Các giai đoạn phát triển của văn học đương đại năm 2024

Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX được xem là giai đoạn “giao thời”, với sự đấu tranh giữa thơ Cũ và thơ Mới, giữa truyền thống và cách tân, tồn tại nhiều khuynh hướng, dòng phái khác nhau. Từ góc độ thể loại, không ít người cho đây là thời điểm thơ tự do thắng thế, thơ Đường luật nói chung bị xem là hết mùa, lỗi thời. Song vẫn còn đó một minh chứng hùng hồn cho sự hiện diện của thơ Nôm Đường luật Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX, đó là Nôm Đường luật Phan Bội Châu. Bài viết trên cơ sở chỉ ra một vài đặc điểm về ngôn ngữ trong thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế, từ đó cho thấy những đổi mới, cách tân của Phan Sào Nam trong việc sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc.

Hiện nay, tại chùa Bảo Ninh Sùng Phúc [huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang] còn lưu giữ được tấm bia cổ duy nhất thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta có niên đại từ thời nhà Lý. Nội dung văn bia chép về dòng họ Hà và những đóng góp của dòng họ này đối với vùng đất Vị Long nói riêng và đất nước nói chung ở thế kỷ XI - XII. Trong đó phải kể đến công lao to lớn của nhân vật lịch sử Hà Di Khánh.

Để hiểu được sự phát triển của công tác thông tin đối ngoại ở Việt Nam, bài viết này đã khảo sát hoạt động thông tin đối ngoại của Hồ Chí Minh - người đã đặt nền móng cho hoạt động này. Ngay từ buổi đầu cách mạng, Hồ Chí Minh đã sớm quan tâm đến tuyên truyền thông tin đối ngoại, coi đó là một phần quan trọng của công tác ngoại giao và công tác tuyên truyền. Bằng nhiều hình thức khác nhau, Hồ Chí Minh đã cung cấp nhiều thông tin hai chiều về Việt Nam cho thế giới và thông tin thế giới tới người dân Việt Nam. Những thông tin này đã góp phần lớn vào nâng cao nhận thức cho người dân Việt Nam về các vấn đề quốc tế, tạo sự đồng thuận trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; tuyên truyền đường lối ngoại giao của Đảng, thể hiện rõ quan điểm chính trị của Việt Nam trong xây dựng mối quan hệ giữa các nước và giải quyết các vấn đề quốc tế thời kỳ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945.

Electronic Journal of Foreign Language Teaching 2007, Vol. 4, No. 2, pp. 257–266 © Centre for Language Studies National University of Singapore. Exploring the Concept of “Face” in Vietnamese: Evidence From Its Collocational Abilities. ...

Sự bùng nổ của văn hóa đại chúng trong bối cảnh lịch sử, văn hóa thế giới đương đại đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết. Đặc biệt là khi quyền lực và sức tác động của nó đối với tất cả mọi giai tầng xã hội ngày càng lớn.

Ở Việt Nam từ sau 1986, văn học đại chúng, với tư cách là một bộ phận của văn hóa đại chúng cũng có những bước phát triển nhanh chóng, tạo nên những cơn sốt trên thị trường văn học, thu hút và thỏa mãn được nhu cầu và thị hiếu của đông đảo người đọc.

Mặc dù gần đây đã có một số nghiên cứu đáng chú ý về văn học đại chúng. Tuy nhiên, vẫn còn rất ít công trình thỏa mãn được nhu cầu của độc giả về tính chuyên sâu và hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của bộ phận văn học mới mẻ nhưng rất giàu tiềm năng này.

Do đó, vào tháng 12/2020, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã xuất bản ấn phẩm với tựa đề “Văn học đại chúng trong bối cảnh văn hóa Việt Nam đương đại”. Cuốn sách do PGS. TS. Nguyễn Đăng Điệp [Viện Văn học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam] chủ biên. Đây là ấn phẩm thoát thai từ đề tài khoa học cấp Bộ đã được nghiệm thu xuất sắc tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ngoài phần Lời nói đầu và Kết luận, nội dung cuốn sách được kết cấu thành 4 chương như sau:

Chương 1. Sự hình thành và phát triển văn học đại chúng ở Việt Nam

Thông qua việc trình bày giới thuyết về văn học đại chúng; văn học đại chúng ở một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản; sự xuất hiện của văn học đại chúng ở Việt Nam trước 1986 [phân chia thành 3 giai đoạn bao gồm: giai đoạn cuối thế kỷ XIX - 1945, giai đoạn 1945-1975, giai đoạn sau 1975] nhóm tác giả nhận định: Văn học đại chúng là loại hình văn học mang tính phổ cập, đậm chất giải trí, hướng tới số đông. Văn học đại chúng là sản phẩm của thời đại tiêu dùng, gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, truyền thông và công nghiệp văn hóa.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, văn học đại chúng đã và đang trở thành hiện tượng lan rộng trên khắp thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc… Ở Việt Nam, kể từ 1986 đến nay, quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế đã từng bước tạo điều kiện cho văn học đại chúng phát triển nhanh chóng. Sự bùng nổ của dòng văn học này được độc giả bình dân và giới trẻ ưa chuộng. Tuy nhiên, nó lại mang tác động kép: vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường, thị hiếu thẩm mỹ của số đông công chúng yêu nghệ thuật đương đại, vừa gây ra nỗi lo âu cho văn học tinh hoa và sự phát triển hài hòa của cả nền văn học. Đây là nhân tố, có ý nghĩa khơi gợi và đặt ra nhiều câu hỏi để văn học tinh hoa phải tự nhìn nhận lại mình, thậm chí phải có những điều chỉnh nhất định để thích ứng với những biến động của lịch sử và thị hiếu người đọc…

Chương 2. Các điều kiện hình thành văn học đại chúng và sự ra đời của văn học mạng ở Việt Nam.

Trên cơ sở phân tích các vấn đề liên quan đến: [i] những tiền đề lịch sử, văn hóa xã hội dẫn tới sự phát triển của văn học đại chúng [bao gồm: đô thị hóa, kinh tế thị trường, thị trường văn học; toàn cầu hóa, dân chủ hóa và ảnh hưởng của văn hóa đại chúng nước ngoài; công nghệ, truyền thông Internet và công nghệ, dịch vụ văn hóa]. [ii]. Văn học mạng như là sản phẩm của thời đại công nghệ số [đặc điểm văn học mạng, thơ mạng, văn xuôi mạng]; [iii]. Con đường văn học mạng đến xuất bản phẩm. nhóm tác giả cho rằng: sự xuất hiện của các chương trình giải trí trên truyền hình, thiết bị di động, các phương tiện truyền thông hiện đại như game, các ban nhạc… chính là sự hiện diện của văn học đại chúng, thu hút lượng khán thính giả đông đảo, đặc biệt là tuổi teen. Thần tượng của lớp trẻ đã dịch chuyển từ các chính khách, các nhà khoa học… sang các thần tượng khác như âm nhạc, thể thao… Do đó có thể nhận thấy, sức hấp dẫn của văn học đại chúng là không thể bàn cãi mặc dù số phận của nó luôn gắn với thời thượng, sớm nở tối tài. Đó cũng là đặc điểm dễ nhận thấy của xã hội tiêu dùng hiện đại…

Chương 3. Thể loại và sự giao thoa, chuyển thể của văn học đại chúng.

Trên cơ sở phân tích các thể loại tiêu biểu [truyện hình sự, trinh thám, kinh dị, ngôn tình, dòng sách trữ tình lãng mạn, truyện khoa học viễn tưởng, kiếm hiệp, tự truyện, hồi ký, du ký, truyện tranh/manga]; phân tích sự giao thoa giữa các thể loại văn học, chuyển thể hình thức nghệ thuật đại chúng; Sự dung hợp văn học tinh hoa và văn học đại chúng [nghiên cứu trường hợp Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Tư] nhóm tác giả nhận định: về mặt thể loại, văn học đại chúng hết sức phong phú. Bên cạnh những bộ tiểu thuyết dài hơi, tiểu thuyết lịch sử, kiếm hiệp nhiều kỳ, tự truyện đình đám… là những đoản khúc ngắn gọn, những tác phẩm mang màu sắc ứng tác bất chợt trên những nẻo đường xê dịch của cá nhân. Văn học đại chúng là một thực thể mở, đến mức ai cũng có thể tham gia vì nó không đòi hỏi gắt gao về tay nghề và sự chăm chút văn bản.

Tuy nhiên ở một số trường hợp, văn học đại chúng có cả những tác phẩm được viết công phu, kĩ thuật hiện đại, lối viết mới mẻ thể hiện ý thức “gây hấn” đối với mỹ học truyền thống và những khuân vàng thước ngọc của văn học tinh hoa. Thái độ “gây hấn” này thực chất là một khiêu khích tích cực, buộc văn học tinh hoa phải nhìn nhận lại mình, điều chỉnh lại mình cho phù hợp với yêu cầu của thời đại. Một số cây bút đương đại, tiêu biểu như Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Tư là những trường hợp thể hiện sự nhạy bén trong việc kết hợp hài hòa giữa văn học tinh hoa và văn học đại chúng. Hiện tượng giao thoa/tương tác thể loại trong văn học đại chúng cũng có thể coi là một thử nghiệm táo bạo để tạo nên sức mới lạ trong văn chương…

Chương 4. Phản ứng xã hội và giải pháp phát triển văn học đại chúng

Qua phân tích cộng đồng văn học đại chúng [xác định rõ người đọc văn học đại chúng là ai, tìm hiểu thị hiếu thẩm mỹ của người đọc]; Tìm hiểu sức hấp dẫn của văn học đại chúng nhóm tác giả khẳng định: Không phụ thuộc vào những mong muốn chủ quan hay sở thích của bất cứ cá nhân nào, sự ra đời của văn học đại chúng mang tính khách quan, nằm trong logic phát triển văn hóa đương đại và là một hiện tượng mang tính toàn cầu. Vì vậy không thể cấm đoán hay cưỡng chế sự phát triển của loại hình văn học này. Vấn đề đặt ra là các nhà văn phải biết lựa chọn loại hình văn học hợp lý, ưu tiên hiệu quả xã hội và chất lượng nghệ thuật, thay vì chạy theo hiệu quả thương mại. Các nhà quản lý văn học nghệ thuật phải có định hướng và phát triển văn học phù hợp, bạn đọc cũng nên có thái độ tiếp nhận văn học tích cực, hướng tới những giá trị văn học đích thực. Coi sự dung hợp hài hòa những ưu thế của văn học tinh hoa và văn học đại chúng như một phương thức phát triển văn học đúng đắn trong bối cảnh văn hóa đương đại…

Có thể nói, cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu nghiêm túc được nhóm tác giả tham khảo, phân tích và tổng hợp dựa các nguồn tư liệu uy tín. Với những nội dung được phân tích sắc sảo, hy vọng cuốn sách sẽ cung cấp nguồn thông tin tham khảo bổ ích cho độc giả, những người quan tâm tới vấn đề này.

Chủ Đề