Cách chăm sóc fo là trẻ em tại nhà

Trong tình hình dịch căng thẳng hiện nay, việc học sinh phải nghỉ học ở nhà đã khiến nhiều gia đình vất vả trong việc chăm sóc, quản lý. Trẻ em là những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh do virus corona chủng mới cao nhất bởi sức đề kháng kém. Chính vì thế, tại thời điểm tình dịch bệnh đang diễn biến vô cùng phức tạp thì cần phải có kế hoạch và biện pháp giúp các bé phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Cách nào giúp con trẻ an toàn trong mùa dịch corona?

Các bậc ba mẹ cần lưu ý những biện pháp sau đây để bảo vệ, chăm sóc trẻ em một cách hiệu quả ngay tại nhà!

Hạn chế tiếp xúc

Những hành động như ôm ấp, hôn trẻ có thể khiến trẻ dính phải các giọt bắn nước bọt từ người mang mầm bệnh, dù họ chưa có biểu hiện phát bệnh như ho, sốt. Cho nên ba mẹ cần hạn chế cho trẻ tiếp nhận những hành động đó. Ba mẹ nên hạn chế cho bé đến những nơi tập trung đông người, cố gắng sắp xếp thời gian vui chơi và học tập cùng bé tại nhà. Phòng bệnh của mẹ là gián tiếp phòng bệnh cho trẻ. Nếu mẹ có sốt ho thì không nên tiếp xúc với trẻ, nếu tiếp xúc thì mẹ phải đeo khẩu trang.

Khi ho hoặc hắt hơi, hãy che miệng và mũi của ba mẹ bằng khăn giấy sau đó vứt tờ giấy đó vào thùng rác gần nhất và rửa tay. Khuyến khích các thành viên khác trong gia đình làm điều tương tự.

Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch

Tiêm chủng các mũi vắc-xin theo quy định vẫn rất cần thiết để góp phần hoàn thiện hệ miễn dịch của trẻ, là công cụ an toàn, hiệu quả, cứu trẻ em khỏi một số căn bệnh chết người. Một số cha mẹ chủ động tránh đưa con đến các cơ sở y tế do lo sợ lây vi-rút COVID-19 cho bản thân và các bé. Việc bỏ lỡ các cột mốc quan trọng trong lịch tiêm phòng ở thời điểm mấu chốt này có thể đe dọa đến sức khỏe của trẻ.

Chế độ dinh dưỡng đảm bảo

Một chế độ dinh dưỡng đảm bảo, đầy đủ rất quan trọng, giúp trẻ nâng cao sức đề kháng và chống lại mọi bệnh tật. Ăn uống đa dạng đủ dưỡng chất, đủ năng lượng, thực đơn khoa học thông qua các bữa ăn hàng ngày. Bảo đảm đầy đủ về vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi.

Đối với các bé lớn có khả năng ăn thô tốt, phụ huynh nên chế biến đa dạng, thay đổi và quan trọng là đầy đủ dinh dưỡng, thức ăn ở dạng mềm, được cắt nhỏ và phù hợp với khẩu vị của bé nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dinh dưỡng.

Đối với các trẻ lớn, khi chế biến món ăn nên có chút gia vị: Những loại gia vị như tỏi, gừng, nghệ, hành, không chỉ làm dậy mùi món ăn và các loại rau thơm nhiều tinh dầu [bạc hà, kinh giới, tía tô...] trong các bữa ăn hàng ngày còn có tính kháng khuẩn cao.

Cung cấp đủ lượng sữa và nước cho trẻ: Giúp thanh lọc, giải độc và mang lại cho bé cảm giác dễ chịu hơn

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Để giảm bớt nguy cơ lây nhiễm Corona [COVID-19], chăm sóc trẻ em tốt hơn, ba mẹ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh. Tăng cường thông khí khu vực nhà ở mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác. Các đồ vật trẻ hay tiếp xúc như đồ chơi, vật dụng học tập… thậm chí điện thoại cũng cần được vệ sinh để phòng tránh lây bệnh.

