Cach de nhớ các danh mục tài khoản kế toán năm 2024

Bảng tài khoản kế toán có rất nhiều tài khoản từ 1-9. Vậy làm sao có thể nhớ hết được. Đây là nỗi lo ngại cho những người học kế toán trong giai đoạn đầu tiếp xúc với nguyên lý kế toán. Công ty Kế toán Hà Nội sẽ chia sẻ cho bạn cách có thể nhớ hệ thống tài khoản kế toán một cách nhanh chóng, chính xác và nhớ lâu nhất.

Việc học thuộc bảng hệ thống tài khoản kế toán này được rất nhiều kế toán ví giống như việc học thuộc bảng Cửu Chương thời Tiểu học. Nhưng trên thực tế thì những tài khoản kế toán này lại không chỉ đơn thuần là những con số, bạn không thế nhớ nó một cách máy móc, ví nếu bạn đọc được 111 là tiền mặt không thôi thì chưa đủ mà bạn còn phải biết vận dụng nó vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và sử dụng các tài khoản này để ghi lại những nghiệp vụ ấy.

Cách học hệ thống bảng tài khoản kế toán

Bạn hãy thực hiện đồng thời 2 việc:

1. Học:

Bạn học thuộc theo từng “loại TK”; mà tránh học cả Bảng danh mục 1 lúc: Ví dụ; bạn bắt đầu học loại TK 1: “Tài sản ngắn hạn” loại này có 24 TK bắt đầu bằng số 1; trong đó 11 là các loại tiền [quan trọng nhất]; bạn sẽ có 3 TK phải thuộc: 11[1], 11[2], 11[3]. Bạn không nên học cả TK câp 2 [1111,1112…] làm rối trí, việc này sẽ học lại đợt 2. Tương tự như vậy, sau khi học từng loại; bạn đọc nhẩm không nhìn vào sách, cố mà thuộc lòng như học hát vậy.

2- Học “đi đôi với hành”;

Bạn học đến đâu cố gắng tự ra ví dụ để thực hành. Điều này giúp bạn liên kết quan hệ đối ứng của các TK sẽ làm bạn nhớ rất lâu:

Ví dụ: Rút tiền gửi NH về quỹ TM: bạn sẽ liên kết được giữa TK 111 [ghi Nợ] và TK 112 [ghi Có]…Nếu có điều kiện bạn ‘làm quen” với 1 bạn nào đó đang làm KToán DN, bạn mượn tài liệu của họ để thử định khoản. Mình tin chắc bạn sẽ nhớ hết TK rất nhanh và sâu.

Tài khoản kế toán là phương tiện để phản ánh các Nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt. Để phản ánh được hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì cần 1 hệ thống tài khoản kế toán.

Tuy hệ thống tài khoản kế toán có rất nhiều tài khoản nhưng chúng cũng được sắp xếp theo thứ tự và bản chất của từng tài khoản.

1. Đầu tiên các bạn cần phải nhớ:

TK đầu 1: Từ 111 - 171 Là loại TK Tài sản ngắn hạn

TK đầu 2: Từ 211 - 244 Là loại TK Tài sản dài hạn

TK đầu 3: Từ 311 - 356 Là loại TK Nợ phải trả

TK đầu 4: Từ 411 - 421 Là loại TK Nguồn vốn chủ sở hữu

TK đầu 5: Từ 511 – 521 Là loại TK Doanh thu

TK đầu 6: Từ 611 – 642 Là loại TK Chi phí sản xuất, kinh doanh

TK đầu 7: [711] Là TK Thu nhập khác

TK đầu 8: Từ 811 - 821 Là loại TK Chi phí khác

TK đầu 9: [911] Là TK xác định kết quả kinh doanh [Tập hợp CP và DT]

TK đầu 0: Từ 001 – 007 Là loại TK ngoài bảng.

Tuy có nhiều tài khoản như vậy nhưng các bạn chỉ cần chú ý cho mình 5 loại TK như sau:

Tài khoản Tài sản gồm: TK đầu 1 + 2.

Tài khoản Nguồn vốn gồm: TK đầu 3 + 4.

Tài khoản Doanh thu gồm: TK đầu 5 + 7.

Tài khoản Chi Phí gồm: TK đầu 6 + 8.

Tài khoản xác định kết quả kinh doanh: TK 911.

Chú ý:

- TK đầu 5 + 7 mang tính chất NGUỒN VỐN

- TK đầu 6 + 8 mang tính chất TÀI SẢN

Kết luận:

Tài khoản Tài sản gồm: Tài khoản đầu 1 + 2 + 6 + 8

Tài khoản Nguồn Vốn gồm: Tài khoản đầu 3 + 4 + 5 +7

Tài khoản Xác định kết quả kinh doanh: Tài khoản 911

2. Cách định khoản tài khoản kế toán khi có phát sinh:

Những loại tài khoản Tài sản gồm: [1,2,6,8]:

Khi phát sinh tăng: Ghi bên Nợ

Khi phát sinh giảm: Ghi bên Có

VD: Xuất tiền mặt 10.000.000đ đi mua hàng hóa.

Nợ TK 156 : 10.000.000đ

Có TK 111 : 10.000.000đ

Những loại tài khoản Nguồn vốn gồm: [3,4,5,7]:

Khi phát sinh tăng: Ghi bên Có

Khi phát sinh giảm: Ghi bên Nợ

VD: Vay tiền 20.000.000đ trả cho người bán

Nợ TK 331: 20.000.000đ

Có TK 311: 20.000.000đ

Tài khoản 911 là tài khoản tập hợp chi phí và doanh thu [xác định kết quả kinh doanh]

Chủ Đề