Các phương pháp thuyết minh lớp 10

HOT Soạn văn lớp 10 đầy đủ, chi tiết

Ở lớp 8, các em đã được học 6 phương pháp thuyết minh cơ bản bao gồm: Nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích phân loại. Trong tài liệu soạn văn lớp 10 phần soạn bài Phương pháp thuyết minh hôm nay, các em sẽ được học về tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh, yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh và tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh nữa bên cạnh 6 phương pháp thuyết minh đã học. Chúng tôi đã hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi SGK Ngữ văn 10, tập 2, các em cùng theo dõi để có thêm tài liệu soạn bài.

----------------HẾT-----------------

Chi tiết nội dung phần Cảm nhận về câu ca dao: "Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai" để có sự chuẩn bị tốt cho những nội dung Ngữ Văn lớp 10.

Trong chương trình học Ngữ Văn 10 Phân tích truyện Tấm Cám là một nội dung quan trọng các em cần chú ý .

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Phân tích vẻ đẹp của Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù nhằm chuẩn bị cho bài học này.

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh để học tốt môn Ngữ Văn 11 hơn.

Trong nội dung soạn bài Phương pháp thuyết minh hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các em hiểu được tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và giới thiệu một số phương pháp thuyết minh thường gặp trong quá trình viết bài để tăng thêm tính thuyết phục, hấp dẫn cho văn bản thuyết minh.

Soạn văn 10 tập 2, soạn bài phương pháp thuyết minh trang 48 sgk ngữ văn 10 tập 2, để học tốt văn 10. Bài soạn cho ta hiểu về cách phueoeng pháp .cách làm một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh. Những kiến thức trọng tâm, những câu hỏi trong bài học sẽ được hướng dẫn trả lời, soạn bài đầy đủ, chi tiết

I- TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

  • Phương pháp thuyết minh là một hộ thống những cách thức mà người thuyết minh sử dụng nhằm đạt đựợc mục đích đặt ra. Phương pháp thuyết minh có tầm quan trọng rất lớn trong việc làm bài văn thuyết minh. Năm được phương pháp, người viết [người nói] mới truyền đạt đên người đọc [người nghe] những hiểu biết về sự vật, sự việc, hiện tượng một cách dê dàng và hiệu quả
  • Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo các nguyên tắc: không xa rời mục đích thuyết minh; làm nổi bật bản chất và nét đặc trưng của sự vật, hiện tượng; làm cho người đọc [người nghe] tiếp nhận dễ dàng và hứng thú.
  • Người học cần rèn luyện kĩ năng nhận thức, phân loại các phương pháp thuyết minh đồng thời rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương pháp thuyết minh vào những bài tập cụ thể, từ đó có kĩ năng vận dụng phương pháp thuyết minh vào làm văn cũng như trong cuộc sống.

II- MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học

Đoạn văn

Phương pháp thuyết minh

Tác dụng của phương pháp thuyết minh

[1]

Liệt kê, giải thích

Bảo đảm tính chuẩn xác và thuyết phục người nghe

[2]

Định nghĩa, phân tích, giải thích

Cung cấp những thông tin bất ngờ thú vị về bút danh của thi sĩ Ba-sô

[3]

Nêu số liệu, so sánh

Gây ấn tượng mạnh, tăng sức hấp dẫn và độ chính xác cho thông tin

[4]

Phân loại, giải thích

Cung cấp thông tin thú vị về loại hình nghệ thuật dân gian

2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh

 a] Thuyết minh bằng cách chú thích:

Hãy đọc lại câu văn:" Ba- sô là bút danh" đã dẫn ở trên

Vì sao không thể cho rằng tác giả câu đó đã thuyết minh bằng cách định nghĩa?

Trong câu văn:" Ba- sô là bút danh" tác giả đã thuyết minh bằng các chú thích? Thế nào là thuyết minh bằng chú thích? So sánh cách thức thuyết minh bằng định nghĩa và thuyết minh bằng chú thích có những hạn chế và ưu điểm gì? Ví dụ

Trả lời:

Câu "Ba-sô là bút danh" không sử dụng phương pháp định nghĩa vì không đặt Ba-sô vào một loại lớn hơn, cũng không chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm bản chất của nhà văn này. Phương pháp được sử dụng ở đây là phương pháp chú thích.