Đồng thời, giữ vệ sinh cá nhân cũng là một biện pháp quan trọng để chăm sóc trẻ em hiệu quả. Ba mẹ cần rửa tay cho bé thường xuyên, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh. Xây dựng cho bé thói quen rửa tay sau khi ra ngoài chơi hoặc đi từ ngoài về, trước và sau khi ăn. Có thể cho bé súc miệng bằng nước muối hoặc các loại nước súc miệng chuyên dùng để làm sạch cổ họng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý giữ ấm cho trẻ.

Đeo khẩu trang phòng bệnh

Mang khẩu trang là một trong 3 biện pháp phòng ngừa, nên được phối hợp cùng với rửa tay và hạn chế tiếp xúc. Không được tái sử dụng khẩu trang y tế.Khẩu trang vải: hãy che mũi và miệng [khẩu trang phải được giặt ủi hoặc khử trùng qua nước sôi trước khi tái sử dụng] để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với virus. Nếu không có khẩu trang, hãy hướng dẫn trẻ che miệng và mũi khi trẻ ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Hướng dẫn trẻ không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

Lối sống lành mạnh

Ba mẹ cũng cần tập cho bé một lối sống lành mạnh: đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc, đúng giờ; rèn luyện cơ thể thường xuyên; tắm nắng để hấp thụ vitamin D,...

Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, khó thở... và có tiếp xúc gần với trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh cần thông báo ngay cho Trung tâm y tế, bệnh viện tuyến huyện. Trước khi đến nhớ gọi điện thoại thông báo biểu hiện bệnh và tiền sử tiếp xúc, đi lại với cơ sở y tế để được hỗ trợ tốt nhất. Hãy gọi 1900.9095 hoặc 1900.3228 hoặc truy cập ncov.moh.gov.vn của Bộ Y tế để được tư vấn, hoặc tải ứng dụng SỨC KHỎE VIỆT NAM để tương tác theo dõi sức khỏe.

BS CKI Võ Thị Hồng Hướng - Trưởng khoa Phục hồi chức năng - Bệnh nghề nghiệp

24-01-2022

[Theo công văn 216/ SYT-NVY của Sở Y tế - UBND thành phố Đà Nẵng]

Trẻ em có triệu chứng COVID-19 nhẹ có thể ở nhà với người chăm sóc trong suốt quá trình hồi phục mà không cần nhập viện. Nếu bạn đang chăm sóc một em nhỏ nghi có hoặc có thể có COVID-19, điều quan trọng là phải làm theo các điều dưới đây để bảo vệ chính mình và những người khác trong nhà, cũng như những người trong cộng đồng của mình. 

Điều kiện cách ly tại nhà cho trẻ mắc Covid-19: 

1. Sức khỏe trẻ chưa có dấu hiệu bất thường

2. Độ tuổi trên 3 tháng tuổi và không có bệnh nền [suy giảm miễn dịch, ung thư, tim bẩm sinh, thận hư…]. Có thể xem xét cách ly tại nhà nếu bệnh nền ổn định, trẻ đã được tiêm 2 mũi vaccin hoặc sau 14 ngày kể từ ngày tiêm mũi vaccin Covid đầu tiên.

3. SpO2 từ 97% trở lên

Triệu chứng của COVID-19 ở trẻ:

1. Sốt: khi nhiệt độ trên 37.5 độ C.

- Cách đo: Đặt nhiệt kế vào vị trí sâu nhất của hõm nách, ép cánh tay trẻ vào hông, đặt phần cẳng tay ôm lấy bụng. Giữ nhiệt kế ít nhất 5 phút và đọc kết quả. 

- Đối với nhiệt kế động mạch thái dương [đo trán]: giữ nhiệt kế cách trán 2cm. Bấm nút đo.

- Nên đo nhiệt độ 2 lần/ngày, khi bé có sốt đo thường xuyên hơn.

