Các lễ hội văn hóa phố cổ hà nội

Theo kế hoạch, Lễ hội đình Kim Ngân được khai mạc vào 7h ngày 22/4 với Lễ rước kiệu xuất phát từ đình Kim Ngân. Sau lễ rước là các hoạt động dâng hương, biểu diễn văn nghệ dân gian truyền thống; giao lưu với các nghệ nhân kim hoàn.

Hội nghề kim hoàn 2018 diễn ra từ ngày 22/4 đến 2/5 tại đình Kim Ngân, gồm các hoạt động: giới thiệu sản phẩm và trình diễn thao tác một số công đoạn làm nghề kim hoàn; tổ chức trưng bày, giới thiệu các sản phẩm kim hoàn của các nghệ nhân đến từ các làng nghề: Định Công - Hoàng Mai, Châu Khê - Hải Dương, làng nghề chạm bạc Đồng Xâm - Thái Bình, làng nghề dát vàng, bạc Kiêu Kỵ - Gia Lâm [Hà Nội]…

Trong khuôn khổ lễ hội, quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật dân gian, tọa đàm…

[ĐCSVN] - Nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam [23/11], tại các điểm văn hóa của phố cổ Hà Nội sẽ diễn ra chuỗi sự kiện từ ngày 18/11 - 17/12.

Xác định rõ di sản văn hóa là nguồn lực phát triển công nghiệp văn hóa, đặc biệt là ngành du lịch văn hóa, hưởng ứng các sự kiện trong Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị và cá nhân tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa gồm nhiều sự kiện từ ngày 18/11 - 17/12.

Các hoạt động này không chỉ có sự tham gia của các nghệ nhân, thợ thủ công mà còn có sự hỗ trợ từ các nghệ sĩ, họa sĩ, nhà thiết kế nhằm chung tay bảo tồn, quảng bá các giá trị di sản, phục vụ cộng đồng và gắn với đẩy mạnh phát huy truyền thống sáng tạo của người Thăng Long - Hà Nội đã được đúc kết từ hơn nghìn năm lịch sử.

Theo đó, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, 50 Đào Duy Từ, sẽ diễn ra trưng bày giới thiệu về nghệ thuật tuồng trong di sản văn hóa truyền thống Việt; tọa đàm về ứng dụng chất liệu tuồng trong đời sống đương đại; biểu diễn âm nhạc truyền thống “Xưa - Mới hôm nay” của nhóm Đông Kinh Cổ Nhạc.

Tại Ngôi nhà Di sản, 87 Mã Mây, ngày 18 - 19/11 sẽ là không gian giới thiệu trà Việt, chủ đề “Ấm chén trà cụ trong không gian thưởng trà của người Hà Nội”.

Tại đình Kim Ngân, 42 Hàng Bạc, diễn ra trưng bày giới thiệu tranh dân gian Kim Hoàng và nghệ thuật thư pháp, chủ đề “Mảng chạm”. Trung tâm Thông tin Di sản Phố cổ, 28 Hàng Buồm là không gian giao lưu văn hóa giữa các địa phương: Giới thiệu nghệ thuật gốm Bát Tràng - Hà Nội và gốm Đông Hòa - Phú Yên.

Lễ khai mạc chuỗi sự kiện chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam sẽ diễn ra vào 19h30 ngày 18/11 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, 50 phố Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm, Hà Nội./.

Sở dĩ Thủ đô được ví như “cái nôi” văn hóa của cả nước bởi ở đây có nhiều lễ hội lớn, mang đậm văn hóa truyền thống của người Việt qua nhiều thời kỳ lịch sử. Các lễ hội ở Hà Nội phải nhắc đến: Lễ hội Gióng, lễ hội Cổ Loa, lễ hội Gò Đống Đa, lễ hội Chùa Hương... Hãy cùng Du lịch 3 Miền khám phá những hoạt động văn hóa đặc sắc tại mỗi lễ hội trong bài viết dưới đây.

1. Lễ hội Gióng

Gắn liền với truyền thuyết về anh hùng dân tộc - Thánh Gióng, lễ hội là dịp tưởng nhớ công ơn đánh đuổi giặc Ân của người Việt. Cũng giống như rất nhiều lễ hội ở Hà Nội, hội Gióng cũng được tổ chức vào tháng Giêng, cụ thể vào ngày mùng 6 đến mùng 8 âm lịch hằng năm với nhiều nghi thức trang nghiêm mang đậm văn hóa dân gian: Rước voi, khai quang, dâng hoa đền Thượng... Đặc biệt, trong khuôn khổ lễ hội, người dân địa phương sẽ được hóa thân thành Ông Hiệu, Cô Tướng, phường áo đen, phường áo đỏ để thực hiện nghi lễ Thánh linh thiêng và diễn kịch trường dân gian. Cùng với đó, hoạt động chuẩn bị vật tế tại lễ hội truyền thống ở Hà Nội này cũng rất công phu: Đan voi, rước voi, rước cỏ voi, rước giò hoa tre...

