Cách đánh giá chất lượng khoáng trong nuôi tôm năm 2024

Tôm là loài rộng muối và chịu đựng tốt với độ mặn biến động lớn. Tuy nhiên, tôm được nuôi trong nước có độ mặn thấp phải đối mặt với sự điều chỉnh áp suất thẩm thấu giữa môi trường và cơ thể của nó. Để cân bằng áp suất thẩm thấu, tôm hút nhiều nước hơn qua mang và ruột. Các khoáng chất như Na, K, Mg và Clorua đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng điều hòa thẩm thấu ở tôm được nuôi ở vùng nước mặn thấp. Khi xem xét đến vấn đề này, việc bổ sung khoáng chất vào thức ăn có thể khả thi hơn. Một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung các khoáng chất đa lượng thông qua thức ăn giúp tăng cường sự phát triển của tôm. Chủ yếu các khoáng chất chính như K và Mg được bổ sung vào chế độ ăn của tôm và các khoáng chất này đã được chứng minh nâng cao được tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần xử lý bằng cách bổ sung muối khoáng không thôi cũng sẽ không đầy đủ, vì có rất nhiều thành phần dưỡng chất khác nữa cũng rất cần thiết để duy trì sự điều hòa sinh lý ở tôm, mặc dù natri và clorua là những muối chính cho quá trình điều hòa thẩm thấu của tôm. Ngoài khoáng chất, các thành phần như, axit béo không bão hòa cao [HUFA], carbohydrate, chất giảm stress như astaxanthin, chất tăng cường miễn dịch như betaine, axit amin cũng được bổ sung vào thức ăn giúp tôm chống chịu sự thay đổi độ mặn. Cần hiểu rằng việc bổ sung quá nhiều chỉ một, hai khoáng chất nào đó cũng sẽ không mang lại kết quả tốt.

Bổ sung khoáng chất vào nước ao

Cách bổ sung khoáng vào nước hiệu quả hơn so với bổ sung khoáng vào thức ăn, mặc dù chi phí bổ sung khoáng tương đối cao khi diện tích nuôi lớn. Thành phần ion của nước quan trọng hơn độ mặn vì nó quyết định sinh trưởng và sự phát triển của tôm.

Theo các nghiên cứu, tôm thẻ chân trắng có thể phát triển trong nước có chứa ít hơn 140 ppm ion dương. Ở những vùng nước có độ mặn thấp, K và Mg rất thiếu và có thể thay đổi theo từng khu vực, đặc biệt là khi lấy nước nuôi tôm từ nước ngầm.

Các nhà khoa học đã quan sát thấy tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm tỷ lệ nghịch với tỷ lệ Na: K. Canxi thường được động vật hấp thụ đặc biệt là sau khi lột xác vì nó không có nguồn dự trữ canxi bên trong như động vật giáp xác nước ngọt. Magiê cũng là một khoáng chất quan trọng khác đóng vai trò chủ yếu trong quá trình trao đổi chất của tôm. Nồng độ của các khoáng chất hoặc ion này khác nhau giữa các vùng nước khác nhau và chúng không thể được duy trì theo như mong muốn. Do đó, tỷ lệ của các khoáng chất này được đánh giá là quan trọng hơn nồng độ của chúng. Tỷ lệ của các ion này có trong nước ven biển nên được duy trì trong các vùng nước có độ mặn thấp mà không cần phải quan tâm nhiều đến độ mặn. Tỷ lệ Ca: K trong nước ven biển là 1: 1. Nếu tỷ lệ này trong nước có độ mặn thấp khác 1:1, chúng ta nên điều chỉnh bằng cách bổ sung K thay vì Ca. Nói cách khác, thành phần các ion tối thiểu nên là Na: 4000 ppm, Ca: 160 ppm, K: 150 ppm, Mg: 525 ppm, Cl: 7500 ppm và Nitrate: 0,03 ppm.

Thành phần ion của nước ao sẽ thay đổi theo thời gian và theo từng vụ nuôi. Do đó, việc phân tích thường xuyên thành phần ion trong các vùng nước có độ mặn thấp sẽ đưa ra quyết định về lượng khoáng chất cần bổ sung để duy trì tỷ lệ ion cần thiết.