So sánh:

Giống : có mô hình cấu trúc “A là B”.

Khác :

  • Phương pháp thuyết minh bằng định nghĩa : đặt đối tượng thuyết minh vào một loại lớn hơn, rộng hơn ; Phương pháp này chỉ ra được đặc điểm bản chất của sự vật, hiện tượng để phân biệt nó với hiện tượng cùng loại.
  • Phương pháp thuyết minh bằng chú thích : Nêu ra một tên gọi khác hoặc một cách nhận biết khác, chưa phản ánh đầy đủ thuộc tính bản chất của đối tượng.

b] Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân kết quả:

Đọc đoạn văn tiếp tục giới thiệu về thi sĩ Ba-sô [mục 2.b. SGK, trang 50] và trả lời câu hỏi:

Đoạn trích thuyết minh về niềm say mê cây chuối của Ba-sô và tại sao có bút danh Ba-sô. Trong hai mục đích này, mục đích thuyết minh về việc tại sao có bứt danh Ba-sô là chủ yếu mặc dù được nói ngắn hơn niềm say mê cây chuối của Ba-sô. Đây chính là mối quan hệ nhân - quả. Cho dù nguyên nhân có được trình bày dài hơn nhưng nội dung thông báo chính vẫn là kết quả. Niềm say mê cây chuối là nguyên nhân dẫn đến bút danh Ba-sô.

Đoạn trích đã được trình bày một cách hợp lí và hấp dẫn bởi vì người viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp đối tượng thuyết minh. Nhờ đó mà hình ảnh thi sĩ Ba-sô cùng bút danh của ông hiện lên một cách sinh động, sâu sắc.

III- YÊU CẦU VỚI VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

1. Người làm văn căn cứ vào mục dích thuyết minh để chọn phương pháp phù hợp.

2. Nói cho rõ về sự vật, hiện tượng không phải là mục đích duy nhất của phương pháp thuyết minh. Những dẫn chứng nêu trong bài học cho thấy phương pháp thuyết minh còn được vận dụng để làm cho văn bản thuyết minh có khả năng gây hứng thú và hấp dẫn nhằm đạt tới mục đích truyền bá vấn đề, thuyết phục người nghe.

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Phần I
  • Phần II
  • Phần III
  • Luyện tập

Phần I

Video hướng dẫn giải

TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

Câu hỏi [trang 48 SGK Ngữ văn 10 tập 2]

- Phương pháp thuyết minh giúp người nói/viết có được cách thức trình bày, truyền đạt hiệu quả để đưa tri thức về đối tượng đến với người nghe/đọc, từ đó mà đạt được mục đích thuyết minh.

Phần II

Video hướng dẫn giải

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

Câu 1 [trang 50 SGK Ngữ văn 10 tập 2]

- Đoạn trích về Trần Quốc Tuấn: phương pháp liệt kê, nêu ví dụ → tăng tính chính xác và thuyết phục.

- Đoạn trích về Ba-sô: phương pháp giải thích, phân tích → cung cấp hiểu biết bất ngờ, thú vị.

- Đoạn trích trong văn bản Con người và con số: phương pháp dùng số liệu và so sánh → tạo ấn tượng và sự hấp dẫn.

- Đoạn trích về nhạc cụ: phương pháp giải thích, phân tích → cung cấp hiểu biết mới mẻ, thú vị.

Câu 2 [trang 50 SGK Ngữ văn 10 tập 2]

a. Thuyết minh bằng cách chú thích

- Câu văn "Ba-sô là bút danh" không dùng phương pháp định nghĩa [vì không nêu bản chất giúp phân biệt Ba-sô với những nhà thơ khác] mà dùng cách chú thích [cung cấp thêm một thông tin để làm rõ hơn về đối tượng]

- So sánh phương pháp nêu định nghĩa và phương pháp chú thích:

Tiêu chí

Phương pháp nêu định nghĩa

Phương pháp chú thích

Giống

Đều có công thức A là B

Khác

+ Nêu thuộc tính, tính chất cốt lõi nhất của đối tượng, nhằm phân biệt đối tượng này với đối tượng khác.

+ Đòi hỏi độ chính xác và tính toàn diện cao.

+ Nêu tên gọi khác hoặc đặc điểm khác của đối tượng nhưng không có tác dụng phân biệt đối tượng với đối tượng khác vì không phản ánh bản chất, thuộc tính toàn diện của đối tượng.

