Các tiết mục văn nghệ lồng ghép baonamdinh.com.vn

Đây là các hoạt động nằm trong chương trình thăm, phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ gắn với các hoạt động nhân đạo, từ thiện tại do Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp Bệnh viện 198 Bộ Công an và Tiểu đoàn CSCĐ số 2 [Trung đoàn CSCĐ Đông Bắc], Công an huyện Tràng Định phối hợp tổ chức. Đây là một cách làm sáng tạo của Công an tỉnh Lạng Sơn trong việc phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tại địa bàn cơ sở.

Đêm giao lưu, ngoài sự tham dự của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan đoàn thể địa phương còn thu hút, lôi cuốn được sự tham gia của đông đảo của người dân xã Đại Đồng.

Tiết mục văn nghệ do Đội Văn nghệ xung kích Công an tỉnh Lạng Sơn, Tiểu đoàn CSCĐ số 2 và Đội văn nghệ xã Đại Đồng giao lưu văn nghệ phục vụ nhân dân xã Đại Đồng.

Tại đêm giao lưu, bà con nhân dân xã Đại Đồng đã được thưởng thức nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc do đội Văn nghệ xung kích Công an tỉnh Lạng Sơn, Tiểu đoàn CSCĐ số 2 và Đội văn nghệ xã Đại Đồng biểu diễn. Xen kẽ giữa các tiết mục văn nghệ, Ban tổ chức đã lồng ghép nói chuyện chuyên đề, phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người dân địa phương nhằm giúp người dân nâng cao kiến thức pháp luật, nâng cao ý thức cảnh giác trước những thủ đoạn của bọn tội phạm, cảnh giác không có để con em bị kẻ xấu lôi kéo sa vào tệ nạn xã hội, tệ nạn ma túy hay bị tội phạm lợi dụng, dẫn dắt vào con đường phạm tội.

Cũng tại đêm giao lưu, Ban tổ chức đã trao 65 phần quà tặng các gia đình có hoàn cảnh khó khăn và các cháu học sinh nghèo vượt khó, học giỏi trên địa bàn. Những phần quà ý nghĩa này có được nhờ sự đóng góp, ủng hộ từ các CBCS Công an tỉnh Lạng Sơn, Công an huyện Tràng Định, Tiểu đoàn CSCĐ số 2 – Trung đoàn CSCĐ Đông Bắc [ Bộ Tư lệnh CSCĐ] cùng sự hỗ trợ của một số cơ quan, doanh nghiệp: Công ty CP Dược Lạng Sơn, Công ty CP cấp thoát nước Lạng Sơn, Công ty TNHH Bảo Long, DN tư nhân Ngọc Dụ, Công ty Dịch vụ vận tải quốc tế Việt – Trung; Công ty TNHH tư vấn xây dựng Đức Lâm; HTX chế biến lâm sản 1-5 và Đội nghiệp vụ Hải quan cửa khẩu Nà Nưa.

Đặc biệt, tại chương trình, Ban Chỉ đạo 138 xã Đại Đồng đã tổ chức ra mắt Mô hình “ Hội hiếu tự quản về ANTT” của thôn Nà Phái. Để động viên mô hình nhanh chóng đi vào hoạt động hiệu quả, Công an tỉnh Lạng Sơn đã trao quà gồm 10 chiếc đèn pin cho Ban đại diện Mô hình “ Hội hiếu tự quản về ANTT” để phục vụ công tác tuần tra đêm.

Nhiều năm qua, phong trào văn nghệ ở huyện Xuân Trường phát triển rộng khắp. Đến nay, toàn huyện có gần 20 câu lạc bộ văn nghệ cấp xã, thị trấn, trên 50 tốp, đội văn nghệ ở các thôn, xóm, tổ dân phố. Mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh phí nhưng hoạt động của các tốp, đội, câu lạc bộ văn nghệ ở Xuân Trường vẫn phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhiều tốp, đội, câu lạc bộ văn nghệ có hình thức hoạt động sáng tạo, hiệu quả, góp phần xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.

