếc hộp là bao nhiêu?

Bài 5. Diện tích toàn phần của hình lập phương thứ nhất là 1,5 m2, diện tích toàn phần của hình lập phương thứ hai là 37,5 m2. Hỏi cạnh của hình lập phương thứ hai dài gấp mấy lần cạnh của hình lập phương thứ nhất?

Bài 6. Mình đố bạn: Khi biết diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là 79,8 cm2, chiều cao là 4,2 cm và chiều dài hơn chiều rộng 0,5 cm thì thể tích của hình hộp chữ nhật đó là bao nhiêu?

Bài 7. Một cái bể dạng hình hộp chữ nhật chứa đầy nước. Người ta thả vào cái bể đó một khối sắt đặc hình lập phương. Khi khối sắt chìm hoàn toàn trong bể thì lượng nước tràn ra ngoài là 125 lít. Tính cạnh của khối sắt đó [biết 1 lít = 1 dm3].

Với bài toán này học sinh phát hiện ra được lượng nước tràn ra ngoài chính bằng thể tích của khối sắt đặc hình lập phương. Mà lượng nước tràn ra ngoài là 125 lít nên thể tích của khối sắt đặc đó là 125 dm3.

Từ đó các em suy luận ra cạnh của khối sắt hình lập phương bằng cách [125 = 5 x 5 x5 ]. Đó là mấu chốt của bài toán, các em liên hệ từ thực tiễn cuộc sống. Chẳng hạn như bỏ một hòn đá lạnh vào cốc nước đầy thì lượng nước bị tràn ra ngoài chính bằng thể tích của hòn đá lạnh.

Tùy vào mỗi dạng bài mà các nhóm bốc thăm được, các nhóm phát triển các bài toán khác nhau, sau đó đại diện các nhóm trình bày, giáo viên cho các nhóm nhận xét lẫn nhau, tạo hứng thú học tập, phát triển khả năng tư duy cho các em.

Hoạt động 3: Vận dụng, sáng tạo

- Về nhà tính diện tích, thể tích một số hình có dạng hình hộp chữ nhật hoặc hình lập phương có ở gia đình em, ví dụ bể nước, bể cá, hộp bút, hộp màu…

- Học sinh đo và tính thể tích và số giấy màu cần dùng để dán xung quanh cái hộp lập phương hay hộp chữ nhật của em để gói quà nhân ngày kỷ niệm nào đó.

Lưu ý: Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh giáo viên cần có hệ thống câu hỏi gợi mở, giúp học sinh tự khám phá với tinh thần phấn khởi, khơi dậy sự tò mò hứng thú và chủ động.

Giáo viên linh hoạt, sáng tạo nắm chắc được kiến thức cần truyền thụ, mô hình, quy trình hoạt động trải nghiệm như: Quan sát nhận biết tình huống có vấn đề; Huy động kiến thức, phân tích, tìm cách giải quyết vấn đề; Hình thành kĩ năng nhận dạng hình; Vận dụng các tình huống mới vào thực tế cuộc sống với mục tiêu chung: “Đưa cuộc sống vào bài học, mang bài học vào cuộc sống”.

Việc vận dụng Hoạt động trải nghiệm vào dạy giải toán có nội dung hình học là cơ sở khoa học đạt được mục tiêu đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Quá trình chủ động tìm kiếm và vận dụng kiến thức vào cuộc sống của phương pháp dạy học trải nghiệm môn Toán sẽ thúc đẩy học sinh ghi nhớ các công thức và lý thuyết lâu hơn, kỹ hơn. Đồng thời hướng các em làm việc độc lập hay hợp tác nhóm, phát huy được tối đa óc tưởng tượng, sáng tạo của các em, phát triển được tư duy trừu tượng làm tiền đề tốt cho học sinh lên lớp 6 không còn bỡ ngỡ. Hay nói cách khác là dạy cách học cho học sinh, dạy cách tiếp cận kiến thức một cách sáng tạo, rèn luyện ý thức tự học sẽ giúp tạo niềm tin và hứng thú học tập cho các em.

Chủ Đề