Cách đi dây hệ thống báo cháy địa chỉ

Để có được sơ đồ đi dây hệ thống báo cháy đảm báo đúng yêu cầu. Đòi hỏi người thiết kế phải có kiến thức chuyên ngành về hệ thống báo cháy tự động. Ngoài ra đơn vị thi công phải thật cẩn thận và chu đáo. Tất cả các chi tiết về thiết bị cũng như bố trí vị trí sao cho phù hợp với không gian được lắp đặt. 

Sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy thường

Sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy thường : Là hệ thống báo cháy tự động có chức năng báo cháy tới một khu vực, một địa điểm [có thể có một hoặc nhiều đầu báo cháy]. Diện tích bảo vệ của một khu vực có thể từ vài chục đến 2000 m2 [tuỳ thuộc đặc điểm khu vực đó].

                          Sơ đồ nguyên lý đi dây hệ thống báo cháy thường

Hệ thống báo cháy gồm có các thiết bị đầu vào [các loại đầu báo khói, đầu báo nhiệt, nút ấn báo cháy khẩn cấp…]. Thiết bị đầu ra [các loại chuông, còi, đèn chớp, đèn báo…]. Và thiết bị xử lý trung tâm mà chúng ta thường gọi là Trung tâm báo cháy [TTBC]. Các thiết bị này cần phải được đi dây một cách chặt chẽ. Những đầu báo khói phải nối tiếp thống nhất với nhau. Ngoài ra tất cả đều phải được kết nối dây truyền tín hiệu về với tủ trung tâm báo cháy.

Tùy vào từng loại tủ trung tâm báo cháy khác nhau mà người thi công có phương án đi dây riêng. Có các loại trung tâm như trung tâm báo cháy 2 kênh, 4 kênh và 8 kênh, 10 kênh… Trong các loại TTBC, hiện nay TTBC 8 kênh [Hochiki HCV-8] được lắp đặt và sử dụng khá phổ biến tại những công trình có quy mô nhỏ. 

Bộ phận đầu vào sau khi phát hiện được những nguy cơ có thể dẫn đến cháy nổ sẽ ngay lập tức truyền tin đến phần tủ trung tâm. Tại đây trung tâm báo cháy sẽ tự động phân tích và xử lí dữ liệu.

Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy

                        Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy

Bên cạnh đó, hệ thống báo cháy cũng được thiết kế với 3 giai đoạn làm việc khác nhau đó là:

Ở thời điểm này, quá trình trao đổi thông tin giữa các đầu báo và trung tâm báo cháy sẽ diễn ra lên tục. Tình trạng của các thiết bị sẽ được cập nhật tại trung tâm. Và đưa ra danh sách cần sữa chữa đối với những thiết bị gặp trục trặc.

Trong quá trình tiếp nhận và phản hồi thông tin nếu trung tâm báo cháy nhận được bất kì tín hiệu nguy hiểm nào từ đầu báo. Thì sẽ mau chóng xử lí và đưa ra tín hiệu phản hồi.

Giai đoạn này những cảnh báo sẽ được truyền đến các loa và đèn báo động , đèn exit để con người nhận biết và kịp thời giải quyết.

Mời các bạn xem video ổn áp Litanda 10KVA chính hãng nhiều gia đình sử dụng!

Kho phân phối ổn áp Lioa và Litanda chính hãng:

Số 629, đường Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline : 0986.203.203

Website: Lioavietnam.com.vn

E-mail  :

Các tìm kiếm liên quan đến sơ đồ đi dây hệ thống báo cháy: Sơ đồ đấu dây của báo cháy địa chỉ, cách đấu nút nhấn báo cháy, sơ đồ hệ thống báo cháy thường, cách đấu module báo cháy, cách đấu tủ báo cháy hochiki, sơ đồ đấu nối tủ báo cháy horing.

BÀI VIẾT CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO.

QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU VỀ LẮP HỆ THỐNG BÁO CHÁY

XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ ĐƠN VỊ KHÁC.

XIN CẢM ƠN!

• Xem thêm: Kiến thức về hệ thống báo cháy dành cho mọi người

Hệ thống báo cháy gồm có các thiết bị đầu vào [các loại đầu báo khói, đầu báo nhiệt, nút ấn báo cháy khẩn cấp…], thiết bị đầu ra [các loại chuông, còi, đèn chớp, đèn báo…] và thiết bị xử lý trung tâm mà chúng ta thường gọi là Trung tâm báo cháy [TTBC]. Trong các loại TTBC, hiện nay TTBC 8 kênh [Hochiki HCV-8] được lắp đặt và sử dụng khá phổ biến tại những công trình có quy mô nhỏ. 