Câu lạc bộ văn hoá nghệ thuật làng Kiên Lao, xã Xuân Kiên.

Là huyện có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, những lễ hội tại các di tích đều là “đất diễn” cho các đội, câu lạc bộ văn nghệ ở Xuân Trường. Bên cạnh đó, hàng năm, vào các dịp lễ, tết, các ngày kỷ niệm của đất nước như: Chiến thắng 30-4 và Quốc tế Lao động 1-5, Quốc khánh 2-9 ở khắp các xã, thị trấn trong huyện đều tổ chức giao lưu văn nghệ giữa các thôn, xóm, tổ dân phố. Các tốp, đội, câu lạc bộ biểu diễn đa dạng các loại hình nghệ thuật: chèo, ca trù, hát văn, nhạc cách mạng, kèn đồng, trống hội, thơ… Tiêu biểu như: Câu lạc bộ văn hoá nghệ thuật làng Kiên Lao [xã Xuân Kiên], Câu lạc bộ đàn hát dân ca thôn Nghĩa Xá [xã Xuân Ninh], Câu lạc bộ hát văn làng Hành Thiện [xã Xuân Hồng]… Trong các đội, câu lạc bộ văn nghệ, nhiều thành viên cao tuổi tham gia sáng tạo, gìn giữ và truyền dạy văn nghệ dân gian, nhạc cụ dân tộc; tiêu biểu như các ông, bà: Phạm Bá Nhẫn, Vũ Văn Chiến, Mai Thị Xuân [xã Xuân Ninh]; Nguyễn Trường Lý [xã Xuân Hồng]; Nguyễn Văn Ái, Mai Hiên [xã Xuân Kiên]… Câu lạc bộ văn hoá nghệ thuật làng Kiên Lao được thành lập năm 2015, thường xuyên biểu diễn trong dịp lễ hội truyền thống hàng năm tại di tích lịch sử - văn hoá Đền - Chùa Kiên Lao [mồng 5, 6 tháng giêng; 12, 13 tháng 8 âm lịch]. Ngoài dàn dựng các trích đoạn chèo cổ: “Tấm Cám”, “Lưu Bình - Dương Lễ’, “Trương Viên”, đến nay, câu lạc bộ đã sáng tác được gần 20 lời cho các làn điệu chèo và nhiều bài hát văn. Hầu hết các thành viên trong câu lạc bộ đều trực tiếp sản xuất nông nghiệp nên câu lạc bộ thường bố trí lịch sinh hoạt, tập luyện vào thời điểm nông nhàn và hầu như tháng nào cũng nhận từ 2-3 “hợp đồng” biểu diễn. Những buổi biểu diễn của câu lạc bộ chủ yếu phục vụ trong các dịp mừng thọ, đám cưới, hội nghị và biểu diễn trong lễ hội tại các di tích: Miếu Đông Đình [xã Xuân Tiến], Từ đường Phạm Gốc Mạc [xã Xuân Kiên], Đền - Chùa Xuân Bảng, Đền - Chùa Bắc Câu [Thị trấn Xuân Trường]... Xã Xuân Hồng là địa phương có nhiều câu lạc bộ văn hoá nghệ thuật truyền thống với nòng cốt là các “hạt nhân” văn nghệ người cao tuổi. Trong đó, hoạt động sôi nổi nhất là Câu lạc bộ hát văn, Hội Già Lam [nhạc cụ dân tộc] làng Hành Thiện. Ngoài việc biểu diễn phục vụ nhân dân địa phương nhân dịp lễ hội Chùa Keo Hành Thiện [từ mùng 10 đến 15-9 âm lịch], Câu lạc bộ hát văn Hành Thiện còn diễn xướng cùng với các giá hầu đồng tại các đền, phủ, miếu linh thiêng ở các huyện: Hải Hậu, Giao Thuỷ, Trực Ninh, Nam Trực, Vụ Bản... Cùng với hát văn, nghệ thuật hát chèo ở Xuân Hồng phát triển ở các làng: Tiên Dũng, Phú Thuỷ, Hồng Thiện, Lục Thuỷ, Phú Yên. Hàng năm, âm vang của nghệ thuật hát chèo truyền thống vang lên trong các ngày diễn ra lễ hội tại các di tích lịch sử - văn hoá như: Đền Ngọc Tiên, Đền - Chùa Xuân Thiện, Đình Lục Thuỷ, Đình Hạ Thiện… Xã Xuân Tân là địa phương gìn giữ được nghệ thuật hát chèo truyền thống ở 3 làng An Đạo, Nam Phú và Liêu Đông. Các thành viên trong các đội chèo đều tự quyên góp kinh phí mua sắm trang phục, nhạc cụ, đạo cụ và tự viết kịch bản dàn dựng biểu diễn phục vụ nhân dân. Từ nhiều năm nay ở 3 làng đều tổ chức hội diễn văn nghệ đón giao thừa tại các điểm di tích: Đền Liêu Đông, Chùa An Đạo, Đền Phú Ân. Các tiết mục chèo trong đêm văn nghệ tập trung vào các chủ đề: Mừng Đảng, mừng Xuân, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, xây dựng nông thôn mới...