+ Mềm dẻo, linh hoạt, dễ sử dụng.

b. Thuyết minh bằng phương pháp giảng giải nguyên nhân – kết quả

- Đoạn văn có hai mục đích: nói về niềm say mê cây chuối của Ba-sô và lai lịch bút danh Ba-sô, trong đó mục đích thứ 2 là chủ yếu.

- Các ý của đoạn văn có mối quan hệ nguyên nhân – kết quả: vì quá yêu cây chuối [nguyên nhân] mà lấy bút danh là Ba-sô [kết quả].

Phần III

Video hướng dẫn giải

YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

1. Để lựa chọn phương pháp thuyết minh cần căn cứ vào mục đích thuyết minh.

2. Việc vận dụng phương pháp thuyết minh nhằm: đạt được mục đích thuyết minh, làm nổi bật bản chất và đặc trưng của đối tượng, làm cho người đọc/nghe dễ tiếp nhận và cảm thấy hứng thú.

Luyện tập

Video hướng dẫn giải

Câu 1 [trang 51 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

Các phương pháp thuyết minh đã được sử dụng:

- Chú thích: "Hoa lan đã được người phương Đông…”nữ hoàng của các loài hoa”.

- Phân tích, giải thích: "Họ lan thường chia thành… lớp thảm mục".

- Nêu ví dụ, số liệu: "Chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài Vệ nữ… sắc màu".

=> Nhận xét: sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp khéo léo, hợp lý các phương pháp thuyết minh:

- Các phương pháp đều phù hợp và đều làm nổi bật mục đích thuyết minh: cung cấp tri thức về hoa lan.

- Làm nổi bật đặc điểm của hoa lan: phương pháp chú thích làm nổi bật vị trí của hoa trong thế giới các loài hoa nói chung, phương pháp phân tích và giải thích giúp phân loại hoa lan theo đặc điểm môi trường bám trụ của rễ, phương pháp nêu ví dụ, dùng số liệu giúp tăng tính thuyết phục khi khẳng định hoa lan rất phong phú.

Câu 2 [trang 51 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

Viết bài thuyết minh về một nghề truyền thống để giới thiệu với bạn bè quốc tế.

VD: Nghề gốm.

    Gốm là một nghề truyền thống lâu đời ở nước ta. Nổi tiếng trong các làng nghề, phải kể đến làng gốm Bát Tràng ở ngoại vi thủ đô Hà Nội.

    Có ba quá trình cơ bản để làm nên một sản phẩm gốm Bát Tràng là tạo cốt gốm, trang trí hoa văn, phủ men và quá trình nung. Thợ gốm lấy đất sét trong làng hoặc từ các vùng như Hổ Lao, Trúc Thôn đem về ngâm trong bể chứa nước. Đất sét được ngâm từ “bể đánh”, sau khi chín thì đánh thành dịch lỏng và đổ vào “bể lắng”. Sau khi tách khỏi tạp chất, đất sét tiếp tục được đưa sang “bể phơi” và “bể ủ”, thời gian ủ càng lâu đất càng tốt. Ủ xong, thợ gốm nặn cốt, sửa hàng và phơi khô sản phẩm. Vẽ trang trí và phủ men là công đoạn thể hiện rất rõ tài hoa của thợ gốm Bát Tràng. Họ có đến năm loại men khác nhau để phủ cho sản phẩm bao gồm men rạn, men thô, men chảy, men trơn và men lam. Cuối cùng, gốm được cho vào lò nung trong khoảng 3 ngày 3 đêm rồi mở cửa lò để nguội khoảng 2 ngày 2 đêm.

    Đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Do tính chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men khai thác trong nước theo kinh nghiệm nên đồ gốm Bát Tràng có nét riêng là "cốt đầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng thường ngả màu ngà, đục".

    Nghề gốm Bát Tràng chẳng những là một nghề nghiệp quan trọng của nhân dân làng Bát Tràng mà còn trở thành biểu tượng cho các làng nghề thủ công truyền thống của nước Việt Nam ta. Sản phẩm gốm Bát Tràng ngày càng mở rộng giá trị của mình từ lĩnh vực kinh tế đến văn hóa, du lịch…

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề