Cách cúng ngày vía thần tài mùng 10 tháng giêng

Giấy chứng nhận ĐKKD Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Du Lịch HUVUMI, MST 0314111078 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM cấp ngày 14/11/2016, người đại diện Lâm Ngọc Huyền

Một bàn thờ Thần Đất - Ảnh: THU PHƯỢNG

Ngày 10 tháng giêng của Nam Bộ là cúng Thần Đất?

Cách đây hơn thế kỷ, khu vực Bệnh viện Thống Nhất hiện nay ở ngã tư Bảy Hiền vốn là đất khẩn hoang của dòng tộc anh G.N.P., hiện là phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước, TP.HCM. Ông bà cố anh xưa ở Gò Vấp tìm đến đây khẩn hoang, trồng rau. Mâm cúng đặt trên đất, một ký ức ẩm thực không thể quên thời khẩn hoang của ông bà cố anh.

T.D. - dòng họ làm dân trên đất Giồng Ông Tố 300 năm nay - thì kể: Từ khuya, người trong nhà đã đi cắm câu, rạng sáng đi thăm câu. Mấy con cá lóc quẫy mạnh trong giỏ tre được đem về rộng trong khạp. 

Bà cố lọ dọ đi hái rau lang, chuẩn bị trầu cau, thuốc vấn… Đồ cúng là một cây bông vạn thọ, cơm, rau lang luộc, mắm nêm, cá lóc nướng trui… Đồ ăn không để trong chén mà trong lá chuối cuộn lại làm chén đựng.

Bà cố T.D. khấn vái như sau: "Hôm nay, mùng 10 tháng giêng, con tên Nguyễn Thị... Cả nhà con có miếng ruộng ở đây, nhờ ơn ông bà qua lại trông coi, dạy dỗ mà nên. Tụi con có làm quấy gì xin ông bà chủ bỏ quá cho. Xin ông bà chủ phù hộ tụi con làm ăn thuận lợi. Công ơn ông bà tụi con không dám quên. Nay xin kiến ông bà ít lễ".

T.D. hỏi "ông bà chủ" là ai, sao phải nhớ, cố T.D. bảo: "Xưa miền Nam là đất hoang hóa, những người đầu tiên đi khai hoang lập ấp phải chịu cảnh dưới sông cá sấu, trên bờ cọp kêu. Họ là ông bà khai làng, dựng chợ đưa đường cho dân về ở. Mỗi năm cứ vào mùng 10 từ tháng giêng đến tháng tư âm lịch là người dân cúng lễ nhớ ơn ông bà chủ đất. Cái ơn khai phá, ơn lập ấp đưa đường, ơn ông bà bỏ mạng khai hoang...".

Trong các ngày vía tháng giêng, dân Nam Bộ cũng như bà con Sài Gòn - Gia Định xưa gọi là ngày vía Thổ Thần. Ông thần đó có từ lúc nào khó ai nói được. Chỉ biết là trước đó, bà con Khmer cũng cúng ngày 10 tháng giêng, gọi là cúng Ông Tà [Thần Đất - chủ đất - theo tín ngưỡng Khmer]. Sau này, người Minh Hương tới, mang theo Ông Địa.

Dân Nam Bộ xưa có câu: "Đất Ông Tà, nhà Ông Địa". Chắc chắn ngày 10 tháng giêng âm lịch trong văn hóa, cách thức cúng của bà con Nam Bộ rất nhân văn là cúng, nhớ ơn các bậc tiền hiền mở cõi, Thần Đất của người Việt chứ không phải Thần Tài để cầu lợi bạc vàng. Thành ngữ Nam Bộ: "Mùng 9 vía Trời, mùng 10 vía Đất".

Thần Tài hiện nay người Hoa ở Chợ Lớn vẫn cúng ngày mùng 5 tháng giêng và mâm cúng không có cá lóc. Vào ngày này, người Trung Hoa xưa dậy sớm dọn dẹp nhà cửa và đốt pháo nghênh đón Thần Tài. Sau đó, họ đến những nơi rước Thần Tài để đốt nhang, cúng bái, cầu bình an, công việc thuận lợi; không ai mua vàng. Singapore hay Malaysia, vía Thần Tài đúng ngày mùng một Tết: cúng kiếng Thần Tài, cũng không có tục lệ mua vàng cầu may như ở ta gần đây. 

Còn phong tục, thông lệ Nam Bộ xưa nay cúng Tài Thần vào ngày 25 hoặc 26 tháng giêng - tùy nơi; như bà con Giồng Ông Tố gọi là cúng những ông bà giao thương, mua bán qua lại xưa. Có người nói giờ đất là vàng nên cúng Thần Đất như cúng Thần Tài [!]. Nói vậy e cũng khó vì việc cúng kiếng hai ông này thật sự bản chất khác hẳn nhau: một ông để nhớ ơn, một ông mong cầu lợi.