  • Địa điểm: Xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
  • Thời gian: Ngày 6 - 8 tháng Giêng âm lịch.

Lễ hội Gióng Sóc Sơn.

2. Lễ hội Thành Cổ Loa

Lễ hội Thành Cổ Loa trải qua hàng nghìn năm tuổi vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp truyền thống với nhiều nghi lễ linh thiêng thể hiện rõ tinh thần “uống nước nhớ nguồn” của người Việt. Đồng thời, đây cũng là một trong các lễ hội ở Hà Nội có quy mô lớn với sự tham gia của “bát xã”. Bên cạnh nghi lễ rước kiệu, lễ bái linh thiêng, đến với làng Cổ Loa thời gian này, du khách còn có cơ hội trải nghiệm nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn: Đấu vật, bắn nỏ, thổi cơm thi, đu tiên, hát trù, hát tuồng...; hay thưởng thức những món ngon nổi tiếng của mảnh đất Đông Anh như: Bún Mạch Tràng, cháo trai...

  • Địa điểm: Làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội
  • Thời gian: Ngày 6 - 16 tháng Giêng âm lịch.

3. Lễ hội chùa Hương

Hội chùa Hương là một trong những lễ hội ở Hà Nội có quy mô lớn nhất thu hút đông đảo du khách thập phương. Đặc biệt, trong hành trình hành hương đến chùa, du khách sẽ ngồi thuyền xuôi dòng sông Yến thơ mộng, băng qua từng bậc thang đá để đến động Hương Tích... Vì vậy, du khách có thể dễ dàng cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi đây cũng như hòa mình vào không khí sôi động với nhiều hoạt động hấp dẫn: Nghe hát ca trù, lễ khai sơn... Đây cũng là các hoạt động chủ đạo thường thấy tại các lễ hội ở Hà Nội. Không những thế, chùa Hương cũng là danh thắng du lịch Hà Nội giành được nhiều mỹ từ như: Nam Thiên Đệ Nhất Động, kỳ sơn tú thủy...

  • Địa điểm: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
  • Thời gian: Từ ngày 6 tháng Giêng đến hạ tuần tháng Ba âm lịch.

Hội chùa Hương.

4. Lễ hội Gò Đống Đa

Lễ hội Gò Đống Đa có lịch sử hơn 200 năm tuổi nhưng vẫn giữ nguyên được nghi thức và tinh thần vốn có. Đây cũng được coi là một trong những lễ hội truyền thống Hà Nội có lịch sử lâu đời nhất. Không chỉ là dịp tưởng nhớ chiến thắng Ngọc Hồi lẫy lừng mà còn là dịp tưởng nhớ vong linh những binh sĩ từng ngã xuống trong trận đánh. Lễ hội được tổ chức với quy mô cấp thành phố, nghi thức rước kiệu sẽ bắt đầu từ đình Khương Thượng và kết thúc ở gò Đống Đa sau khi hoàn tất việc dâng 6 tuần rượu. Sau đó là màn biểu diễn của đội múa lân, đội múa rồng, đội cờ, đội nghi thức, cờ lọng rực rỡ sắc màu... So với các lễ hội ở Hà Nội thì hội Gò Đống Đa cũng có nhiều trò chơi không kém phần hấp dẫn với các trò biểu diễn chèo, đấu võ, cờ người, chọi gà, kéo co...

  • Địa điểm: Gò Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Thời gian: Ngày 5 tháng Giêng âm lịch.

5. Lễ hội chùa Thầy

Không chỉ là lễ hội lớn của Hà Nội, lễ hội chùa Thầy còn là nghi lễ linh thiêng trong văn hóa người Việt. Những nghi lễ quan trọng phải kể đến: Mộc Dục [tắm tượng], cúng an vị, lễ tế và lễ rước... Lễ hội Hà Nội này còn có nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn: Múa rối nước tại Thủy Đình, bịt mắt đập niêu... Để cảm nhận rõ rệt nhất không gian lễ hội hoành tráng, du khách phải tận mắt chứng kiến đoàn rước kiệu lên tới hàng trăm người, cùng hoa tươi, trống, chiêng và cờ lọng rực rỡ. Đặc biệt, đến chùa Thầy, du khách sẽ có dịp vãn cảnh núi non, hít thở không khí trong lành rất lý tưởng.

  • Địa điểm: Xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội.
  • Thời gian: Ngày 5 - 7 tháng Ba âm lịch.

Lễ hội chùa Thầy.

Ngoài ra, Hà Nội còn có nhiều lễ hội đặc sắc khác mà du khách có thể cân nhắc trải nghiệm dịp đầu xuân khác như: Lễ hội đền Hai Bà Trưng, lễ hội Võng La, lễ hội làng Lệ Mật, lễ hội Bát Tràng... Nếu thấy bài viết này hấp dẫn, du khách đừng quên theo dõi dulich3mien.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin du lịch Việt Nam hấp dẫn khác.

Chủ Đề