Để phong trào văn nghệ phát triển bền vững, huyện khuyến khích các tổ chức, đoàn thể thành lập các tổ, đội văn nghệ. Ở cả 20 xã, thị trấn, nhiều câu lạc bộ, đội văn nghệ của các cấp: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên thường xuyên giao lưu, biểu diễn sôi nổi; tiêu biểu là các xã: Xuân Châu, Xuân Kiên, Xuân Hồng, Xuân Hoà, Thọ Nghiệp, Xuân Tiến... Trong hoạt động, các đội, câu lạc bộ văn nghệ phụ nữ còn lồng ghép vào nội dung sinh hoạt của các câu lạc bộ như: câu lạc bộ không sinh con thứ 3; câu lạc bộ gia đình hạnh phúc; câu lạc bộ tiền hôn nhân... Cùng với Hội Phụ nữ các cấp, hàng năm các đội, câu lạc bộ văn nghệ Đoàn cơ sở ở Xuân Trường đã tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật tổng hợp và chương trình tuyên truyền theo chuyên đề của thanh niên như: Phòng chống ma túy, tệ nạn mại dâm, HIV/AIDS, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, bạo lực học đường, xây dựng nông thôn mới… Là “điểm sáng” của tỉnh về phong trào văn nghệ học đường, các trường học trong huyện đều thành lập các đội văn nghệ, thu hút từ 15-30 học sinh tham gia, biểu diễn đa dạng các thể loại: ca múa nhạc, kịch, chèo, hát dân ca. Tiêu biểu là các trường mầm non: Xuân Kiên, Xuân Vinh; Tiểu học: Xuân Hồng, Thị trấn Xuân Trường; Trung học cơ sở Xuân Tiến; Trung học phổ thông: Nguyễn Trường Thuý, Xuân Trường B, Xuân Trường C. Hàng năm, các trường đều tổ chức hội thi, hội diễn, giao lưu nghệ thuật giữa các khối lớp nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam [20-11], Ngày Quốc tế Phụ nữ [8-3], Ngày thành lập Đoàn [26-3], lễ khai giảng năm học mới, tổng kết năm học. Nội dung các tiết mục tập trung ca ngợi công ơn của thầy cô giáo, truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, phẩm chất cao đẹp của người giáo viên…

Phong trào văn nghệ quần chúng ở Xuân Trường phát triển cả bề rộng và chiều sâu là có sự tham gia tích cực từ những người có niềm say mê, yêu thích ca hát từ các câu lạc bộ, tổ, đội văn nghệ. Vì thế, mỗi tiết mục văn nghệ luôn đậm chất quê hương, trong sáng và chân thật. Thực tế cho thấy tại các địa phương, đơn vị có phong trào văn nghệ phát triển mạnh đều là những đơn vị tiêu biểu trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Ở đó chất lượng các phong trào thi đua từng bước được nâng lên, tạo nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội địa phương./.

Chủ Đề