CHUNG HAI 

Thần Tài cũng 'xuất xứ' từ Thần Đất

Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, trong bộ sách Đại Nam quấc âm tự vị của tác giả Huình Tịnh Paulus Của ấn hành năm 1896 không có chữ Thần Tài, nhưng có chữ "Thần Đất" chú thích cho mục "thổ thần", và được giảng nghĩa là "thần giữ tiền bạc". Tuy nhiên, bên cạnh đó có mục "tài thần" thì ông Paulus Của không giảng nghĩa mà ghi chú "ít dùng".

Khi đặt vấn đề nguồn gốc ngày mùng 10 tháng giêng gắn với quan niệm vía Thần Tài như lâu nay, và hiện nay xuất hiện ý kiến cho rằng mùng 10 là vía Thần Đất chứ không phải Thần Tài, ông Huỳnh Ngọc Trảng cho rằng điều này có xuất xứ từ trước tác của Đông Phương Sóc [học giả thời Hán Vũ Đế] nói về quan niệm sáng thế [sự sinh thành trời đất và các loài] của người Trung Quốc.

"Theo đó, mùng 1 sinh ra giống gà, mùng 2 sinh thêm chó, mùng 3 sinh heo [lợn], mùng 4 sinh dê, mùng 5 sinh trâu, mùng 6 sinh ngựa, mùng 7 sinh ra loài người, mùng 8 sinh ra các loại ngũ cốc, đến mùng 9 sinh trời, mùng 10 sinh đất. Theo đó, ngày vía là ngày sinh của vị thần. Và như vậy, vía Thần Đất chính là ngày mùng 10 tháng giêng: ngày "địa sinh".

Theo quan niệm này còn có lệ xem ngày mùng 10 tháng 5 là ngày "địa lạp".

Nhưng theo quan niệm của người Trung Hoa và rộng ra là vòng ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa ở khu vực Á Đông, thì trong triết lý ngũ hành quan niệm: thổ sinh kim. Tức là đất sinh ra tiền bạc của cải [như cách hiểu của Huình Tịnh Paulus Của trong Đại Nam quấc âm tự vị kể trên], do vậy mà xuất hiện tục thờ ông Thần Tài.

Cũng theo nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, về mặt hình tượng, tượng Thần Tài được thờ tại các gia đình người Việt lâu nay giống với mẫu đồ tượng "Thổ Địa phúc đức chánh thần" trong số các tượng thờ của Trung Quốc.

"Tuy nhiên, cùng với đời sống doanh thương phát triển, ông Thần Tài được coi trọng như là một tất yếu. Và ngày nay tại các gia đình, người ta cũng thờ chung cả hai tượng Thổ Địa và Thần Tài tại một ban thờ chính là thể hiện quan niệm "tiền bạc sinh ra từ đất" hay "Thần Đất chính là thần giữ của".

Nói một cách triết lý, thì Thổ Địa là [đại diện lý thuyết về việc sinh ra của cải], và Thần Tài là sự [đại biểu cho việc ứng dụng hoạt động của tiền bạc, của cải]", ông Huỳnh Ngọc Trảng chia sẻ.

Như vậy việc xem ngày mùng 10 tháng giêng là "ngày vía Thần Tài" có lẽ là cách hiểu tắt ngang, bởi Thần Tài không phải đản sinh vào mùng 10 theo quan niệm sáng thế của Trung Quốc, ngày ấy thuộc về Thần Đất. 

Tuy nhiên, từ đất trở thành tiền lại là con đường tất yếu đang ngày càng thấy rõ, nên nếu các nhà nghiên cứu không [thay mặt Thần Đất mà] lên tiếng rằng: mùng 10 là vía Thần Đất dân gian rồi cũng sẽ chỉ còn nhớ mùng 10 tháng giêng là vía Thần Tài, mặc dù giở sách ra tra thì sẽ thấy Thần Tài cũng xuất xứ từ Thần Đất thôi.

LAM ĐIỀN ghi 

Tuổi Trẻ Online mời bạn đọc chia sẻ kiến thức cũng như ý kiến tranh luận của mình xung quanh chủ đề bài viết. Trân trọng.

Nhà nhà, người người khoe 'vàng' khắp cõi mạng xã hội ngày vía Thần Tài

CHUNG HAI - LAM ĐIỀN

Vào ngày vía thần Tài mùng 10 tháng Giêng hàng năm, các gia đình, cửa hàng, công ty thường sắm sửa cúng thần Tài để tỏ lòng biết ơn và cầu xin sự phù hộ trong chuyện làm ăn.