Hướng dẫn 5 bước lắp đặt và đấu nối thiết bị vào trung tâm báo cháy Hochiki HCV-8 

[Thực hiện tương tự với TTBC Hochiki HCV-2 và HCV-4]

Video hướng dẫn 5 bước lắp đặt HTBC vùng

[TTBC Hochiki HCV-8]

Bước 1: Đấu dây vào đế đầu báo

Ảnh 1: Chi tiết điểm đấu dây trên đế đầu báo Hochiki

Theo các vị trí đấu nối trên đế đầu báo trên hình vẽ, các bạn cần đấu dây đúng cực tính của đế đầu báo và điện trở cuối đường dây ở đế đầu báo cuối cùng trên kênh, trên đế đầu báo có chân 1, 2 và 5, 6, trong đó chân số 1 và số 6 là chân đến còn chân số 2 và số 5 là chân đi đến các thiết bị. Việc đấu như này giúp mọi người biết được khi thiết bị của mình bị mất thì TTBC của mình sẽ báo hệ thống có lỗi, còn nếu đấu chập hai dây đến và đi trên cùng một điểm đấu thì khi đầu báo bị mất hoặc tháo ra thì TTBC không thể giám sát được các thiết bị trên kênh.

Bước 2: Kết nối đế đầu báo và nút báo cháy bằng tay với trung tâm báo cháy Hochiki HCV-8

Ảnh 2: Kết nối đế đầu báo vào TTBC Hochiki HCV-8

Sau khi đấu hoàn thiện hai đầu báo, tiến hành kết nối đầu báo với tủ trung tâm, mọi người lưu ý nối dây đúng cực tính và kết nối với zone số 1. 

Tiếp theo là đấu nối nút ấn báo cháy, tương tự như trên, đấu điện trở cuối đầu dây và xoắn điện trở vào hai đầu dây, nối dây đúng cực tính và kết nối với zone số 1. Nút ấn báo cháy bằng tay có thể đấu chung với zone đầu báo hoặc đấu độc lập trên một kênh riêng biệt.

Các zone tiếp theo đấu tương tự zone 1.

Bước 3: Lắp đầu báo vào đế đầu báo

Trên thân đầu báo và đế đều có 1 gạch nhỏ, khi lắp đặt các bạn cần lưu ý để 2 gạch này nối với nhau, tạo nên 1 đường thẳng.

Bước 4: Kết nối chuông và đèn vào trung tâm báo cháy Hochiki HCV-8

Ảnh 3: Kết nối chuông vào TTBC Hochiki HCV-8

Đấu chuông báo cháy, cần lưu ý chuông báo cháy Hochiki FBB-150I sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật không phân cực do vậy khi nối vào trung tâm báo cháy Hochiki HCV-8 cần phải phân cực cho chuông bằng cách lắp thêm một cái điot để phân cực cho chuông và lắp điện trở cuối đường dây cho đường chuông [lưu ý dùng đúng điện trở có trị số 10K]. Dây chuông đấu vào đường S1 có phân cực + và -

Ảnh 4: Đấu đèn báo vào tủ trung tâm báo cháy Hochiki HCV-8

Đấu đèn báo vị trí, lưu ý đây là đèn báo không phân cực, đèn báo vị trí Hochiki TL-14D kết nối với dây điện theo kiểu chân gài [chân cắm], dây đèn báo vị trí nối vào các chân AUX + và ROV.

Bước 5: Kết nối nguồn điện lưới 220VAC và nguồn dự phòng 24VDC [ắc quy] vào trung tâm báo cháy

Sau khi hoàn thiện các bước từ 1 đến 4, nên kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo đã đấu dây đúng yêu cầu kỹ thuật trước khi cấp nguồn cho hệ thống.

Chú ý quan trọng: Khi cấp nguồn cho TTBC hoạt động cần phải cấp nguồn điện lưới 220VAC trước sau đó mới được cấp nguồn ắc quy dự phòng sau. Nếu bước cấp nguồn này thực hiện không đúng thứ tự sẽ xảy ra trường hợp phần nguồn bị sốc điện dẫn đến bị hỏng bộ phận điều khiển nguồn của trung tâm báo cháy.

a, Kết nối nguồn điện lưới 220VAC vào phiến đấu dây

Ảnh 5: Kết nối nguồn điện lưới 220VAC vào phiến đấu dây

Dây mát nối với cọc đấu dây: N

Dây lửa nối với cọc đấu dây : L

Dây đấu với cọc có ký hiệu tiếp đất 

b, Kết nối nguồn điện ắc quy dự phòng

Trung tâm báo cháy sử dụng nguồn dự phòng 24VDC nên cần dùng 2 chiếc ắc quy loại 12VDC mắc nối tiếp với nhau để có điện áp 24VDC. Chi tiết đấu ắc quy như hình vẽ dưới đây.

Ảnh 6: Kết nối nguồn điện ắc quy dự phòng 24VDC

Nếu trong quá trình lắp đặt gặp vướng mắc, các bạn có thể tham khảo thêm bài viết: "Hướng dẫn xử lý 3 lỗi thường gặp khi lắp đặt hệ thống báo cháy [dành cho trung tâm báo cháy Hochiki HCV-8]" tại đây.

Chúc các bạn lắp đặt thành công!

Video liên quan

Chủ Đề