Đối với ao đất, K và Mg sẽ bị hấp phụ phần lớn vào trong đất ao. Tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng cao hơn trong môi trường nước có chứa nồng độ ion Na+ và K + cao hơn so với Ca2 + và Mg2 +. Yêu cầu của các thành phần ion hoặc khoáng chất có thể được tính đơn giản bằng cách nhân độ mặn của nước với hệ số của mỗi loại ion. Hệ số ion của Na, K, Mg, Ca, Cl và Sulphate lần lượt là 304,5, 10,7, 39,1, 11,6, 551 và 78,3. Ví dụ nước mặn 7 ‰: yêu cầu kali là 7x10,7 = 74,9 [75 ppm]. Có nghĩa là cần 75 kg kali cho 1000 m3 nước ao mà không tính đến mức kali hiện có trong nước ao. Tuy nhiên, không có quy tắc tiêu chuẩn nào để xác định mức độ nhu cầu khoáng chất vì có nhiều tương tác giữa các khoáng chất với nhau ở vùng nước có độ mặn thấp. Nồng độ kali thường quan trọng hơn nồng độ magiê do việc sử dụng magiê thường có chi phí cao. Trước tiên chỉ nên thử bổ sung kali. Nồng độ tối thiểu của kali vẫn chưa được biết, và chắc chắn nó thay đổi theo độ mặn và nồng độ của các ion khác. Mức bổ sung Kali từ 20 đến 30 mg / L có lẽ là đủ, nhưng để kéo dài thời gian cho đến bổ sung lại, có thể áp dụng 50 đến 75 mg / L kali. Nồng độ kali nên được theo dõi định kỳ hàng tháng để đảm bảo đầy đủ.

Độ kiềm thật sự cần thiết nhằm cung cấp carbon vô cơ cho tảo. Tính đệm của độ kiềm và canxi làm giảm sự gia tăng pH do loại bỏ carbon dioxide và bicarbonat khỏi nước để sử dụng cho quá trình quang hợp. Vôi nông nghiệp được sử dụng để tăng nồng độ kiềm và độ cứng, nhưng nồng độ canxi và độ cứng canxi cũng có thể được tăng lên bằng cách bón canxi sunfat. Bón 1,72 mg/L canxi sunfat [CaSO4 · 2H2O] sẽ giúp tang 1 mg/L độ cứng canxi [0,4 mg/L canxi]. Độ kiềm của nước ao cũng quyết định loại khoáng chất cần bổ sung. Nếu độ kiềm khá thấp thì nên bón vôi nông nghiệp, canxi cacbonat. Canxi sunphat [thạch cao] cũng có thể được sử dụng nếu độ cứng của nước ao không quá thấp.

Việc bổ sung khoáng chất thông qua thức ăn cho tôm ăn và vào ao ít thay nước là khả thi và có hiệu quả kinh tế. Các phương pháp điều chỉnh khoáng trong đã được các nhà nghiên cứu và nông dân nghiên cứu và tích lũy qua kinh nghiệm để cải thiện sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm biển ở các vùng nước mặn thấp. Ngoài ra, việc không thay nước hoặc thay nước tối thiểu và thường xuyên loại bỏ bùn đáy ao giữ cho môi trường nuôi không bị dịch bệnh, giúp giảm chi phí vận hành và mất chất dinh dưỡng từ các ao nuôi. Qua đó, nếu duy trì một cách thích hợp tỷ lệ các ion khoáng cho tôm việc nuôi tôm thẻ chân trắng trong môi trường nước mặn thấp có thể tránh được suy thoái môi trường.

Nguồn: Bài viết được thực hiện riêng cho Vinhthinh Biostadt từ Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thịnh – chuyên gia bệnh học thủy sản.

Tóm lại nội dung qua 02 phần:

Nuôi tôm thẻ chân trắng ở các vùng nước có độ mặn thấp [độ mặn tốt nhất là từ 20 đến 26 ‰ ] phải sẽ gặp nhiều bất lợi cho tôm nuôi do thiếu hụt khoáng chất, ảnh hưởng đến khả năng sống sót, tăng trưởng, lột xác và điều hòa thẩm thấu của tôm. Do đó, người nuôi cần phân tích thường xuyên thành phần ion trong nước ao để đưa ra quyết định về lượng khoáng chất và duy trì tỷ lệ của các ion như trong nước biển.

Quý khách hàng có thể liên hệ nhân viên Vinhthinh Biostadt để được hỗ trợ xét nghiệm các chỉ tiêu môi trường và khoáng chất bằng các thiết bị chuyên dụng mới nhất.

Chủ Đề