Mâm cúng ngày vía thần Tài 2022

Mâm cúng ngày vía thần Tài thường gồm những thứ sau đây:

  • Mâm ngũ quả
  • 5 cây nhang
  • 5 chén nước
  • 2 cây đèn cầy hoặc nến
  • Thuốc lá
  • Gạo 1 đĩa
  • Muối hột 1 đĩa
  • Một bộ giấy tiền, vàng mã
  • Hoa [có thể là hoa đồng tiền, hoa cúc, hoa hồng, đặt bên phải bàn thờ, nhìn từ ngoài vào]
  • Bộ tam sên luộc gồm: Một miếng thịt ba rọi, một trứng vịt, một con tôm hoặc cua [bộ tam sên theo tương truyền là những món mà khi thần Tài ở trần gian rất thích].
  • Vàng bạc nếu có.

Mâm cúng ngày vía thần Tài.

Lưu ý với lễ vật sau khi lễ xong:

  • Đồ cúng bằng muối và gạo nên được giữ lại trong nhà cho có lộc.
  • Rượu và nước khi cúng phải đem tưới xung quanh nhà.
  • Bánh kẹo đã cúng thì giữ lại một nửa để ăn, nửa kia đem phát lộc.
  • Vàng thật thì nên cất giữ bên mình để lấy may, còn tiền vàng mã đem đốt ở ngoài cổng để cầu xin thần Tài phù hộ.

Văn khấn cúng ngày vía thần Tài 2022

Dưới đây là 3 bài cúng thần Tài năm 2022 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam.

Bài cúng thần Tài số 1

Nam mô A-di-đà Phật! [3 lần].

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy thần Tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài thần linh, thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là… ngụ tại… Hôm nay là ngày… 

Tín chủ thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài thần Tài tiền vị.

Cúi xin thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật! [3 lần].

Bài cúng thần Tài số 2

Kính lạy: Thần linh Thổ địa, Phúc đức Chính thần, Tài thần [nếu làm ở nơi kinh doanh, hay ngoài sân], gia tiên họ.., bà cô ông mãnh, chư vị tiên linh [nếu làm trong nhà, ở ban thờ gia tiên thì thêm phần này].

Hôm nay là ngày... tháng... năm Nhâm Dần.

Chúng con là… ngụ tại…

Chúng con thành tâm, bày biện hương hoa, nghi lễ cung trần, dâng hiến tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Kính xin phù hộ độ trì, con cháu mạnh khỏe, gia đạo bình an, phát tài phát lộc, sở cầu như ý.

Bài cúng thần Tài số 3

Con lạy chín phương Trời, mười phương Đất

Kính lạy quan Đương niên Hành khiển, Tề vương hành khiển, Ngũ miếu hành binh chi thần.

Kính lạy các ngài Thành hoàng bản cảnh chư vị đại vương.

Kính lạy ông Địa – thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị tiền chủ hậu chủ.

Con tên là... năm sinh... Cửa hàng tại địa chỉ...

Hôm nay là ngày 10 tháng Giêng năm Nhâm Dần.

Tín chủ con thành tâm sắm sửa, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bàn thờ chư vị tôn thần, tín chủ con chắp tay kính cẩn. 

Khấu xin Thành hoàng bản địa, ông Địa – thần Tài chứng minh cho tâm lành khấn vái, xin chân thành cảm ơn chư vị thần linh đã phù hộ độ trì cho con trong suốt thời gian qua, cho chúng con kinh doanh buôn bán lo toan công việc tại nhà này xứ này.

Hôm nay tân niên xuân tiết, nhân cát nhật cát nguyệt cát niên, tín chủ con có chút lòng thành dâng lên chư vị. Trước bàn thờ chư vị tôn thần, tín chủ con kính cẩn tấu trình.

Xin chư vị khai ân cho chúng con được khai phúc khai lộc, khai vận khai hoa cho cả năm mưa thuận gió hoà, công việc ổn thoả, lòng người yên ả, nô bộc thuận hoà, cho con buôn may bán đắt, nức tiếng gần xa, hữu xạ tự nhiên hương mà vô hạn tai ương tán.

Không dám mơ những cao xa vọng tưởng, chỉ mong công sức được ra thành quả. Cố gắng được ra thành tựu, chăm chỉ được tới hồi thành công. Thêm chút vận may mà có thêm lộc rơi lộc rụng.

Chúng con người trần mắt thịt, việc dương chưa tỏ việc âm chưa thấu, nếu có điều gì lầm lỡ mong các ngài bỏ qua đại xá cho chúng con.

Con xin Thành hoàng bản địa, ông Địa – thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, chư vị tiền chủ hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái.

Nam mô A-di-đà Phật [3 lần].

Hạ Vy[Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề