Các hình thức dạy học ngoài lớp

 
 
 
 

Tác dụng của dạy học ngoài lớp

  • Giúp HS hình thành những biểu tượng rõ ràng về thế giới xung quanh.
  • Vẻ đẹp TN gây xúc cảm  với thiên nhiên, môi trường xung quanh nên dễ giáo dục tình cảm, thái độ đối với môi trường  cho học  sinh.
  • Hình thành ở học sinh thói quen hợp tác, tương trợ lẫn nhau.
  • Tạo điều kiện để học sinh bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường. Trên cơ sở đó giáo viên có thể chỉnh lý lại cách dạy và giáo dục.

Hãy so sánh hai hình thức tổ chức dạy học: dạy học ngoài thiên nhiên và tham quan.

Giống nhau:

Đều được tổ chức ở bên ngoài lớp học

Quan sát là phương pháp dạy học chủ yếu

Khác nhau:

Các mục so sánh Dạy học ngoài thiên nhiên Tham quan
Nội dung Trong phạm vi một bài học Nhiều bài học, nhiều chủ đề, nhiều môn
Phương pháp Quan sát được phối hợp với nhiều phương pháp khác Quan sát với thuyết trình là chủ yếu
Địa điểm Gần trường, lớp học Xa trường, lớp học
Không gian Hẹp Rộng
Đối tượng Là phương tiện Là mục đích
Thời lượng Dưới 2 tiết học Ít nhất là một buổi
Thời gian Theo thời khóa biểu Ngoài thời khóa biểu
Người điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh Giáo viên Giáo viên hoặc/ và người khác
Số lượng học sinh Một lớp học Nhiều lớp học
Khâu tổ chức Đơn giản, dễ thực hiện Công phu, phức tạp

 
 
 
 

Hãy phân tích những ưu, nhược điểm của hình thức tổ chức dạy học toàn lớp đã nêu ở bảng trên và minh họa của các ví dụ cụ thể.

Dạy học theo nhóm là hình thức tổ chức dạy học khi giáo viên điểu khiển và hướng dẫn các hoạt động học tập theo các tổ, nhóm học sinh.

Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm hầu như được áp dụng trong mọi bài học các môn học về tự nhiên và xã hội.

Dạy học theo nhóm có những tác dụng như: tạo cơ hội cho HS được tham gia một cách tích cực hơn vào các hoạt động học tập như được truyền đạt, được nghe ý kiến của các bạn trong nhóm để hình thành kỹ năng giao tiếp, được khám phá kiến thức và phối hợp làm việc, được học hỏi từ các thành viên khác trong nhóm ... để hình thành kỹ năng hợp tác. ngoài ra việc học tập theo nhóm còn hình thành ở HS tinh thần tự giác, tính tự quản lý, ý thức trách nhiệm với công việc được giao.

Giúp cho các em học sinh nhút nhát có thể hòa nhập với các em học sinh mạnh dạn và có thể trở nên tự tin hơn.Giúp giáo viên có thể thay đổi cách dạy và học theo hướng tích cực:

  • Chuyển từ cách dạy học tập trung vào giáo viên [toàn lớp] sang cách dạy tập trung vào học sinh.
  • Chuyển từ việc giáo viên phải trực tiếp giảng giải, thuyết trình, biểu diễn thí nghiệm... sang việc giáo viên chỉ hướng dẫn trợ giúp các em học sinh khi cần thiết.
  • Từ việc giáo viên phải là người bao quát quản lí học sinh sang cách học mà các em học sinh tự quản lí lẫn nhau.
  • Từ việc cả lớp học sinh cùng làm việc sang hướng từng nhóm, thậm chí từng học sinh làm việc.

1. Gọi số:

Khi cần chia lớp học sinh thành bao nhiêu [ví dụ: 6] nhóm thì yêu cầu các em đếm từ 1 đến số đó [6], các em học sinh có cùng số đếm sẽ là thành viên trong một nhóm.

2. Dùng biểu tượng:

Biểu tượng có thể dùng là các loại hoa, cây, con vật ...

Cần có những biểu tượng được in, vẽ hoặc viết vào phiếu.

Cần chia lớp thành bao nhiêu nhóm thì cần có bấy nhiêu loại biểu tượng và tổng số phiếu sẽ bằng số học sinh của cả lớp.

Các em học sinh được nhận mỗi người một phiếu và những em có cùng một loại biểu tượng sẽ ở vào một nhóm.

3. Dùng mầu sắc:

Cũng tương tự như dùng biểu tượng, nhưng ở đây mỗi một mầu sẽ có vai trò như một biểu tượng.

4. Theo bàn

....

Có thể theo cặp [hai học sinh ngồi cùng bàn vào một nhóm]

Có thể 2 bàn liên tiếp nhau ...

- Nên tích cực chia HS thành các nhóm nhỏ [từ 2 đến 6 HS] để tạo điều kiện cho từng cá nhân HS tham gia một cách tích cực vào các hoạt động học tập.

- Cần thường xuyên thay đổi cách chia nhóm để các em HS có điều kiện học tập, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm với nhiều HS khác nhau trong lớp.

- Cần phân công công việc rõ ràng để các nhóm thậm chí từng thành viên trong các nhóm nắm vững nhiệm vụ học tập của mình để thực hiện chúng một cách hiệu quả.

- Cần thay đổi thường xuyên cách phân công nhóm trưởng, thứ ký để mọi em HS đều có cơ hội bình đẳng trong việc điều khiển và quản lý các hoạt động nhóm.

Là hình thức tổ chức dạy học khi giáo viên tổ chức cho các em học sinh làm việc độc lập hoặc hướng dẫn cho cá nhân.

- Phát huy được tính tự lực, tự lập và khả năng tự học của học sinh.- Giáo viên có thể bối dưỡng thêm cho các em học sinh khá giỏi, giúp đỡ cho các em học sinh yếu kém.

[Đối với việc dạy học trên lớp] 

- Thường phải có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học như phiếu học tập, tranh ảnh, mô hình, vật thật ...

- Khi hướng dẫn cá nhân giáo viên cần nói nhỏ để không ảnh hưởng đến các em học sinh khác trong lớp.

- Thời gian dành cho hướng dẫn một cá nhân không nên kéo dài quá 5 phút.

- Làm việc với phiếu học tập: Phiếu học, phiếu thực hành, phiếu kiểm tra, phiếu giao việc vv...

- Làm các bài tập trong sách bài tập các môn về tự nhiên và xã hội- Tiến hành thí nghiệm tự lực để tìm hiểu hoặc đối chứng các hiện tượng

- Làm trò chơi khoa học

- Tham gia vào môn học tự chọn TN&XH

- Thể hiện tài năng, sở trường [làm thơ, viết văn, kể chuyện, vẽ tranh vv..]

- Các hoạt động độc lập khác [sưu tầm mẫu vật tranh ảnh vv...]

- GV giúp đỡ cá nhân

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

Video liên quan

Chủ Đề