Cách ghi đánh giá cuối ngày trong giáo án

- Mục tiêu phát triển ngôn ngữ còn gặp nhiều khó khăn vì một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động. Bên cạnh đó, một số cháu chưa phát âm rõ ràng vì cháu còn nhỏ.

- Mục tiêu phát triển thẩm mỹ chưa đạt được yêu cầu do một số cháu còn nhỏ, tay còn yếu nên chưa cầm bút được.

3.Những trẻ chưa đạt mục tiêu, lý do:

- Mục tiêu 1 [Phát triển thể chất]: những cháu chưa đạt yêu cầu về thể chất là: My,Ngọc, Mét Si

Lý do: Sức khỏe cháu tương đối

- Mục tiêu 2 [Phát triển thẩm mỹ]: hoạt động âm nhạc các cháu đa số thực hiện tốt. Tuy nhiên, hoạt động tạo hình có một số cháu tay còn yếu, kĩ năng viết còn yếu nên việc thể hiện ý tưởng của mình qua nét vẽ còn gặp nhiều khó khăn, tô màu chưa đáp ứng yêu cầu, gồm các cháu: My, Bảo

- Mục tiêu 3 [Phát triển nhận thức]: các cháu còn chậm hơn so với các cháu khác: Mét Si

Lý do: Cháucòn nhút nhát.

- Mục tiêu 4 [Phát triển ngôn ngữ]: một số cháu phát âm chưa rõ ràng: Bảo

Lý do:cháunói đớt.

- Mục tiêu 5 [Phát triển tình cảm, xã hội]: 1 số cháu chưa đạt yêu cầu về tình cảm, xã hội như:Nhi

Lý do:Trong các hoạt động cháu ít tham gia

II.Nội dung của chủ đề:

1.Các nội dung thực hiện tốt:

- Các nội dung của hoạt động chung và hoạt động chiều.

2.Các nội dung chưa thực hiện được,chưa phù hợp:

- Hoạt động góc một số cháu chưa tích cực giao lưu giữa các nhóm chơi.

3.Các kĩ năng mà trẻ chưa đạt được,lý do:

- Kĩ năng cầm viết vẽ, tô màu còn yếu

Lý do: cháu còn nhỏ.

III.Về tổ chức các hoạt động của chủ đề:

1.Hoạt động có chủ đích:

- Các giờ hoạt động chung được trẻ tham gia tích cực, hứng thú, tỏ ra phù hợp với khả năng của trẻ

- Trong giờ học có chủ đích mà nhiều trẻ tỏ ra không hứng thú tích cực tham gia:

2.Về việc tổ chức giờ chơi trong lớp:

- Số lượng góc chơi: Góc học tập, góc xây dựng, góc phân vai, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên

- Những lưu ý để việc tổ chức trò chơi hợp lý hơn: Sắp xếp đồ chơi ở các góc ngăn nắp, gọn gàng cho trẻ dễ thấy,dễ lấy. Đồ dùng đầy đủ, đa dạng và phù hợp với chủ đề.

- Thường xuyên thay đổi vị trí góc chơi, khuyến khích trẻ trao đổi, giao tiếp trong quá trình chơi.

3.Về việc tổ chức chơi ngoài trời:

- Những lưu ý để tổ chức chơi ngoài trời được tốt hơn: Cần lựa chọn vị trí phù hợp cho trẻ hoạt động,thay đổi các trò chơi,gây hứng thú cho trẻ.

IV.Những vấn đề khác cần lưu ý:

1.Về sức khỏe của trẻ:

- Cháu nghĩ nhiều:

2.Những vấn đề trong việc chuẩn bị học liệu, đồ chơi, lao động trực nhật, lao động tự phục vụ : việc phối hợp phụ huynh hỗ trợ tranh ảnh, nguyên vật liệu mở cho trẻ cho trẻ còn hạn chế.