2. Ho

3. Đau đầu

4. Đau họng, rát họng

5. Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi

6. Khó thở

- Bé khó thở khi nhịp thở của bé tăng so với lứa tuổi [bảng 1], hoặc trẻ có dấu hiệu thở gắng sức như rút lõm lồng ngực, co kéo hõm ức, phập phồng cánh mũi


- Bé có khó thở khi đo SpO2 < 96%

Thiết bị đo chỉ số SpO2 là một trong những thiết bị có khả năng đo sự bão hòa oxy [SpO2] trong mạch máu và nhịp tim của con người. Điều này, giúp người dùng phát hiện sớm được các tình trạng bất thường trong cơ thể để có thể điều trị sớm. 

Cách đo SPO2 cầm tay: 

- Nhấn nút mở nguồn

- Mở kẹp và đặt ngón tay trỏ bé vào khe kẹp, đối với trẻ nhỏ có thể kẹp ở ngón tay cái hoặc ngón chân cái. Không di chuyển tay trong khi đo.

- Kết quả hiển thị trong vài giây, bao gồm trị số SpO2 và nhịp tim của bé.

7. Đau ngực, tức ngực

8. Đau mỏi người, đau cơ

9. Mất vị giác

10. Mất khứu giác

11. Đau bụng, buồn nôn

12. Tiêu chảy

Các yếu tố nguy cơ bệnh diễn biến nặng khi trẻ mắc Covid-19:

1. Trẻ đẻ non, cân nặng thấp

2. Bé béo phì, thừa cân

3. Đái tháo đường, các bệnh lý về gen và rối loạn chuyển hoá.

4. Các bệnh lý phổi mạn tính, hen phế quản. 

5. Ung thư [đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi…]. 

6. Bệnh thận mạn tính. 

7. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu. 

8. Bệnh tim mạch [tim bẩm sinh, suy tim, tăng áp phổi, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim, tăng huyết áp] 

9. Bệnh lý thần kinh [bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần] 

10. Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác 

11. Các bệnh lý suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải 

12. Bệnh gan 

13. Đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác. 

14. Các bệnh hệ thống. 

Chuẩn bị các vật dụng cần thiết khi cách ly tại nhà gồm: 

1. Nhiệt kế: nhiệt kế điện tử, nhiệt kế động mạch thái dương.

2. Thiết bị đo SpO2

3. Máy đo huyết áp [nếu có]

4. Khẩu trang y tế: đủ dùng cho cả nhà trong 2-3 tuần. Cởi bỏ ngay sau khi dùng. Nên cho trẻ mang khẩu trang trong quá trình chăm sóc trẻ.

5. Tấm chắn [cho người chăm sóc trẻ]: vệ sinh thường xuyên hoặc thay hàng ngày.

6. Phương tiện vệ sinh tay: xà phòng rửa tay khi dính chất tiết từ trẻ; dung dịch sát khuẩn tay nhanh trước và sau khi tiếp xúc trẻ. 

7. Dung dịch khử khuẩn bề mặt: Ít nhất một lần mỗi ngày, dùng chất tẩy trùng bề mặt cứng đã được chấp thuận để khử trùng các bề mặt mà mọi người trong nhà thường xuyên chạm vào [ví dụ: nhà vệ sinh, hộp đựng đồ giặt, bàn cạnh giường, tay nắm cửa, điện thoại và bộ phận điều khiển từ xa]. Làm sạch màn hình cảm ứng bằng khăn lau cồn 70%.

8. Vật dụng cá nhân: quần áo, bàn chải, khăn mặt… Quần áo của trẻ thay ra để vào thùng chứa có lót nhựa, giặt bằng xà phòng giặt thông thường và nước nóng [60 - 90°C] sau đó sấy khô. Quần áo và khăn trải giường của trẻ có thể giặt cùng với các đồ giặt khác. Nên đeo găng tay và khẩu trang khi tiếp xúc trực tiếp với đồ giặt bị nhiễm trùng.

9. Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy, có ghi dòng chữ “Chất thải có nguy cơ nhiễm Covid”.

