Cách điền tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội

Công ty tôi có NLĐ tham gia BHXH lần đầu thì cần nộp những hồ sơ gì? Có thể hướng dẫn tôi cách điền tờ khai TK1-TS để tôi chỉ cho NLĐ được không? Nếu NLĐ mới đóng BHXH được tháng đầu tiên mà phát hiện có thai thì có được hưởng chế độ gì không ạ?

Tổng đài tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu cho người lao động đi làm tại doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXHPhiếu giao nhận hồ sơ số 600, hồ sơ đăng ký tham gia BHXH lần đầu cho doanh nghiệp bao gồm:

Người lao động chuẩn bị các giấy tờ sau:

1. Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT [Mẫu TK1-TS, 01 bản/người]

2. Giấy tờ chứng minh được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn [Mục I Phụ lục 3 – QĐ 595] [nếu có]  

3. CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu/Giấy khai sinh/Sổ hộ khẩu/Giấy tờ khác [bản photo, đối với trường hợp hoàn thiện thông tin cấp mã số BHXH]

Đơn vị sử dụng lao động chuẩn bị các giấy tờ sau:

1. Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN [Mẫu D02-TS]

Như vậy, đối với trường hợp người lao động tham gia BHXH lần đầu tại doanh nghiệp thì cần chuẩn bị những giấy tờ nêu trên để nộp cho công ty. Sau đó công ty sẽ nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH để làm thủ tục đăng ký tham gia BHXH và cấp sổ bảo hiểm.

Thứ hai, cách điền tờ khai TK1-TS khi người lao động tham gia BHXH

Căn cứ theo mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH thì bạn thực hiện điền thông tin như sau:

Bạn điền vào Mục I từ chỉ tiêu [1] đến chỉ tiêu [11] [trừ chỉ tiêu [8] để tham gia BHXH, BHYT như sau:

[01]. Họ và tên: Ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên bằng chữ in hoa có dấu.

[02]. Giới tính: Ghi giới tính của NLĐ[Nam/Nữ].

[03]. Ngày, tháng, năm sinh: Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh như trong giấy khai sinh hoặc CMND/CCCD/hộ chiếu.

[04]. Quốc tịch: Ghi quốc tịch như trong giấy khai sinh hoặc CMND/CCCD/hộ chiếu.

[05]. Dân tộc: Ghi dân tộc như trong giấy khai sinh hoặc CMND/CCCD/hộ chiếu.

[06]. Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: Ghi số CMND/CCCD/hộ chiếu của bạn cơ quan có thẩm quyền cấp.

[07]. Điện thoại: Ghi số điện thoại của bạn hoặc số điện thoại để liên hệ với NLĐ.

[08]. Email: điền nếu có.

[09]. Nơi đăng ký khai sinh: Ghi rõ tên xã [phường/thị trấn]; huyện [quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh]; tỉnh [thành phố trực thuộc Trung ương] đã đăng ký khai sinh của NLĐ. Trường hợp chưa xác định được nơi đăng ký khai sinh thì ghi nguyên quán hoặc ghi địa chỉ hộ khẩu thường trú/tạm trú [theo 3 cấp tương tự nơi đăng ký khai sinh];

[10]. Họ tên cha/mẹ/giám hộ: bỏ trống.

[11]. Địa chỉ nhận kết quả: Ghi cụ thể, đầy đủ địa chỉ nơi đang sinh sống [số nhà, đường/ phố, thôn/ xóm; xã/ phường/ thị trấn; huyện/ quận/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương]để cơ quan BHXH trả hồ sơ, sổ BHXH, thẻ BHYT hoặc kết quả giải quyết thủ tục hành chính khác.

[12]. Kê khai Phụ lục Thành viên hộ gia đình [phụ lục kèm theo]: điền nếu có.

Thứ ba, tháng đầu tiên đi làm phát hiện có thai thì có được hưởng chế độ gì không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Lao động nữ mang thai;

b] Lao động nữ sinh con;

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Như vậy, trường hợp NLĐ chỉ đóng BHXH được tháng đầu tiên mà phát hiện có thai thì người đó sẽ được hưởng chế độ của lao động nữ mang thai, bao gồm: khám thai, sảy thai, thai chết lưu, hút thai, phá thai bệnh lý.

Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Hướng dẫn NLĐ điền mẫu TK1-TS khi tham gia BHXH lần đầu

Thời hạn báo tăng lao động kể từ ngày kí hợp đồng

Người lao động cần lập Mẫu TK1-TS ban hành theo quyết định 959/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 khi tham gia BHXH hoặc BHYT lần đầu hoặc có thay đổi thông tin tham gia BHXH, BHYT. Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên của lớp học đào tạo kế toán thuế chuyên sâu tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn các bạn cách lập mẫu TK1-TS theo quy định mới nhất.