V.Một số lưu ý quan trọng để việc triển khai chủ đề sau tốt hơn:

1.Lập kế hoạch:

- Cần nắm bắt tốt tình hình, khả năng của trẻ để lập kế hoạch phù hợp với lớp học.

2.Sắp xếp lại môi trường:

- Thay đổi vị trí các góc chơi.

3.Khả năng phối hợp,tư vấn của GV với BGH và PHHS trong công tác chăm sóc, GD trẻ:

- Cần trao đổi trực tiếp với phụ huynh về tình hình của từng cháu, tuyên truyền để phụ huynh quan tâm đến con em mình nhiều hơn nữa.

4.Biểu hiện và kết quả trên trẻ:

- Đa số trẻ mạnh dạn, tích cực khi tham gia các hoạt động. Tuy nhiên, một số trẻ vẫn còn rụt rè, nhút nhát

- Đánh giá sự phát triển của trẻ là gì?

Là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình GDMN nhận định về sự phát triển của trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ một cách phù hợp.

- Việc đánh giá trẻ giúp GV xác định mức độ phát triển của trẻ so với mục tiêu của từng độ tuổi để có biện pháp thích hợp giúp trẻ tiến bộ.

- Đánh giá trẻ nhà trẻ bao gồm: đánh giá hằng ngày và đánh giá theo giai đoạn vào thời điểm cuối độ tuổi[ khi trẻ tròn tuổi].

- Ðánh giá trẻ thường xuyên giúp giáo viên có được thông tin về trẻ, Làm cơ sở để trao đổi, đưa ra những quyết định phối hợp trong giáo dục trẻ với cha mẹ, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhóm/ lớp/.

- Nội dung đánh giá sự phát triển của trẻ

Đánh giá sự phát triển về các lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.

- Về phương pháp đánh giá: đánh giá sự phát triển của trẻ thông qua: quan sát tự nhiên; trò chuyện với trẻ; phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ; sử dụng tình huống; trao đổi với phụ huynh. Tuy nhiên, quan sát tự nhiên là phương pháp được sử dụng chủ yếu.

- Đánh giá trẻ hằng ngày là đánh giá những gì và đánh giá như thế nào? Hằng ngày giáo viên thực hiện đánh giá về tình trạng sức khoẻ, thái độ, trạng thái cảm xúc, hành vi, kiến thức và kỹ năng của trẻ. + Đánh giá thông qua quan sát tự nhiên, trò chuyện, giao tiếp với trẻ; phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ, trao đổi với phụ huynh giáo viên theo dõi trẻ trong các hoạt động, ghi chép lại những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực [ có khả năng xếp hình hay vẽ rất tốt hoặc tỏ ra mệt mỏi,

chán ăn...] những biểu hiện khác lạ, bất thường của trẻ hay những điều cần lưu ý [ vào nhận xét cuối ngày] trong nhóm/ lớp có những tác động chăm sóc – giáo dục thích hợp với các trẻ đó.

[ hoặc trao đổi với phụ huynh để có sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ ] hoặc điều chỉnh kế hoạch và biện pháp giáo dục cho phù hợp với trình độ phát triển của mỗi trẻ.

- Đánh giá trẻ theo giai đoạn

+Nhà trẻ, đánh giá theo giai đoạn vào thời điểm cuối độ tuổi [ 18, 24 và 36 tháng tuổi] dựa vào các chỉ số theo các giai đoạn phát triển của trẻ.

+ Đánh giá = phiếu đánh giá cho trẻ 24 tháng và phiếu đánh giá cho trẻ 36 tháng.

Tổng hợp các chỉ số trẻ đạt được và không đạt được. Đạt tứ 70% các chỉ số trở lên là trẻ đạt, còn dưới 70] các chỉ số là chưa đạt.

+ Kết quả đánh giá trẻ được lưu vào hồ sơ cá nhân và thông báo cho cha mẹ trẻ được biết có biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ trong những giai đoạn tiếp theo./

Chủ Đề