Chuẩn bị một số thuốc cơ bản điều trị F0 cho trẻ tại nhà

Hiện nay thuốc điều trị kháng virus Covid-19 chỉ định cho trẻ trên 12 tuổi và có bệnh nền do cơ sở Quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà cấp phát. Một số thuốc cơ bản bố mẹ nên chuẩn bị sẵn phòng trường hợp trẻ nhiễm Covid-19

1. Thuốc hạ sốt: Paracetamol [Hapacol, Panadol, Efferalgan, Tylenol....] dạng gói, viên nhét hậu môn hoặc viên sủi.

2. Thuốc ho thảo dược

3. Dung dịch nước muối để súc họng, rửa mũi. Trẻ trên 6 tuổi có thể dùng Betadin mouth wash súc họng.

4. Một số vitamin và khoáng chất như: vitamin C, vitamin D, Kẽm

5. Oresol

6. Một số trẻ có bệnh nền ổn đang điều trị thuốc, được xem xét có thể cách ly tại nhà, nên chuẩn bị thuốc cho trẻ đủ 2 - 3 tuần.

Những việc nên làm khi trẻ mắc Covid-19:

1. Cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ, không được kiêng nước. Trẻ đang bú mẹ cần tiếp tục được bú mẹ.

2. Theo dõi sát sao nhiệt độ, đo chỉ số SpO2 ít nhất 2 lần/ngày

3. Cho trẻ uống hạ sốt nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C. Uống Paracetamol [Hapacol, Acepron, Efferalgan, Tylenol, Doloprane…] với liều 10-15mg/kg/lần, 2 lần cách nhau ít nhất 4 giờ. Có thể dùng dạng uống hoặc dạng đặt hậu môn.

4. Vệ sinh mũi nếu trẻ chảy nhiều nước mũi hoặc nước mũi đặc quánh. Nếu chảy mũi ít và trẻ không khó chịu chỉ cần lau bằng khăn mềm sạch là đủ.

5. Nếu trẻ ho, có thể dùng thuốc ho nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

6. Động viên, trấn an trẻ về dịch Covid-19, giải đáp thắc mắc và chia sẻ thông tin, kiến thức tế về dịch bệnh, trẻ có thể hiểu sai thông tin và có thể hoảng sợ.

7. Cố gắng duy trì những thói quen thường ngày của trẻ: học tập, nghỉ ngơi, hoạt động giải trí tại nhà.

8. Hướng dẫn trẻ các hành động hàng ngày để giảm sự lây lan của mầm bệnh như: rửa tay thường xuyên; sử dụng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi, sau đó vứt khăn giấy vào thùng đựng chất thải.

9. Người chăm sóc trẻ phải có ý thức tự bảo vệ mình và tránh lây nhiễm cho những người khác.

Bất kỳ khi nào trẻ có các biểu hiện sau thì cần phải báo ngay với y tế địa phương hoặc liên hệ 115 để đưa trẻ nhập viện:

1.Thở nhanh

2. Khó thở, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực

3. Li bì

4. Lờ đờ

5. Bỏ bú/ăn uống

6. Tím tái môi, đầu ngón tay, chân

7. SpO2 < 95%.

8. Co giật

>>> Thăm khám sức khỏe hậu COVID-19: Khám gì, khi nào và ở đâu?

Tài liệu tham khảo:

1. Công văn 216/ SYT-NVY của Sở Y tế - UBND thành phố Đà Nẵng ngày 14 tháng 01 năm 2022

2. Quyết định số 5525/QĐ-BYT này 01/12/2021 của Bộ Y tế.

3. Cách chăm sóc tại nhà cho một trẻ có Covid-19, //www.canada.ca/content/dam/phac-aspc/documents/services/publications/diseases-conditions/coronavirus/how-to-care-for-child-with-covid-19-at-home-advice-for-caregivers/how-to-care-for-child-with-covid-19-at-home-advice-for-caregivers-vie.pdf

Ban tư vấn Khoa Nhi
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Chủ Đề