>> Xem thêm: Khoá đào tạo học kế toán tổng hợp thực hành

1. Thời điểm doanh nghiệp cần lập mẫu TK1-TS

  • Đối với người lao động tham gia cả BHXH và BHYT: lập mẫu TK1-TS khi tham gia lần đầu hoặc khi có sự thay đổi thông tin.
  • Đối với người lao động chỉ tham gia BHYT: lập mẫu TK1-TS khi thay đổi thông tin.

 2. Căn cứ lập mẫu TK1-TS

  • Hồ sơ gốc của người lao động như: chứng minh thư, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, sơ yếu lý lịch…
  • Hợp đồng lao động, quyết định tiếp nhận của doanh nghiệp và các giấy tờ chứng mình quyền lợi hưởng BHYT….

3. Tải mẫu TK1-TS: Tại đây

4. Hướng dẫn cách lập mẫu TK1-TS Tờ khai tham gia BHXH lần đầu

Ví dụ:

Cách điền các chỉ tiêu của mẫu TK1-TS:

[01]: Điền đầy đủ họ và tên của người tham gia BHYT, BHXH.
[02]: Nếu người lao động cùng tham gia BHYT, BHXH thì điền số sổ BHXH. Trường hợp chưa có sổ BHXH mà có thẻ BHYT thì viết số thẻ BHYT. Nếu tất cả những thứ trên đều chưa có thì để trống mục này.
[03]: Điền ngày tháng năm sinh của người lao động giống y như trong giấy khai sinh hoặc hộ chiếu hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước.
[04], [05] Điền giới tính, quốc tịch của người tham gia [Viết giống CMT, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước].

[06]: Viết rõ tên xã, phường, thị trấn; huyện, quận; tỉnh, thành phố nơi cấp giấy khai sinh lần đầu của người lao động. [Trường hợp sát nhập; chia tách địa giới hành chính thì viết theo tên địa danh tại thời điểm kê khai]
[07]: Điền số hộ chiếu hoặc số chứng minh thư nhân dân của NLĐ.
[08]: Viết đầy đủ theo sổ hộ khẩu của người lao động [nếu có sổ tạm trú thì ghi theo sổ tạm trú]; số nhà, đường phố, thôn xóm; xã, phường, thị trấn; huyện, quận; thành phố, tỉnh;
[09]: Viết rõ đầy đủ số nhà, đường phố, thôn xóm, phường  [xã, thị trấn]; huyện [quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh].
[10]: Mức tiền đóng [áp dụng đối với người tham gia BHXH tự nguyện]: Viết mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.
[11]: Phương thức đóng [áp dụng đối với người lao động ở nước ngoài; người tham gia BHXh tự nguyện]: Viết cụ thể cách thức đóng [ví dụ: đóng hàng tháng, đóng 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng].
[12]: Viết nơi đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu
[13]: Ghi nội dung thay đổi, yêu cầu nếu có: Viết rõ nội dung yêu cầu thay đổi như: ngày tháng năm sinh, họ tên hoặc các thông tin liên quan đến chức danh, nghề nghiệp, phương thức đóng, nơi đăng ký KCB ban đầu,…
[14]: Tài liệu kèm theo:
– Đối với người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: ghi các loại giấy tờ chứng minh.
– Đối với người thay đổi thông tin: cung cấp các loại giấy tờ chứng minh.
Trường hợp kê khai thay đổi về nhân thân [họ, tên đệm; ngày tháng năm sinh] đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT thì phải có xác nhận của Công ty nơi làm việc.

Lưu ý: Trường hợp chỉ kê khai về việc thay đổi thông tin ban đầu thì chỉ cần điền vào các chỉ tiêu [01], [02], [12], [13] và ghi rõ nội dung cần thay đổi.

Đối với doanh nghiệp tham gia BHXH lần đầu, các bạn cần làm thêm:

Hoặc xem hướng dẫn chi tiết trong bài viết:

Quy trình đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội lần đầu

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

 [Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm]

Bên cạnh các khoá học kế toán, trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo các khoá học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu và các khoá học chuyên sâu tại Hà Nội và TPHCM, nếu bạn quan tâm, vui lòng truy cập website: www.ketoanleanh.vn để biết thêm thông tin chi tiết.

Video liên quan

Chủ Đề